Giáo án Đại số 7 - Tuần 8: Luyện tập

Giáo án Đại số 7 - Tuần 8: Luyện tập

I- MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Củng cố nhận xét khi nào thì một phân số tối giản viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, khi nào thì một phân số tối giản viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

- Kỹ năng: Viết gọn một số thập phân vô hạn tuần hoàn và chỉ ra được chu kỳ của nó.

- Thái độ: Ý thức viết phân số dưới dạng tối giản.

II- CHUẨN BỊ:

- GV: Máy tính bỏ túi.

- HS: ôn kỹ nhận xét số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn.

III- PHƯƠNG PHÁP:

 - Luyện tập thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

IV- TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1:

7A2:

7A3:

 

doc 4 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tuần 8: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8
Tiết: 16
ND: 05/10/2009
 LUYỆN TẬP 
MỤC TIÊU:
- Kiến thức:	Củng cố nhận xét khi nào thì một phân số tối giản viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, khi nào thì một phân số tối giản viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
- Kỹ năng: 	Viết gọn một số thập phân vô hạn tuần hoàn và chỉ ra được chu kỳ của nó.
Thái độ: 	Ý thức viết phân số dưới dạng tối giản.
CHUẨN BỊ:
GV: Máy tính bỏ túi.
HS: ôn kỹ nhận xét số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn.
PHƯƠNG PHÁP: 
 - Luyện tập thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 	7A1:	
7A2:	
7A3:	
Kiểm tra bài cũ:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
NỘI DUNG
Hãy cho biết các phân số sau đây viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hay viết được dưới dạng số tậhp phân vô hạn tuần hoàn: ; và 	(10đ)
- Gọi một học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên gọi một số học sinh nộp vở bài tập để kiểm tra.
- GV: em hãy nhận xét xem bạn trả lời như vậy đúng hay sai? Nếu sai em hãy chỉ ra chổ sai và sửa chữa dùm bạn?
- GV: bạn sửa như vậy đúng hay chưa?
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
 là phân số tối giản và mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 nên viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
là phân số tối giản mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 nên viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
 là phân số tối giản mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 là 11 nên viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
NỘI DUNG
- Để viết được các phân số thành các số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn thì ta phải thực hiện thao tác gì?
GV: Đưa yêu cầu bài tập 69/34 SGK lên bảng phụ
HS: Quan sát và đọc đề bài
GV: Gọi 1 HS lên bảng thực hiện (sử dụng máy tính bỏ túi) ,HS dưới lớp làm trong tập nộp chấm điểm 2 tập, gọi thêm 2 tập 
HS: Nhận xét góp ý.
GV: Nhận xét đánh giá.
GV: Cho HS làm tiếp bài tập 71/35 SGK.(Đưa đề bài lên bảng phụ), yêu cầu tương tự bài 69
Cho học sinh đọc đề bài.
- GV: muốn đổi từ số thập phân sang phân số tối giản thì ta phải thực hiện theo trình tự như thế nào?
- HS: phải đổi từ số thập phân sang phân số thập phân rồi rút gọn phân số thập phân đến tối giản.
- GV: muốn rút gọn một phân số đến tối giản ta làm như thế nào?
- HS: muốn rút gọn một phân số đến tối giản ta phải chia cả tử và mẫu của phân số đó cho cùng một UCLN của chúng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trong thời gian 4 phút.
- Sau 4 phút, giáo viên cho học sinh trình bày lời giải.
- Cho học sinh các nhóm nhận xét, góp ý bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá bài làm của các nhóm.
- Giáo viên cùng cả lớp khen ngợi nhóm làm tốt nhất.
GV: Ghi bài tập 88 /15 SBT lên bảng
HS: Làm bài theo hướng dẫn của học sinh
GV: Ghi đề bài lên bảng: Chứng minh
0,(37) + 0,(62) = 1
Gợi ý: Dựa vào cách làm bài tập 88 / 15 SBT 
HS: Thảo luận theo nhóm, sau đó đại diện nhóm lên bảng trình bày
GV: Gọi HS nhận xét.
GV: Ghi bài tập 72 / 35 SGK lên bảng , gợi ý: Viết các số ra số TPVHTH rồi so sánh chữ số tương ứng
HS: 1 HS lên bảng thực hiện , HS khác nhận xét góp ý
GV: Nhận xét cho điểm.
- GV: nếu em viết 0,(31) và 0,3(13) dưới dạng đầy đủ thì như thế nào?
- HS: 	0,(31)=0,3131313131313131
	0,3(13)=0,313131313131313
- GV: vậy em có nhận xét gì về 0,(31) và 0,3(13)?
- HS: 0,(31)= 0,3(13).
2. Sửa Bài tập cũ:
Dạng 1: Viết phân số hoặc một thương dưới dạng số thập phân:
 Bài tập 69/34(SGK)
a) 8,5: 3 = 2,8(3)
b) 18,7 : 6 = 3,11(6)
c) 58 : 11 = 5,(27)
d) 14,2 : 3,33 =4,(264)
Bài tập 71/35(SGK)
= 0,010101. = 0,(01)
 = 0,001001 = 0,(001)
2. BT mới
Dạng 2:Viết số thập phân dưới dạng phân số tối giản
Bài tập 70/35 SGK
a) 0,32 = =
b) -0,124 = =
c) 1,28 = 
d) -3,12 = 
Bài tập 88/15 SBT
a) 0,(5) = 0,(1).5 = .5 = 
b) 0,(34) = 0,(01).34 = .34 = 
Dạng 3: Chứng minh:
 0,(37) + 0,(62) = 1
Ta có 
 0,(37) = 0,(01) . 37 = .37 = 
0,(62) = 0,(01) .62 =.62 = 
0,(37) + 0,(62) = + = =1
Dạng 4: Bài tập về thứ tự: 
Bài tập 72 / 35 SGK
Ta có: 0,(31) = 0,313131
 0,3(13) = 0,3131313
Vậy 0,(31) = 0,3(13)
4.Củng cố và luyện tập:
 - Giáo viên: nhắc lại nhận xét khi nào thì một phân số tối giản viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn? Khi nào thì viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?
- HS: một phân số tối giản mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. Một phân số tối giản mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
3. Bài Học Kinh Nghiệm:
BT 72 SGK/35 so sánh hai STP vô hạn tuần hoàn
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Ôn kỹ tính chất của tỉ lệ thức. 
Ôn kỹ công thức về tính chất dãy tỉ số bằng nhau. 
Xem lại các bài tập đã làm hôm nay.
Làm bài tập 68,72 SGK/34-35
Xem trước bài LÀM TRÒN SỐ
Mang máy tính bỏ túi (nếu có). 
V- RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_7_tuan_8_luyen_tap.doc