Giáo án Đại số 7 - Tiết 57: Đa thức - Năm học 2012-2013 - Chu Quang Trung

Giáo án Đại số 7 - Tiết 57: Đa thức - Năm học 2012-2013 - Chu Quang Trung

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức: HS nhận biết các khái niệm đa thức, biết thu gọn đa thức

 - Kĩ năng: Rèn kỹ năng thu gọn đa thức. Tính giá trị của đa thức.

 - Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán.

 - Thái độ: Có ý trong học tập

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Bảng phụ.

 2. Học sinh: Ôn đơn thức, .

III. Phương pháp:

- Phương pháp vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề và luyện tập thực hành.

IV. Các hoạt động dạy học:

 1. Kiểm tra(5')

 ? Nêu quy tắc cộng, trừ đơn thức đồng dạng? Làm bài tập 21/SBT?

 2. Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 57: Đa thức - Năm học 2012-2013 - Chu Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/03/2013
Ngày giảng: 11/03/2013
TIẾT 57: ĐA THỨC
I. Mục tiêu: 
 - Kiến thức: HS nhận biết các khái niệm đa thức, biết thu gọn 	đa thức
 - Kĩ năng: Rèn kỹ năng thu gọn đa thức. Tính giá trị của đa thức.
 - Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán.
 - Thái độ: Có ý trong học tập
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Bảng phụ.
 2. Học sinh: Ôn đơn thức, . 
III. Phương pháp:
- Phương pháp vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề và luyện tập thực hành. 
IV. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra(5')
	 ? Nêu quy tắc cộng, trừ đơn thức đồng dạng? Làm bài tập 21/SBT?
	 2. Bài mới
Hoạt động của thày
Hoạt động trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Đa thức(10' )
GV: giới thiệu hình vẽ (bảng phụ)
? Hãy viết biểu thức biểu thị diện tích của hình trên?
? Hãy lập tổng các đơn thưc sau:
 x2y; xy2; xy; 5?
? Nhận xét gì về các phép toán trong biểu thức sau:
xy2–3xy+3xy2–3 + xy –x + 5?
GV: Biểu thức trên là 1 tổng các đơn thức.
? Vậy có thể viết như thế nào để thấy rõ điều đó?
GV: Các biểu thức trên là những VD về đa thức, mỗi đơn thức là 1 hạng tử.
? Thế nào là 1 đa thức?
? Hãy chỉ rõ các hạng tử của đa thức trên?
GV: ký hiệu đa thức bằng các chữ cái: A, B, M
? HS làm ?1?
GV: Nêu nội dung chú ý (SGK): Mỗi đơn thức được coi là một đa thức.
HS: Quan sát hình
HS: xy + x2 + y2
HS: thực hiện
HS: gồm các phép toán cộng, trừ các đơn thức.
HS : Trả lời
HS: Trả lời
HS trả lời miệng.
HS làm ?1:
HS: Đọc chú ý
1-Đa thức: 
* VD:
a/ xy + x2 + y2
b/ x2y + xy2 + xy + 5
c/ xy2 – 3xy + 3xy2 – 3 + xy – x + 5.
 là những đa thức.
* Khái niệm: (SGK – 37)
?1: P = 3x2 - y2 + - 7x
Chú ý (SGK/37)
Hoạt động 2: Thu gọn đa thức(10' )
? Trong đa thức: N = xy2 – 3xy + 3xy2 – xy – x + 5
? Có những hạng tử nào đồng dạng
? Hãy cộng các đơn thức đồng dạng trong đa thức N
GV: 4xy2 – 2xy –x + 2 là dạng thu gọn của đa thức N.
? HS hoạt động nhóm làm ?2
? Đại diện các nhóm trình bày bài? 
? Nhận xét bài làm?
GV: Chốt bài
- Muốn thu gọn đa thức ta thực hiện phép toán cộng, trừ các hạng tử đồng dạng.
HS: Trả lời
HS: lên bảng tính tổng.
HS: hoạt động nhóm làm ?2:
HS: Nhận xét
2-Thu gọn đa thức:
* VD:
 N = 4xy2 – 2xy –x + 2
?2: Thu gọn đa thức
Q = 5x2y – 3xy + x2y - 
= 
Hoạt động 3: Luyện tập (17')
? Bài 24 (SGK/38)
? Nêu yêu cầu của bài
? Hãy viết biểu thức biểu thị số tiền mua 5kg táo và 8 kg nho.
? Hãy viết biểu thức đại số biểu thị số tiền mua 10 hộp táo và 15 hộp nho, biết mỗi hộp táo có 12kg và mỗi hộp nho có 10kg
? Mỗi biểu thức tìm được có là đa thức không
? Bài 26 (SGK/38)
? Nêu yêu cầu của bài
? Muốn thu gọn ta làm ntn
GV: Yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện
? Nhận xét
Học sinh đọc đầu bài
Học sinh trả lời
Học sinh lên bảng thực hiện
Học sinh nhận xét
HS: Trả lời
Học sinh: Thu gọn đa thức Q
HS: Trả lời
HS: Lên bảng thực hiện
3. Luyện tập
Bài 24 (SGK/38)
a. 5x +8y ( đồng )
b. 120x +150y ( đồng )
Cả hai biểu thức trên đều là đa thức.
Bài 26 (SGK/38)
Q = x2 + y2 + z2 + x2 - y2 + z2 + x2 + y2 - z2
 = 3x2 + y2 + z2
	3. Củng cố ( 2')
	? Đa thức là gì?
	? Nêu cách thu gon đa thức.
4. Hướng dẫn tự học: ( 1') 
	- Học định nghĩa 
	- Bài tập 27 (SGK – 38); Bài 24, 2526,27(SBT/13)
	- Ôn tập chất phép cộng Q.
Ngày soạn: 10/03/2013 
Ngày giảng: 13/03/2013 
Tiết 58: ĐA THỨC (Tiếp )
I. Mục tiêu: 
 - Kiến thức: HS nhận biết xác định bậc của đa thức.
 - Kĩ năng: Rèn kỹ năng thu gọn đa thức. Tính giá trị của đa thức. Xác định bậc của đa thức.
 - Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán.
 - Thái độ: Có ý trong học tập
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Bảng phụ.
 2. Học sinh: Ôn đa thức, thu gọn đa thức . 
III. Phương pháp:
	- Phương pháp vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề và luyện tập thực hành. 
IVCác hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra(5')
	 ? Thế nào là đa thức? Chữa bài 26a(SBT/13)
	 2. Bài mới
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Bậc của đa thức( 12')
GV: cho
? Đa thức M có dạng thu gọn chưa?
? Hãy chỉ rõ bậc của từng hạng tử trong đa thức M?
? Bậc cao nhất trong các bậc đó là bao nhiêu?
GV: 7 là bậc của đa thức M.
? Bậc của đa thức là gì?
? HS làm ?3?
? Nhận xét bài làm?
? HS đọc chú ý?
HS: đa thức M đã thu gọn
HS: x2y5 có bậc 7.
 xy4 có bậc 5.
 x6 có bậc 6.
 1 có bậc 0.
HS: bậc cao nhất là bậc 7.
HS: nêu khái niệm.
HS làm ?3:
HS đọc chú ý.
1. Bậc của đa thức
Cho M = x2y5 – xy4 + x6 + 1
Ta nói:
7 là bậc của đa thức M.
* Khái niệm: (SGK – 38)
* Chú ý: (SGK – 38)
Hoạt động 2: Luyện tập(25’)
? Làm ?1
? Bài toán yêu cầu gì
? Tìm bậc của đa thức
? Nhận xét
GV: chốt lại chú ý
- Muốn tìm bậc của một đa thức thì đa thức đó phải ở dạng thu gọn, nếu chưa thu gọn ta phải thu gọn rồi tìm bậc của đa thức. 
GV: Chốt nội dung bài tập. 
GV cho HS làm bài tập 25(SGK/38)
? Muốn tìm bậc của đa thức trước tiên ta làm như thế nào?
GV: Yêu cầu 2 em lên bảng thực hiện
? Nhận xét
? Bài 27 (SGK38) 
? Nêu yêu cầu của bài
? Muốn thu gọn đa thức ta làm như thế nào
GV: Yêu cầu một em lên rút gọn
? Muốn tính giá trị của đa thức ta làm như thế nào
GV: Yêu cầu học sinh lên bảng tính
? Nhận xét bài
Bài 28 (SGK/38)
? Muốn biết ai đúng, ai sai ta làm như thế nào
Yêu cầu học sinh thực hiện rồi trả lời tại chỗ
? Nhận xét
Học sinh trả lời
HS: Lên bảng làm
HS: Nhận xét
- Rút gọn
- Tìm bậc
-Học sinh 1: a
- Học sinh 2: b
Nhận xét
Học sinh trả lời
HS: Thực hiện phép cộng các đơn thức đồng dạng
Học sinh 1: thu gọn đa thức
HS: Thay các giá trị cho trước của biến vào đa thức rồi thực hiện các phép tính
Học sinh 2: Tính giá trị tại x = 0.5 và y = 1
Nhận xét
Học sinh đọc bài
HS: Tìm bậc của đa thức đã cho rồi so sánh kết quả với kết quả của hai bạn Thọ, Hương
HS: Nhận xét
2. Luyện tập
?1: Tìm bậc của đa thức
Đa thức Q có bậc 4 
Bài 25 (SGK/38)
Tìm bậc của mỗi đa thức:
a. 3x2 - + 1 + 2x - x2
b. 3x2 + 7x3 - 3x3 + 6x3 - 3x2
Giải
a. Bậc 2
b. Bậc 3 
Bài 27 (SGK38)
P = x2y + xy2 - xy + xy2 - 5xy - x2y
P = 
Thay x = 0.5 và y = 1 vào biểu thức P đã thu gọn ta được
 P = -
Bài 28 (SGK/38)
Sơn nói đúng: cả hai bạn đều sai
Đa thức trên có bậc 8 vì hạng tử có bậc cao nhất là 8.
3. Củng cố (2')
	? Bậc của đa thức là gì
4. Hướng dẫn tự học: ( 1') 
	- Học định nghĩa 
	- Làm các bài tập trong SBT
	- Ôn tập chất phép cộng Q.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_7_tiet_57_da_thuc_nam_hoc_2012_2013_chu_quang.doc