Giáo án Đại số 7 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số - Năm học 2012-2013

Giáo án Đại số 7 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số - Năm học 2012-2013

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Hiểu thế nào là thu thập số liệu,thế nào là bảng số liệu thống kê ban đầu.

-Biết các khái niệm : Số liệu thống kê , tần số.

-Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu ý nghĩa của các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và "số các giá trị khác nhau của dấu hiệu" làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

-Biết các ký hiệu đối với 1 dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

2. Kỹ năng:

-Bước đầu nhận biết dấu hiệu và tần số của nó thông qua bảng số liệu ban đầu.

3. Thái độ:

-Có ý thức liên hệ thực tế về kết quả điều tra.

 B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

-GV: Bảng ghi số liệu Bảng 1;2;3, phần đóng khung trang6

-HS : Thứoc kẻ.

C. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

 

doc 5 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/12/2012
Ngày giảng: 2/1/2013.
Chương III – thống kê
Tiết 41: thu thập số liệu thống kê, tần số
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Hiểu thế nào là thu thập số liệu,thế nào là bảng số liệu thống kê ban đầu.
-Biết các khái niệm : Số liệu thống kê , tần số.
-Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu ý nghĩa của các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và "số các giá trị khác nhau của dấu hiệu" làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
-Biết các ký hiệu đối với 1 dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
2. Kỹ năng:
-Bước đầu nhận biết dấu hiệu và tần số của nó thông qua bảng số liệu ban đầu.
3. Thái độ:
-Có ý thức liên hệ thực tế về kết quả điều tra.
 B.Đồ dùng dạy học.
-GV: Bảng ghi số liệu Bảng 1;2;3, phần đóng khung trang6
-HS : Thứoc kẻ.
C. Tổ chức giờ học
HĐ GV
HĐ HS
*Khởi động:Giới thiệu chương III(3’)
-Gọi 1 học sinh đọc thông tin.
-G/v giới thiệu sơ qua về ND của chương:
Bước đầu hệ thống lại 1 số KT: thu thập số liệu, dãy số, số TB cộng, biểu đồ, đồng thời gthiệu 1 số k/niệm cơ bản để các em làm quen với thống kê, mô tả, 1 bộ phận của khoa học thống kê.
-HS đọc TT trong Sgk.
Hoạt động 1:Tìm hiểu về thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu.(10’)
-Mục tiêu: -Hiểu thế nào là thu thập số liệu,thế nào là bảng số liệu T Kê ban đầu.
-Đồ dùng:Bảng phụ
-Cách tiến hành:(HĐ cá nhân+HĐnhóm)
+G/v treo bảng phụ : Ví dụ (SGK-T4) và giới thiệu:
 -> Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm. các số liệu được ghi lại trong 1 bảng là bảng số liệu thống kê ban đầu.
? Dựa vào bảng số liệu thống kê ban đầu em hãy cho biết bảng gốm mấy cột, nội dung từng cột là gì.
-GV cho cho h/s thực hành(HĐ nhóm 3') : Thống kê điểm kiểm tra học kỳI môn toán của tổ mình .
Cho các nhóm treo bảng, nhận xét chéo
? Hãy cho biết cách tiến hành điều tra và cấu tạo của bảng?.
-G/v thông báo : Tuỳ theo y/cầu của mỗi cuộc điều tra mà các bảng SL ban đầu khác nhau:->VD2.Bảng 2.
GV treo Bảng 2 (SGK-5)
1.Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu.
*Ví dụ1.(SGK-T4).Bảng 1.
-HS trả lời:
Bảng 1: Bảng số liệu thống kê ban đầu có 3 cột: (Stt, lớp, số cây trồng của mỗi lớp)
?1 Tổ 1:
Stt
Tên
Điểm
1
Ngọc
8
2
T.Điệp
5
3
Páo
3,5
4
Nghĩa
9,5
5
Nam
6
6
Thuý
5
-HS:phát phiếu cho các bạn trong tổ y/c ghi Tên,điểm HK vào phiếu rồi tổng hợp lại.Cấu tạo của bảng gồm 3 cột.
Ví dụ 2.(Sgk-T5).Bảng 2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dấu hiệu(17’).
-Mục tiêu:Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu ý nghĩa của các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và "số các giá trị khác nhau của dấu hiệu" -Cách tiến hành:(HĐ cá nhân).
+Cho h/s làm ?2
