Tuần 21 Tiết: 45 §3. BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU:
-Hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
-Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “tần số và bảng ghi số biến thiên theo thời gian
-Biết đọc các biểu đồ đơn giản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV:Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bảng phụ
HS: Thước thẳng có chia khoảng, sưu tầm một số biểu đồ các loại.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định: (1)
2. Kiểm tra bài cũ: (9)
HS1:-Từ bảng số liệu ban đầu có thể lập được bảng nào?
- Nêu tác dụng của bảng đó.
Ngày soạn:20/ 01/ 2008 Ngày dạy: Tuần 21 Tiết: 45 §3. BIỂU ĐỒ I. MỤC TIÊU: -Hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng. -Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “tần số’ và bảng ghi số biến thiên theo thời gian -Biết đọc các biểu đồ đơn giản. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: GV:Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bảng phụ HS: Thước thẳng có chia khoảng, sưu tầm một số biểu đồ các loại. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (9’) HS1:-Từ bảng số liệu ban đầu có thể lập được bảng nào? - Nêu tác dụng của bảng đó. 3/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1:Biểu đồ đoạn thẳng: GV: Trở lại với bảng “Tần số “ được lập từ bảng 1 và cùng HS làm theo các bước như trong SGK. Cho HS đọc từng bước và làm theo. -GV lưu ý: a)Độ dài đơn vị trên hai trục có thể khác nhau. Trục hoành biểu diễn các giá trị x; trục tung biểu diễn tần số n Giá trị viết trước , tần số viết sau. H: Em hãy nhắc lậícc bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng? GV: Cho HS làm bài tập 10/14 SGK: GV: Đưa bảng phụ ghi đề bài GV: Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài GV: Kiểm tra bài làm của HS và cho điểm. 2: Chú ý GV: Bên cạnh các biểu đồ đoạn thẳng thì trong các tài liệu thống ke âhoặc trong sách báo còn gặp loại biểu đồ như hình 2. GV: Đưa bảng phụ ghi biểu đồ hình chữ nhật. GV: Các hình chữ nhật có khi được vẽ sát nhau để nhận xét và so sánh. GV: Giới thiệu cho HS đặc điểm của biểu đồ hình chữ nhật này là sự thay đổi giá trị của dấu hiệutheo thời gian (từ năm 1995 đến năm 1998) H: Em hãy cho biết từng trục biểu diễn đại lượng nào? GV: Yêu cầu HS nối trung điểm các đáy trên của các hình chữ nhật và yêu cầu HS nhận xét về tình hình tăng giảm diện tích cháy rừng. GV: Như vậy biểu đồ đoạn thẳng (hay các biểu đoò hình chữ nhật) là hình gồm các đoạn thẳng (hay các hình chữ nhật) có chiều caotỉ lệ thuận với các tần số. 3:Củng cố, luyện tập: H: Em hãy nêu ý nghĩa của việc vẽ biểu đồ? H: Nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng? -Bài 8/ 5 SGK; GV: Đưa bảng phụ ghi đề bài Biểu đồ trên biểu diễn kết quả của HS trong một lớp qua một bài kiểm tra. Từ biểu đồ hãy: a)Nhận xét: Điểm (x) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số (n) 1 3 3 5 6 8 4 2 1 N = 33 b)Lập lại bảng “tần số” 1:Biểu đồ đoạn thẳng: HS: đọc từng bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng như trong SGK -Bước 1:Dựng hệ trục toạ độ. -Bước 2: Vẽ các điểm có các toạ độ đã cho trong bảng. -Bước 3: Vẽ các đoạn thẳng. -HS làm bài tập 10 1 HS đọc to đề Kết quả: a)Dấu hiệu: Điểm kiểm tra toán (học kì 1) của mỗi HS lớp 7C. Soó các giá trị là 50. b)Biểu đồ đoạn thẳng: 2: Chú ý HS quan sát hình 2/ 14 SGK Trục hoành biểu diễn thời gian từ năm 1995 đến 1998. +Trục tung biểu diễn diện tích rừng nước ta bị phá, đơn vị nghìn ha. -Nhận xét: Trong 4 năm kể từ năm 1995 đến 1998 thì rừng nước ta bị phá nhiều nhất vào năm 1995 -Năm 1996 rừng bị phá ít nhất so với 4 năm. Song mức độ phá rừng lại có xu hướng gia tăng vào các năm1997, 1998. 3:Củng cố, luyện tập: HS: Vẽ biểu đồ để cho một hình ảnh cụ thể dễ thấy, dễ nhớ.về giá trị của dấu hiệu và tần số. HS: Trả lời như SGK. -HS quan sát biểu đồ và trả lời Nhận xét: HS lớp này học không đều: a)-Điểm thấp nhất là 2. -Điểm cao nhất là 10. -Số HS đạt điểm 5; 6; 7 là nhiều nhất b)Bảng “tần số” 4. Hướng dẫn về nhà: 1’ -Học bài -Làm bài tập :11; 12 /14 SGK; 9; 10 /6 SBT -Đọc “Bài đọc thêm” Ngày soạn: 20/ 01/ 2008 Ngày dạy: Tuần21: Tiết: 46 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: -HS biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “tần số” và ngược lại từ biểu đồ đoạn thẳng HS biết lập lại bảng “tần số” -HS có kĩ năng đọc biểu đồ một cách thành thạo. -HS bết tính tần suất và biết thêm về biểu đồ hình quạt qua bài đọc thêm II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: GV:Một vài biểu đồ về đoạn thẳng, biểu đồ hình chữ nhật và biểu đồ hình quạt. Bảng phụ . thước thẳng có chia khoảng, phấn màu. HS:Thước thẳng có chia khoảng. