I. Mục tiêu:
- Kiến thức: khắc sâu về lập bảng số liệu thống kê ban đầu,khái niệm về dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu. Nêu được khái niệm tần số; từ bảng số liệu tìm được giá trị, tần số của dấu hiệu.
- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng xác định dấu hiệu, tần số, giá trị của dấu hiệu, phát triển tư duy liên hệ bài học với thực tế
- Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán.
- Thái độ: Có ý trong học tập
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ: Bảng 1;2 (SGK.4-5)
2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, vấn đáp gợi mở.
IV. Các hoạt động dạy học
1.- Kiểm tra: Kết hợp với ôn tập
2.- Bài mới.
Ngày soạn : 06/01/2013 Ngày giảng: 07/01/2013 TIẾT 42: THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ (Tiếp) I. Mục tiêu: - Kiến thức: khắc sâu về lập bảng số liệu thống kê ban đầu,khái niệm về dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu. Nêu được khái niệm tần số; từ bảng số liệu tìm được giá trị, tần số của dấu hiệu. - Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng xác định dấu hiệu, tần số, giá trị của dấu hiệu, phát triển tư duy liên hệ bài học với thực tế - Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán. - Thái độ: Có ý trong học tập II. Chuẩn bị Giáo viên: Bảng phụ: Bảng 1;2 (SGK.4-5) Học sinh: Đồ dùng học tập III. Phương pháp: - Nêu vấn đề, vấn đáp gợi mở. IV. Các hoạt động dạy học 1.- Kiểm tra: Kết hợp với ôn tập 2.- Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Tần số(17’) GV: Cho HS làm bài ? 5; ? 6 -Học sinh đọc phần 3 GV: Giới thiệu tần số, các ký hiệu. Làm bài ?7 GV: Khi xác định tần số của 1 giá trị ta cần: +Quan sát dãy và tìm các giá trị khác nhau, nhỏ đến lớn +Đánh dấu vào số rồi đếm và ghi lại, kiểm tra dãy thừa số như thế nào? Chú ý: Kết luận Học sinh làm bài ?5 và ?6 Học sinh đọc HS: Lớp nhận xét Học sinh làm ?7 Học sinh đọc kết luận và chú ý 1. Tần số của mỗi giá trị ?5 có 4 số khác nhau là 28; 30; 35; 50 ?6 giá trị 30 xuất hiện 8 lần giá trị 28 xuất hiện 2 lần giá trị 50 xuất hiện 3lần ta gọi tần số của giá trị 30 là 8 +Tần số: (SGK.6) +Kí hiệu: Gía trị của dấu hiệu là x tần số của giá trị là n ?7 Bảng 1 có 4 giá trị khác nhau x = 28 n = 2 x = 30 n = 8 x = 35 n = 7 x = 50 n = 3 +Kết luận: (SGK. 6) +Chú ý: (SGK. 7) Hoạt động 2: Luyện tập(25’) GV: Cho HS làm bài 2 (Sgk/ T7) GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm GV: Thu bài các nhóm và cho nhận xét - Cho HS đọc nội dung bài 3 Dấu hiệu là gì? + Số các giá trị của dấu hiệu là gì? + Tần số của giá trị là gì? GV: Cho HS làm bài 3 (SGK) ? Đọc bài 3? ? Dấu hiệu chung cần tìm hiểu là gì? ? Số các giá trị của dấu hiệu và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu ? ? Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng? HS Thực hiện theo nhóm Đại diện các nhóm trình bầy Học sinh trả lời các câu hỏi Học sinh đọc bài 3 Học sinh làm bài 3 HS: Lần lượt trả lời và lên bảng trình bày HS: Lớp nhận xét 2. Luyện tập Bài 2: a) Dấu hiệu: Thời gian cần thiết hàng ngày mà An đi từ nhà đến trường Dấu hiệu đó có 10 giá trị b) Có 5 giá trị khác nhau là 17; 18; 19; 20; 21 c) Tần số của các giá trị trên lần lượt là1; 3; 3; 2; 1 Bài 3 (SGK. 8) a) Dấu hiệu: Thời gian chạy 50 của học sinh lớp 7 b) Số các giá trị và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu: Bảng 5: + Số các giá trị là 20 + Số các giá trị khác nhau là 5 Bảng 6: + Số các giá trị là 20 + Số các giá trị khác nhau là 4 c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số: Bảng 5: Các giá trị khác nhau là: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7; 8,8 Tần số lần lượt là: 2; 3; 8; 5; 2 Bảng 6 : 8,7; 9,0; 9,2; 9,3 Tần số tương ứng là 3; 5; 7, 5 3. Củng cố (2’) - Số các giá trị là gì? - Tần số là gì? 4. Hướng dẫn về nhà:(1’) + Ôn cách lập bảng số liệu ban đầu và tính tần số các giá trị. + Bài tập về nhà: 4 (SGK. 9).
Tài liệu đính kèm: