Giáo án Tự chọn môn Toán lớp 7, kì II - Tiết 29, 30

Giáo án Tự chọn môn Toán lớp 7, kì II - Tiết 29, 30

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh củng cố kiến thức về đa thức: khái niệm, thu gọn, tìm bậc; cộng, trừ đa thức.

- Học sinh được rèn kĩ năng tính tổng, hiệu các đa thức, tìm bậc; tính giá trị đa của thức .

- Rèn tính cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ.

- HS: Dụng cụ học tập,SGK, SBT theo HD tiết 28.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 A. TỔ CHỨC: (1') Sĩ số 7A 7B

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn môn Toán lớp 7, kì II - Tiết 29, 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 31	ns: 31-3-2009
tiết	 29	nd: 03-4-2009
luyện tập về đa thức, cộng trừ đa thức.
i. mục tiêu:
- Học sinh củng cố kiến thức về đa thức: khái niệm, thu gọn, tìm bậc; cộng, trừ đa thức.
- Học sinh được rèn kĩ năng tính tổng, hiệu các đa thức, tìm bậc; tính giá trị đa của thức .
- Rèn tính cẩn thận, chính xác.
ii. chuẩn bị:
- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ.
- HS: Dụng cụ học tập,SGK, SBT theo HD tiết 28.
iIi. tiến trình dạy học:
 a. tổ chức: (1') Sĩ số 7a	7b
b. kiểm tra : (8')
- Thế nào là đa thức? đa thức thu gọn? Bậc của đa thức? Cho VD?
- Cộng, trừ đa thức như thế nào? Tính: (x2y-3xy)+(2+xy-5 x2y)?
c. luyện tập: 
1. Chọn phương án đúng nhất:
a) Chỉ ra định nghĩa đúng về đa thức:
A. Đa thức là một tích của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng đó gọi là một hạng tử của đa thức đó.
A. Đa thức là một thương của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng đó gọi là một hạng tử của đa thức đó.
A. Đa thức là một hiệu của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng đó gọi là một hạng tử của đa thức đó.
A. Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng đó gọi là một hạng tử của đa thức đó.
b) Đa thức thu gọn là đa thức thoả mãn:
A. Còn ít nhất hai hạng tử đồng dạng
C. Còn bốn hạng tử đồng dạng
B. Còn ba hạng tử đồng dạng
D. Không còn hai hạng tử đồng dạng
c) Bậc của đa thức : 3x2y-x6+5xy2-x2y2 là:
A. 2
B. 3 
C. 4 
D. 6 
d) Giá trị của đa thức: x3-y3 tại x=1, y=-1 là:
A. 0
B. 1 
C. 2 
D. -2 
e) Tổng của đa thức x-y và x+y là:
A. x
B. 2x 
C. y 
D. 2y 
f) Hiệu của đa thức x+y và x-y là:
A. x
B. 2x 
C. y 
D. 2y 
g) Thu gọn đa thức: x2yz+2xy2z-xyz2-2x2yz-2xy2z+ xyz2 được kết quả là:
A. -x2yz
B. x2yz
C. x2yz
D. x2yz
- GV đưa đề bài lên bảng, HS thảo luận rồi trả lời, GV nhấn mạnh các kiến thức liên quan.
2. Thực hiện phép tính:
- GV đưa ra đề bài .
- 4 HS lên bảng, HS lớp làm vào vở.
- GV- HS nhận xét, bổ sung.
à Chú ý khi bỏ dấu ngoặc mà đằng trước có dấu trừ.
a) (3x+y-z)-(4x-2y+6z)=-x+3y-7z.
b) (-5x2y+3xy2+7)+(-6x2y+4xy2-5)=
-11 x2y+7 xy2+2.
c) (2,4x3-10 x2y)+(7 x2y-2,4x3+3 xy2)=0
d) (5,7x2y-3,1xy+8y3)-(6,9xy-2,3 x2y-8y3)=
8 x2y-10xy+16 y3.
3. Tổ chức thi giữa hai dãy:
- GV nêu ra yêu cầu:
Cho ba đa thức sau:
A=x2-3xy-y2, B=-2x2+xy+2y2, C=7y2+3x2-4xy.
Hãy tìm A+B+C, A-B+C, A-B-C rồi tìm bậc của mỗi đa thức đó?
- Cho hai đội HS (mỗi đội gồm 6 HS) thi, đội nào làm xong trước và đúng sẽ thắng.
- GV và các HS khác làm trọng tài.
Kết quả:
A+B+C=2x2-6xy-8y2.
A-B+C=6x2-8xy+4y2.
A-B-C=-10y2
d. củng cố: Từng phần
e. hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Nắm chắc cách cộng, trừ đơn thức đồng dạng, cộng, trừ đa thức.
- Làm các bài tập trong SBT-13, 14.
- Xem lại cách cộng, trừ đa thức một biến, tìm nghiệm của đa thức một biến.
---------------------------------------
tuần 32	ns: 06-4-2009
tiết	 30	nd: 10-4-2009
luyện tập về đa thức một biến. 
cộng, trừ đa thức một biến
i. mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về đa thức 1 biến, cộng trừ đa thức 1 biến; nghiệm của đa thức một biến.
- Được rèn luyện kĩ năng sắp xếp đa thức theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến; cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức không.
- Rèn luyện kĩ năng tính toán. Học sinh trình bày cẩn thận.
ii. chuẩn bị:
- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ.
- HS: Dụng cụ học tập,SGK, SBT theo HD tiết 29
iIi. tiến trình dạy học:
 a. tổ chức: (1') Sĩ số 7a	7b
b. kiểm tra : (8')
- Có những cách nào để sắp xếp đa thức một biến; cộng, trừ đa rhức một biến? Sắp xếp đa thức sau theo luỹ thừa tăng của biến rồi tìm bậc và chỉ ra hệ số cao nhất, hệ số tự do?
A(x)=5-6x4+2x3+x+5x4+x2+3x3.
- Khi nào số a được gọi là nghiệm của đ thức P(x)? Vì sao x=1 là nghiệm của đa thức P(x)=x2-x?
c. luyện tập: 
1. Cộng, trừ đa thức một biến:
Cho các đa thức:
fx)=3+3x-1+3x4, g(x)=-x3+x2-x+2-x4
a) Tính f(x)+g(x)
b) Tính f(x)- g(x)
- Cần chú ý gì khi công, trừ đa thức theo hàng dọc?
- Lưu ý khi sắp xếp đa thức khuyết bậc?
a) f(x)=3x4+3x+2
 g(x)=-x4-x3+x2-x+2 
f(x)+g(x)=2x4-x3+x2+2x+4
b) f(x)-g(x)=4x4+x3-x2+4x.
2. Kiểm tra nghiệm:
a) Đa thức f(x)=3x2-9x+6 với các giá trị x=0 x=1, x=2.
b) Đa thức g(x)=x5+x4+3x3+3x2+x+1 với các gía trị x=0, x=1.
- Cách làm?
à Tính f(1) và f(2), kiểm tra xem giá trị đó có bằng 0 không.
- 2 HS lên bảng trình bày.
a) f(0)=3.02-9.0+6=60
f(1)=3.12-9.1+6=3-9+6=0
 f(2)=3.22-9.2+6=12-18+6=0
à x=1 và x=2 là hai nghệm của f(x),
 x=0 không là nghiệm của f(x).
b) g(-1)=(-1)5+(-1)4+3.(-1)3+3.(-1)2+(-1)+1=
 -1+1-3+3-1+1=0
g(0)= 05+04+3.03+3.02+0+1=10
à x=-1 là nghiệm của g(x).
 x=0 không là nghiệm của g(x).
3.Bài tập trắc nghiệm:
a) Cho các số ở bên phải mỗi đa thức, số nào là bậc của mỗi đa thức đó?
P(x)=7x2+5x3-6x4+3x2+2. 7 4 6
Q(x)= x+ 1 
R(x)=3x7-x5-3x7-1 5 7 1
S(x)=0 1 0 không có bậc
	Xác định câu Đ-S:
+ Hệ số cao nhất của P(x) là 7
+ Hệ số tự do của Q(x) là
+ Hệ số của luỹ thừa bậc 4, 3, 2, 1 của R(x) bằng 0.
b) Trong các số ở bên phải mỗi đa thức, số nào là nghiệm của đa thức đó.
A(x)=3x-9 -3 0 3 2
B(x)=6x+1 - - 
M(x)=5x2-7x+2 -2 -1 1 
- GV đưa đề bài lên bảng, HS thảo luận rồi trả lời, GV nhấn mạnh kiến thức liên quan.
d. củng cố: Từng phần.
e. hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Nắm chắc các kiến thức đã học về đa thức một biến.
- Làm các bài tập trong SBT- 15, 16.
- Chuẩn bị luyện tập về tính chất ba đường trung tuyến trong tam giác.
---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docT30,31.doc