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (6’) HS1:Em hãy nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng. Chữa bài tập 11/ 14 SGK: Số con của một hộ gia đình (x) 0 1 2 3 4 Tần số (n) 2 4 17 5 2 N = 30 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1:Luyện tập: -Đưa bảng phụ ghi đề bài Giá trị (x) 17 18 20 25 28 30 31 32 Tần số (n) 1 3 1 1 2 1 2 1 N = 12 -Căn cứ vào bảng 16 em hãy thực hiện các yêu cầu của đề bài, sau đó GV gọi 1 HS lên bảng làm câu a) -Gọi tiếp HS lên làm câu b) -Đưa tiếp bảng phụ bài tập sau: Biểu đồ sau biểu diễn lỗi chính tả trong một bài tập làm văn của các HS lớp 7B. Từ biểu đồ đó hãy a)Nhận xét. b)Lập lại bảng “tần số”. -Yêu cầu HS đọc kĩ đềbài và hoạt động nhóm Số lỗi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số 0 3 6 5 2 7 3 4 5 3 2 N = 40 GV kiểm tra các nhóm học tập -So sánh bài tập 12 và bài tập vừa làm em có nhận xét gì? Bài tập 10/ 5 SBT: -Cho HS làm tiếp bài tập 10/ 5 SBT -Đưa bảng phụ ghi đề bài -Gọi HS đọc kĩ đề -Cho HS tự làm vào vở và gọi 1 HS lên bảng trình bày. Bài 13/ 15 SGK: -Đưa bảng phụ ghi đề bài -Em hãy quan sát biểu đồ và cho biết biểu đồ thuộc loại nào? -Ở hình bên (đơn vị các cột là triệu người) em hãy trả lời các câu hỏi sau: a)Năm 1921, số dân nước ta là bao nhiêu? b)Sau bao nhiêu năm(kể từ năm1921) thì số dân nước ta tăng thêm 60 triệu người? c)Từ năm1980 đến 1999, dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu? 2:Bài đọc thêm -Hướng dẫn HS bài đọc thêm/ 15 SGK -Giới thiệu cho HS cách tính tần suất theo công thức Trong đó: N là số các giá trị n là tần số của một giá trị f là tần suất của giá trị đó. -Chỉ rõ trong nhiều bảng “tần số” có thêm dòng (hoặc cột) tần suất, Người ta thường biểu diễn tần suất dưới dạng tỉ số phần trăm. -Đưa bảng phụ ghi ví dụ trang 16 SGK. Lập lại bảng 8 với dòng tần suất của các giá trị(bảng 17). -Giải thích ý nghĩa của tần suất ví dụ: Số lớp trồng được 28 cây chiếm tổng số lớp. -Giới thiệu cho HS biểu đồ hình quạt trang 16 SGK và nhấn mạnh: Biểu đồ hình quạt là một hình tròn (biểu thị ) được chia thành các hình quạt tỉ lệ với tần suất. Ví dụ: HS giỏi 5% được biểu diễn bởi hình quạt 18 . HS khá 25% được biểu diễn bởi hình quạt . Tương tự hãy đọc tiếp tục. I/Luyện tập: Bài12/ 14 SGK: -HS đọc đề bài -HS nhận xét kĩ năng vẽ biểu đồ của bạn HS hoạt động nhóm Kết quả hoạt động nhóm: a)Có 7 HS mắc 5 lỗi 6 HS mắc 2 lỗi 5 HS mắc 3 lỗi và 5 HS mắc 8 lỗi. Đa số HS mắc từ 2 lỗi đến 8 lỗi (32 HS) b)Bảng “tần số” -Bài tập 12 và tbj vừa làm là hai bài tập ngược nhau. Bài tập 12 là từ bảng số liệu ban đầu lập bảng tần số rồi vẽ biểu đồ . Bài tập vừa làm là từ biểu đồ lập bảng “Tần số” Bài tập 10/ 5 SBT: a)Mỗi đội phải đá 18 trận. b)Vẽ biểu đồ đoạn thẳng c)Số trận đội bom\ngs đó không ghi đượcbàn thắng là: 18 – 16 = 2 (trận) Không thể nói đội này đã thắng 16 trận vì còn phải so sánh với số bàn thắng của đội bạn trong mỗi trận Bài 13/ 15 SGK: II/ Bài đọc thêm Biểu đồ hình chữ nhật a)16 triệu người b)Sau 78 năm(1999-1921 = 78) c)22 triệu người. -HS đọc bài tđọc thêm -HS đọc ví dụ trang 16 SGK -HS đọc bài toán và quan sát hình 4 trang 16 SGK. -HS đọc tiếp: HS trung bình 45% được biểu diễnbởi hình quạt 4. Hướng dẫn về nhà: (3’) -Ôn lại bài.Làm bài tập sau : Điểm thi học kì I môn toán của lớp 7B được cho bởi bảng sau: 7,5; 5; 5; 8; 7; 4,5; 6,5; 8; 8; 7; 8,5; 6; 5; 6,5; 8; 9; 5,5; 6; 4,5; 6; 7; 8; 6; 5; 7,5; 7; 6; 8; 7; 6,5 a)Dấu hiệu cần quan tâm là gì? Và dấu hiệ đó có tất cả bao nhiêu giá trị. b)Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy giá trị của dấu hiệu đó. c)Lập bảng “tần số” và bảng “tần suất” của dấu hiệu. d)Hãy biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng. Thu thập kết quả thi học kì I môn văn của tổ em.
Tài liệu đính kèm: