Giáo án Đại số khối 7 - Chương II: Hàm số và đồ thị

Giáo án Đại số khối 7 - Chương II: Hàm số và đồ thị

Chương II: HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ

Tiết 23

§1. ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: - Biết công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận y = kx (k 0).

 - Biết tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận.

 2.Kỹ năng: - Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ thuận với nhau không. 3.Thái độ: - Yêu thích môn toán qua các bài toán thự tế.

 

doc 41 trang Người đăng vultt Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số khối 7 - Chương II: Hàm số và đồ thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2011
Ngày dạy: 01/11/2011 
 Dạy lớp: 7A; 7B
Chương II: HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ
Tiết 23
§1. ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Biết công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận y = kx (k 0).
	 - Biết tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận.
	2.Kỹ năng:	- Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ thuận với nhau không.	3.Thái độ: 	- Yêu thích môn toán qua các bài toán thự tế.
II. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên: - Giáo án + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ, phiếu học tập.
2.Học sinh:	- Học bài và làm bài tập đầy đủ, bảng nhóm.
	- Đọc trước nội dung bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
*Đặt vấn đề vào bài mới: ( 3')
GV: Ở tiểu học chúng ta đã học nếu đại lượng này tăng(giảm) bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng (giảm) bấy nhiêu lần. Hai đại lượng đó có mối quan hệ gì với nhau?
Hs: Hai đại lượng tỉ lệ thuận.
? Hãy lấy vd về các đại lượng tỉ lệ thuận với nhau?
Hs: + Chu vi và cạnh hình vuông.
 + Quãng đường và thời gian của vật chuyển động đều.
 + Giá tiền phải trả và số tập cùng 1 loại đã mua.
 + Khối lượng và thể tích của một thanh kim loại đồng chất.
? Có cách nào để mô tả ngắn gọn hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau không?
Chúng ta sẽ cùng tìm được câu trả lời trong bài học hôm nay.
Gv: Giới thiệu cấu trúc của chương II.
 	2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV
Hs
Chúng ta cùng đi xét hai vd trong số các vd đó. (Treo bảng phụ ?1) 
Trả lời
1. Định nghĩa. (17’)
?1. a) S = 15.t
b) m = D . V (D 0)
?
Hai công thức trên có điểm gì giống nhau?
Hs
Đại lượng này bằng đại lượng kia nhân với một hằng số khác 0
?
Nếu gọi chung đại lượng S, m là y. t,V là x.15,D là k thì ta có công thức tổng quát như thế nào?(HS K, G)
Hs
y = k. x
Gv
Khi đó ta nói y tỉ lệ thuận với đại lượng x
?
Vậy khi nào thì đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng ? (HS K)
Hs
Khi đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = k.x (k 0)
Gv
Khi đó k được gọi là hệ số tỉ lệ.
Gv
Tổng quát ta có định nghĩa sau.
*Định nghĩa: (SGK - 52)
Hs
Đọc đn
Gv
Viết vào BĐTD. Đây chính là cách ngắn gọn hơn để thể hiện hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.
+ Cách hiểu ở dưới tiểu học chỉ là 1 trường hợp riêng k > 0. Vì vậy để nhận biết hai đại lượng có tỉ lệ thuận với nhau hay không, ta cần xem chúng có liên hệ với nhau bằng công thức dạng: y = k.x (k 0) hay không.
?
Treo bảng phụ bài tập: 
1.Điền vào chỗ trống.
a) Nếu thì ...(y tỉ lệ thuận với x) theo hệ số tỉ lệ...()
b) Nếu z = mt (m 0) thì ... (z tỉ lệ thuận với t) theo ...(hệ số tỉ lệ m)
2.Viết công thức thể hiện:
c) Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ -6: (y = -6x)
d) Đại lượng u tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ 7: (u = 7v)
Hs
Dãy 1: làm câu a,c
Dãy 2: làm câu b,d
GV
Treo bảng phụ bài tập 2: Trong các công thức sau công thức nào thể hiện đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x?
a) b) c) y = x
d) e) y =- x
Hs
Thảo luận nhóm bàn (2’)
Giải thích: b) sai vì y liên hệ với x theo 
GV
công thức (k 0) 
d) sai vì chưa có điều kiện b 0
Lưu ý: Trong công thức phải chứa phép nhân và điều kiện hằng số khác 0 thì hai đại
lượng trong công thức đó mới TLT với nhau. Còn công thức ở phần b lại chỉ một mối quan hệ khác mà bài học sau chúng ta sẽ tìm hiểu.
GV
Treo bảng phụ ?2 (HD: Tìm công thức viết x theo y để tìm hệ số tỉ lệ)
Hs
thảo luận nhóm bàn và trả lời.
Gv
Ghi bảng
?2 Vì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ nên y = x
vậy x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 
?
 và có mối quan hệ gì? (HS Tb)
Hs
Là hai số nghịch đảo.
?
y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k thì x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ bao nhiêu?
Hs
Gv
Treo bảng phụ chú ý và ghi BĐTD.
Gv
Chốt: nếu y = kx x = y và 
Gv
Treo bảng phụ ? 3
?3.
HS
Đọc bài 
Gv
Biểu đồ hình cột biểu diễn khối lượng của 4 con voi có nghĩa là khối lượng tỉ lệ thuận với chiều cao theo công thức 
?
Vậy mỗi con khủng long ở cột b, c, d nặng bao nhiêu tấn? (HS Tb)
Hs
Vậy con khủng long b nặng 8 (t),c nặng 50 (t), d nặng 30 (t).
Gv
Treo bảng phụ ?4 a, b 
2. Tính chất. (18’)
Hs
Trả lời
?4 a) Vì y và x là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau nên:
Hay 
Hệ số tỉ lệ của y đối với x là 2
b) 
Gv
Giải thích cụm từ “giá trị tương ứng”
Gv
Treo tiếp bảng phụ bài tập ?4.
Hoạt động nhóm: ?4
N1,2,3: Có nhận xét gì về tỉ số giữa hai giá trị tương ứng? 
N3, 4,5: Có nhận xét gì về tỉ số hai giá trị bất kỳ của đại lượng này và tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia? 
và ; và 
Hs
Hoạt động nhóm(3’)
Gv
Treo bảng phụ tính chất
*Tính chất: (SGK - 53)
Gv
Ghi BĐTD. Nếu có t/c1 thì có thể suy ra ngay t/c 2 và ngược lại.
Gv
Ngược lại Muốn kiểm tra hai đại lượng có TLT với nhau hay không ngoài cách dùng định nghĩa là xem chúng có liên hệ với nhau bằng công thức dạng:
 y = k.x (k 0) hay không. Mà chúng ta còn dùng tính chất. Nếu tỉ số hai giá trị tường ứng của chúng luôn không đổi hoặc tỉ số của hai giá trị bất kỳ của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia thì hai đại lượng đó TLT với nhau. 
?
Áp dụng các kiến thức đó làm BT3
HS
Hai đội chơi (mỗi đội 3 hs)
Thi ai nhanh hơn.(2’)
Bài 3: = 7.8 
Nên đại lượng m TLT với đại lượng V.
3.Củng cố -Luyện tập: (5’)
?Qua bài học hôm nay chúng ta cần nắm được những nội dung kiến thức nào?
	HS: Trả lời.
GV: Thi ai nhanh hơn. (Bảng phụ bài tập):Biết rằng đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau. Và khi x = 5 thì y = -2
? Hãy tìm x và y trong bảng sau:
x
()
-1
1
5
y
3
-2
-3
Gv: Đọc giá trị cho trước ba lần ngắt quãng, hs nào có đáp án thì nói
Ơ -ê –ka và giải thích tại sao chọn đáp án đúng.
4 .Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 2’)
- Bài tập về nhà: 1, 2, 4(SGK- 54,55). 4,7 (SBT- 43)
- HD bài 4: và nên .
 Vậy z TLT với theo hệ số tỉ lệ là k.h
Ngày soạn: 05/11/2011
Ngày dạy: 07/11/2011 
 Dạy lớp: 7A; 7B
Tiết 24
§2. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Củng cố định nghĩa và tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận.
	2.Kỹ năng:	- Giải được một số dạng toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ thuận.
3.Thái độ: 	- Yêu thích môn toán qua các bài toán thự tế.
II. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên: - Giáo án + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ, phiếu học tập.
2.Học sinh:	- Học bài và làm bài tập đầy đủ, bảng nhóm.
	- Đọc trước nội dung bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (7’)
a) Câu hỏi
b) Đáp án
HS1: - Định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận?
 - Chữa bài tập 4 SBT/43
Cho biết x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 0,8 và y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ 5. Hãy chứng tỏ x tỉ lệ thuận với z và tìm hệ số tỉ lệ.
HS2: - Phát biểu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận
