Giáo án Đại số khối 7 - Bảng “tần sô” các giá trị của dấu hiệu

Giáo án Đại số khối 7 - Bảng “tần sô” các giá trị của dấu hiệu

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được bảng “tần số” là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn.

- Biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét

2. Kĩ năng:

 - Biết cách thu thập các số liệu thống kê

- Biết cách trình bày các số liệu thống kê bằng bảng tần số, bằng biểu đồ đoạn thẳng hoặc biểu đồ hình cột tương ứng

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1328Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số khối 7 - Bảng “tần sô” các giá trị của dấu hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 03/01/2011
	Tuần: 21
	Tiết: 43
BẢNG “TẦN SÔ” CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được bảng “tần số” là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn.
- Biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét
2. Kĩ năng:
 - Biết cách thu thập các số liệu thống kê
- Biết cách trình bày các số liệu thống kê bằng bảng tần số, bằng biểu đồ đoạn thẳng hoặc biểu đồ hình cột tương ứng
3. Thái độ:
- Tích cực, sáng tạo, yêu thích môn học hơn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bảng phụ, thước kẻ, SGK, SGV, SBT
2. Học sinh:
- SGK, SGV, SBT, vở, đồ dùng học tập
III. Phương pháp:
- Gợi mở – Vấn đáp
- Thuyết trình
- Luyện tập – Thực hành
- Hoạt động nhóm
IV. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
( 5 phút )
- GV nêu câu hỏi: Dấu hiệu là gì ? Số tất cả các giá trị của dấu hiệu? Tần số của giá trị là gì ?
- HS trả lời
Hoạt động 2: Lập bảng “tần số”
( 15 phút )
- GV treo bảng phụ ghi 
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng 7 bài 4 ở trên em hãy lập bảng tần số theo yêu cầu?
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng 1 để lập bảng tần số
- HS quan sát và làm 
- HS dựa vào bảng 1 để lập bảng tần số
1. Lập bảng “tần số”
 Theo bảng 7 ta có
Giá trị (x)
Tần số (n)
98
3
99
4
100
16
101
4
102
3
N = 30
Bảng như thế gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu. Tuy nhiên để cho tiện, từ nay trở đi ta sẽ gọi bảng đó là bảng “tần số”
Hoạt động 3: Chú ý
( 14 phút )
- GV hướng dẫn HS chuyển bảng tần số dạng ngang thành dạng dọc, chuyển dòng thành cột.
- Tại sao phải chuyển bảng “số liệu thống kê ban đầu” thành bảng “tần số” ?
- HS lắng nghe
- Việc chuyển bảng tần số giúp ta quan sát, nhận xét về số giá trị của dấu hiệu một cách dễ dàng, có nhiều thuận lợi trong việc tính toán sau này.
2. Chú ý :
a) Có thể chuyển bảng tần số dạng ngang thành dạng dọc
b) Việc chuyển bảng tần số giúp ta quan sát, nhận xét về số giá trị của dấu hiệu một cách dễ dàng, có nhiều thuận lợi trong việc tính toán sau này.
Hoạt động 3: Củng cố
( 10 phút )
Bài 6 (SGK/11)
- GV cho HS đọc đề và thảo luận 3 phút
- GV gọi đại diện 1 HS lên bảng trình bày
- GV hướng dẫn HS nhận xét
Bài 6 (SGK/11)
- HS đọc đề và thảo luận 3 phút
- HS lên bảng trình bày
- HS nhận xét
Bài 6 (SGK/11)
a) Dấu hiệu: Số con của mỗi gia đình
b) Bảng tần số
Số con của mỗi gia đình (x)
Tần số (n)
0
2
1
4
2
17
3
5
4
2
N = 30
* Nhận xét:
- Số con của mỗi gia đình trong thôn từ 0 đến 4
- Số gia đình có 2 con chiếm tỉ lệ cao nhất
- Số gia đình có 3 con trở lên chỉ chiếm xấp xỉ 16, 7%
 Hoạt động 5 : H­íng dÉn dỈn dß ( 1 phút ) 
- Học thuộc bài và làm bài tập 1, 2 (SGK/ 7)
- Xem trước bài luyện tập tiết sau học
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày / /
TT:
Lê Văn Út

Tài liệu đính kèm:

  • docBANG TAN SO CAC GIA TRI CUA DAU HIEU - Tiet 43.doc