Giáo án Đại số 7 - Tiết 56: Đa thức - Văn Quý Trịnh

Giáo án Đại số 7 - Tiết 56: Đa thức - Văn Quý Trịnh

I. MỤC TIÊU

 - Nhận biết được đa thức thông qua một số ví dụ cụ thể .

 - Biết thu gọn đa thức ,tìm bậc của đa thức .

II .CHUẨN BỊ

 - SGK , phấn màu .

III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 3 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 56: Đa thức - Văn Quý Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14/3/2006
Ngày giảng: 15/3/2006
Tiết : 56
 TUẦN 26
§ 5 ĐA THỨC 
I. MỤC TIÊU
	- Nhận biết được đa thức thông qua một số ví dụ cụ thể .
	- Biết thu gọn đa thức ,tìm bậc của đa thức .
II .CHUẨN BỊ
 	- SGK , phấn màu .
III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
1. ĐA THỨC 
- Yêu cầu : Lấy VD về các đơn thức ,sau đó lập tổng các đơn thức đó .
-Em có nhận xét gì về các phép tính trong biểu thức trên ? 
-Có nghĩa là biểu thức này là tổng các đơn thức . 
Vậy biểu thức trên gọi là gì ?
-Thế nào là một đa thức ? 
 -Để cho gọn ta có thể kí hiệu đa thức như thế nào ?
 Cho VD ?
Ví dụ : Q = 3xyz + 5x2y3z - xy 
 ?1
 Viết 1 đa thức và chỉ rõ các hạng tử của đa 
 thức đó
 - Một đơn thức có được coi là một đa thức không ?
- Ví dụ :
 3xyz ; -5x3y2 ; 0.5x5y3z ; 7
Tổng : 3xyz +(-5x3y2 )+ 0.5x5y3z + 7
-Biểu thức trên gồm phép cộng ,phép trừ các đơn thức .
- Biểu thức trên gọi là đa thức .
- Đa thức là một tổng của những đơn thức .Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó .
 - Để cho gọn ta có thể kí hiệu đa thức bằng các chữ cái in hoa : A;B ;M;N;X;Y;P;Q 
 Ví dụ : Q = 3xyz + 5x2y3z - xy
 ?1
 HS làm	
Chú ý : Một đơn thức có được coi là một đa thức
Hoạt động 2
2.THU GỌN ĐA THỨC
 Trong đa thức :
 . Co ù những hạng tử nào đồng dạng ?
 . Hãy cộng các đơn thức đồng dạng trong đa thức N
 Trong đa thức :
 còn đơn thức nào đồng dạng không ?
 Trong đa thức không còn hai đơn thức nào đồng dạng ta gọi là gì ?
* Để thu gọn đa thức em làm gì ?
 HS lên bảng làm
Là đa thức thu gọn của đa thức N.
* Phương pháp :Để thu gọn đa thức ta cộng các đơn thức đồng dạng với nhau
 ?2
Hoạt động 3
3. BẬC CỦA ĐA THỨC
 Cho đa thức :
 M = x2y5-xy4+y6+1
 M có ở dạng thu gọn không ?Vì sao ?
 Đa thức M có mấy hạng tử ?Chỉ rõ bậc của từng hạng tử ?
 Hạng tử nào có bậc cao nhất ?Bậc cao nhất là bao nhiêu ?
 7 cũng là bậc của đa thức nào ?
 ?3
 Vậy bậc của đa thức là gì ?
 Tìm bậc của đa thức :
 Qua bài này ta cần chú ý điều gì khi tìm bậc đa thức ?
 Số 0 có là đa thức không ? số 0 có bậc là bao nhiêu ?
 M có ở dạng thu gọn vì trong M không có hạng tử nào đồng dạng với nhau.
 Hạng tử x2y5 có bậc 7
 Hạng tử -xy4 có bậc 5
 Hạng tử y6 có bậc 6
 Hạng tử 1 có bậc 0
 Hạng tử x2y5 có bậc cao nhất là 7
 7 cũng là bậc của đa thức M.
Nhận xét : Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó. 
 Đa thức Q có bậc 4. 
Chú ý :
 + Khi tìm bậc đa thức,trước hết ta phải tìm bâïc đa thức đó.
 + Số 0 là đa thức 0 và nó không có bậc. 
Hoạt động 4
CỦNG CỐ
Bài tập 24/38 SGK .
Bài tập 28/38 SGK.
Bài tập 24/38 SGK .
 -HS đọc đề bài 
 -Cả lớp làm vào vở 
 -HS1 : a) Số tiền mua 5kg táo và nho là : (5x + 8y)
 -HS2 : b) Số tiền mua 10 họp táo và 15 hộp nho là : 
 (10.12)x + (15.10)y = 120x + 150y
Bài tập 28/38 SGK.
-Cả lớp suy nghĩ và trả lời .
-Cả hai bạn đều sai vì hạng tử có bậc cao nhất của đa thức M là 8 .
 Vậy bạn Sơn nhận xét đúng .
Hoạt động 5
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
- BT 26 ;27 /38 SGK; BT 24 ;25 ;26 ;27 ;28/tr 13 SBT
- Đọc trước bài “Cộng trừ đa thức ” tr39 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_7_tiet_56_da_thuc_van_quy_trinh.doc