Giáo án Đại số 7 - Tiết 66: Ôn tập Chương IV - Năm học 2012-2013 - Chu Quang Trung

Giáo án Đại số 7 - Tiết 66: Ôn tập Chương IV - Năm học 2012-2013 - Chu Quang Trung

I - Mục tiêu:

 - Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức.

 - Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết đơn thức, đa thức có bậc xác định có biến và hệ số theo yêu cầu của đề bài. Tính giá trị của biểu thức đại số, thu gọn, nhân đơn thức, cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng, nghiệm của đa thức, cộng, trừ hai đa thức.

 - Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán.

 - Thái độ: Có ý trong học tập

II- CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Nội dung kiến thức

 2. Học sinh: Làm đề cương câu hỏi SGK – T49, Bài tập ôn tập chương.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1- Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ)

2- Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 66: Ôn tập Chương IV - Năm học 2012-2013 - Chu Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 21/04/2013
Ngày giảng: 22/04/2013
TIẾT 66: ÔN TẬP CHƯƠNG IV
I - Mục tiêu:
 - Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức.
 - Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết đơn thức, đa thức có bậc xác định có biến và hệ số theo yêu cầu của đề bài. Tính giá trị của biểu thức đại số, thu gọn, nhân đơn thức, cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng, nghiệm của đa thức, cộng, trừ hai đa thức.
 - Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán.
 - Thái độ: Có ý trong học tập
II- CHUẨN BỊ: 
 1. Giáo viên: Nội dung kiến thức
 2. Học sinh: Làm đề cương câu hỏi SGK – T49, Bài tập ôn tập chương.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1- Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ)
2- Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết(15’)
? Trong chương IV ta đã học những kiến thức cơ bản nào ?
? Biểu thức đại số là gì ? Cho ví dụ.
? Thế nào là đơn thức ? Hãy viết đơn thức có 2 biến x, y có bậc khác nhau.
? Bậc của đơn thức là gì ? Áp dụng tìm bậc của đơn thức trên ?
? Thế nào là 2 đơn thức đồng dạng ? Ví dụ ?
?Đa thức là gì ? Viết 1 đa thức có 1 biến x có 4 hạng tử, trong đó hạn tử cao nhất là -2 và hệ số tự do là 3.
? Bậc của đa thức là gì ? Hãy tìm bậc của đa thức vừa viết.
? Cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào ?
? Để tìm nghiệm của đa thức 1 biến ta làm như thế nào ?
Học sinh nêu kiến thức cơ bản đã học ở Chương 4
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
I- Lý thuyết 
1. Biểu thức đại số :
Vd : 3x +2y ; xy2 + 4x
2. Đơn thức :
- Khái niệm : SGK – T30
- Vd : 4x2y ; x3y2z
- Bậc của đơn thức : SGK – T31
- Đơn thức đồng dạng :
Vd : 2x2y ; x2y ; x2y.
3. Đa thức :
- Khái niệm : SGK – T37
- Vd : x2 -2x5 +2x +3
- Bậc của đa thức : SGK – T38
- Cộng, trừ đơn thức đồng dạng.
- Cộng, trừ đa thức 1 biến.
- Nghiệm của đa thức 1 biến P(a)=0 => x=a là nghiệm của đa thức P(x)
Hoạt động 2 : Luyện tập (27’)
GV: Cho HS làm bài 58SGK/49
Dạng 1 : Tính giá trị của biểu thức
Để tính giá trị của biểu thức ta làm như thế nào ?
GV: Yêu cầu 2 hs lên bảng làm BT 58
? Dạng 2 : Thu gọn đơn thức. Tính tích của đơn thức, bậc của đơn thức.
GV: Treo bảng phụ ghi BT 59 SGK
?Để điền đơn thức thích hợp vào mỗi ô vuông ta làm như thế nào
? Yêu cầu hs lên bảng điền.
GV: Chốt : đề điền ô trống-> nhân 2 đơn thức (thu gọn đơn thức)
? Tìm hệ số và bậc của tích tìm được.
? Dạng 3 : Cộng, trừ đa thức 1 biến, nghiệm của đa thức 1 biến.
GV: Treo bảng phu ghi bài tập
? Để cộng (trừ) 2 đa thức ta làm như thế nào ?
GV: Gọi 2 hs lên bảng
GV: Lưu ý hs vừa thu gọn, vừa sắp xếp.
?Để chứng tỏ x=0 là nghiệm của P(x) ta làm như thế nào ? x=0 có là nghiệm của Q(x) không ?
? Ngoài cách làm đó còn cách làm nào khác ?
GV: Cho hs hoạt động nhóm làm cách 2
Hs đọc đầu bài
- Hs : lấy 5xyz lần lượt nhân với các đơn thức.
Hs1 : 2 ô ; Hs2 : 2 ô.
Hs hoạt động nhóm trả lời hệ số và bậc.
Hs đọc đa thức P(x) ; Q(x)
Hs :
+ Thu gọn
+ Sắp xếp 
+ Thực hiện cộng ; trừ
Hs1 : Q(x) + P(x)
Hs2 : P(x) – Q(x)
Hs : thay x=0 vào đa thức P(x). Thực hiện phép tính
Hs : nêu cách khác
Cho P(x)=0 ; Q(x)=0 =>tìm x.
So sánh kết quả.
II. Luyện tập:
1. Bài 58 (SGK – T49)
Tính giá trị của biểu thức :
a) 2xy(5x2y +3x –z) 
với x = 1 ; y = -1 ; z = -2 ta có :
2xy(5x2y +3x –z) 
= 2.1(-1)[5.12.(-1)+3.1-(-2)] 
= (-2)[(-5) +(+5)] = -2.0 = 0
b) xy2 +y2z3 +z3x4 
với x=1 ; y=1 ; z=-2 ta có :
xy2 +y2z3 +z3x4 
= 1.(-1)2 +(-1)2.(-2)3 +(-2)3.14 
= 1 +(-8) + (-8) = -15
2. Bài 59 (SGK – T49)
75x4y3z2 đơn thức có bậc 9 
125x5y2z2 đơn thức có bậc 9, hệ số là 125
-5x3y2z2 đơn thức có bậc 7 hệ số là -5
x2y4z đơn thức có bậc 7, hệ số là 
3. Bài 62 (SGK – T50)
Cho 2 đa thức :
 Tính :
x = 0 là nghiệm của P(x) vì 
P(0) = 0
x=0 không là nghiệm của Q(x) vì Q(0) ¹ 0
3. Củng cố : (2’)
 ? Cộng, trừ hai đa thức 1 biến khi cộng, trừ hai đa thức 1 biến ta cần chú ý điều gì ?
 ? Khi nào số a được gọi là nghiệm của đa thức P(x).
4. Hướng dẫn về nhà(1’)
 - Ôn tập các câu hỏi, lý thuyết, các kiến thức cơ bản của chương, dạng bài tập đã chữa.	
 - Ôn tập kiến thức của kỳ II. Giờ sau ôn tập cuối năm.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_7_tiet_66_on_tap_chuong_iv_nam_hoc_2012_2013.doc