?ND điều tra trong bảng 1 là gì?
-GV giới thiệu : Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp,đây cũng chính là vấn đề người điều tra quan tâm được gọi là dấu hiệu .
?Vậy dấu hiệu là gì?
-GV giới thiệu kí hiệu:
? Dấu hiệu X trong bảng 1 là gì?
->GV giới thiệu tiếp. X là số cây trồng được của mỗi lớp,khi đó mỗi lớp là 1 đơn vị điều tra.
?Trong bảng số liệu điều tra ở bảng ?1 của các em,dấu hiệu là gì?,đơn vị điều tra là gì?
-Cho h/s làm ?3 
-G/v giới thiệu về giá trị của dấu hiệu và dãy giá trị của dấu hiệu: 
-GV:giới thiệu về dãy giá trị của dấu hiệu...........
? trong bảng 1 thì cột nào là dãy giá trị của dấu hiệu
-Cho h/s làm ?4
-GV treo bảng phụ Bài 2 (SGK-7 )
Gọi 1 h/s đọc đề.
Gọi 3 h/s trả lời 3 phần, h/s khác nhận xét, g/v chốt kết quả.
2. Dấu hiệu.
a, Dấu hiệu, đơn vị điều tra.
?2 Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp
-HS trả lời,ghi vở.
*Dấu hiệu: là vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu . 
- Ký hiệu:Dấu hiệu được KH bằng chữ cái in hoa như : X; Y
-HS:
Bảng 1: X là số cây trồng được của mỗi lớp, mỗi lớp là 1 đơn vị điều tra
-HS:ở ?1 X là điểm kiểm tra môn toán HKI của mỗi bạn trong tổ.Mỗi bạn trong tổ là 1 đơn vị điều tra.
-Cá nhân HS trả lời ?3 
?3 bảng 1 có 20 đơn vị điều tra
b, Giá trị của dấu hiệu , dãy giá trị của dấu hiệu.
-ứng với mỗi đ.vị đtra có 1 số liệu, số liệu đó gọi là 1 giá trị của dấu hiệu. 
Kí hiệu : x
-Số các gtrị của dấu hiệu đúng bằng số các đ.vị điều tra 
Kí hiệu là : N
-Tập hợp tất cả các giá trị của dấu hiệu được gọi là dãy giá trị của dấu hiệu
-HS: cột3 (kể từ trái sang)
?4 Dấu hiệu X ở bảng 1 có 20 gtrị là 35,50,35,50,30 ......
Bài tập 2( SGK-7)
a. Dấu hiệu: Thời gian cần thiết hàng ngày để đi từ nhà đến trường ,dấu hiệu này có 10 giá trị.
b. Có 5 gtrị khác nhau.
c. Các gtrị khác nhau đó là : 17, 18, 19, 20, 21.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tần số của mỗi giá trị(10’).
-Mục tiêu: Biết khái niệm: tần số của một giá trị là gì?
-Đồ dùng:Bảng phụ.
-Cách tiến hành:(HĐ cá nhân).
+GV treo bảng phụ Bảng 1 y/c HS trả lời ?5 ?6
-GV giới thiệu : 8; 2; 7; 3 lần lượt là tần số của 30; 28; 35; 50
? Vậy thế nào là tần số?
? Tần số thường được kí hiệu ntn?
-Cho h/s làm ?7
 Yc hs trả lời BT2c ?
*Tổng kết và hướng dẫn về nhà(5’).
+Tổng kết:
-GV treo phần đóng khung- gọi 2 h/s đọc
Cho h/s đọc phần chú ý-(Sgk -7)
-Lưu ý HS cách tìm tần số.
-GV treo bảng phụ bài tập
Bài tập :Số h/s nữ của 12 lớp
18
14
20
17
25
14
19
20
16
18
14
16
Hãy cho biết:
a. Dấu hiệu là gì? số tất cả các gtrị của dấu hiệu?
b. Nêu các gtrị khác nhau và tần số của từng giá trị?
-Gọi hs trả lời miệng BT
+Hướng dẫn về nhà
-Học thuộc các khái niệm,Nhớ các kí hiệu.
-Làm các bài tập 1; 3(SGK-T8) và 1, 2,3 (SBT)
-Tự điều tra 1 nội dung và trình bày lời giải.
-Giờ sau luyện tập
3.Tần số của mỗi giá trị.
- cá nhân h/s làm ?5 ?6
?5 Có 4 số khác nhau đó là:
28; 30 ; 35 ; 50
?6 Có 8 lớp trồng được 30 cây
 " 2 " 28 " 
 " 7 " 35 "
 " 3 " 50 "
-HS trả lời và ghi vở.
*Tần số: là số lần xuất hiện của 1 gtrị trong dãy giá trị của dấu hiệu
-Ký hiệu: n
-HS đọc và trả lời miệng ?7
?7
-ở bảng 1 có 4 gá trị khác nhau là.
x1 =28 và n1 = 2
x2 =30 và n2 = 8 
x3 =35 và n3 = 7
x4 =50 và n4 = 3
Bài tập 2( SGK-7)
c, Tần số tương ứng của các giá trị 17; 18; 19;20; 21 là 1;3;3;2;1
* Ghi nhớ( SGK-6)
* Chú ý (SGK-6) 
-
-Để tìm tần sốta làm như sau:
+Quan sát dãy và tìm các số khác nhau. Viết các số đó từ nhỏ -> lớn
+Tìm tần số bằng cách đánh dấu vào số đó trong dãy rồi đếm và ghi lại.
Bài tập.
a. Dấu hiệu: số học sinh nữ trong mỗi lớp 
 Số tất cả các giá trị của d.hiệu: 12
b. Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 14; 16; 17; 18; 19; 20; 25
Tần số t.ứng là: 3; 2; 1; 2; 1; 2; 1

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_7_tiet_41_thu_thap_so_lieu_thong_ke_tan_so_na.doc