Giáo án Đại số 7 - Tiết 65: Luyện tập - Năm học 2012-2013 - Chu Quang Trung

Giáo án Đại số 7 - Tiết 65: Luyện tập - Năm học 2012-2013 - Chu Quang Trung

I - Mục tiêu:

 - Kiến thức: Củng cố khái niệm nghiệm của đa thức một biến.

 - Kĩ năng: Rèn kỹ năng tìm nghiệm của đa thức một biến.

 - Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán.

 - Thái độ: Có ý trong học tập

II- Chuẩn bị

 1. Giáo viên: Kiến thức,

 2. Học sinh: Ôn bài cũ, làm bài tập về nhà.

III- Phương pháp:

- Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm.

IV- Tiến trình dạy học

1- Kiểm tra bài cũ: (5’)

Khi nào số a được gọi là nghiệm của đa thức P(x)? Áp dụng tìm nghiệm của đa thức sau: P(x) = 3x -1 (Đ/S: x = )

2- Bài mới: (38’)

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 65: Luyện tập - Năm học 2012-2013 - Chu Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14/04/2013
Ngày giảng: 15/04/2013
TIẾT 65: LUYỆNTẬP
I - Mục tiêu:
 - Kiến thức: Củng cố khái niệm nghiệm của đa thức một biến.
 - Kĩ năng: Rèn kỹ năng tìm nghiệm của đa thức một biến.
 - Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán.
 - Thái độ: Có ý trong học tập
II- Chuẩn bị 
 1. Giáo viên: Kiến thức, 
 2. Học sinh: Ôn bài cũ, làm bài tập về nhà.
III- Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
IV- Tiến trình dạy học
1- Kiểm tra bài cũ: (5’)
Khi nào số a được gọi là nghiệm của đa thức P(x)? Áp dụng tìm nghiệm của đa thức sau: P(x) = 3x -1 (Đ/S: x = )
2- Bài mới: (38’)
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 :Chữa bài tập(12’)
Treo bảng phụ ghi BT 55 yêu cầu hs lên bảng chữa BT 55 (SGK)
? Tìm nghiệm của P(x) em làm như thế nào ?
? Để chứng tỏ Q(y) không có nghiệm em làm như thế nào ?
GV: Nhận xét, chốt cách làm
Hs đọc đầu bài trên bảng phụ 1 hs lên bảng chữa bài tập 55 -> hs khác theo dõi, nhận xét.
Hs nêu cách làm.
Hs nêu cách làm.
1-Bài 55 (T48 – SGK)
a) Tìm nghiệm của đa thức P(x)=3y+6 ta có 
3y+6=0 => y=-2
Vậy y = -2 là nghiệm của P(x)
b) Ta có y4³0 "y => Q(y) không có nghiệm.
Hoạt động 2 : Luyện tập (25’)
Treo bảng phụ ghi đầu bài cho đa thức bậc 2 :
P(x) = ax2 + bx + c
Chứng tỏ rằng :
a) Nếu x = 1 là nghiệm của đa thức thì a+b+c = 0.
b) Nếu a+b+c = 0 thì x=1 là một nghiệm của đa thức.
Nếu x = 1 là nghiệm của P(x) thì P(1) như thế nào ?
? Yêu cầu hs trình bày lời giải ?
GV: Tương tự trình bày lời giải phần b.
? Yêu cầu hs hoạt động theo nhóm.
? Muốn biết x = a có là nghiệm của P(x) hay không ta làm như thế nào ?
Treo bảng phụ ghi bài tập cho đa thức :
Q(x) = x2-4x+3 có nghiệm là
A. x = -1 ; x = 3
B. x = -1 ; x = -3
C. x = 1 ; x = -3
D. x = 1 ; x = 3
Chọn câu trả lời đúng.
Yêu cầu hs làm bài 43 (SBT)
Cho P(x) = x2 - 4x – 5
Chứng tỏ x = -1 ; x = 5 là 2 nghiệm của đa thức đó.
Để chứng tỏ x = -1 ; x = 5 là nghiệm của của P(x) em làm như thế nào ?
Yêu cầu 2 hs lên bảng làm.
Nhấn mạnh nếu x=a là nghiệm của P(x) thì P(a) = 0.
Hs đọc đề bài trên bảng phụ
X = 1 là nghiệm => P(1)=0
1 hs lên bảng trình bày lời giải. Học sinh khác cùng làm và nhận xét.
Hs hoạt động theo nhóm
Trình bày lời giải.
Hs nêu cách làm.
Hs hoạt động nhóm tìm phương án đúng giải thích cách chọn phương án.
Hs đọc đầu bài trên bảng phụ.
Hs nêu cách làm. 2 hs lên bảng làm bài tập :
Hs1 với x = -1
Hs2 với x = 5
2. Bài tập 1:
a) Vì x=1 là một nghiệm của đa thức nên P(1)=0 mà
P(1)=a.12+b.1+c = a+b+c
=> a + b + c = 0
b)Ta có P(1)=a.12+b.1+c=a+b+c
mà a+b+c=0 => P(1) = 0
=> x=1 là nghiệm của P(x) = ax2+bx+c
3. Bài tập 2
Q(1) = 12 -4.1 +3 = 0
Q(3) = 32 -4.3 +3 = 0
- Đáp án đúng
 D. x = 1 ; x = 3.
4. Bài 43 (SBT)
Cho P(x) = x2 – 4x - 5
- Với x= -1 là nghiệm của P(x)
Ta có: P(-1) = (-1)2-4(-1)-5=0
- Với x = 5 là nghiệm của P(x)
Ta có: P(5) = 52-4.(5)-5 
 = 25-20-5
 = 0
 3. Củng cố: (2’) 
- Nếu x = a là nghiệm của P(x) thì P(a) = ?
- Để tìm nghiệm của đa thức ta làm như thế nào?
 4. Hướng dẫn về nhà: (1’) 
	- BTVN: 57, 58, 59 -> 65 (T49,50,51 – SGK);
- Tiết sau ôn tập chương 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_7_tiet_65_luyen_tap_nam_hoc_2012_2013_chu_qua.doc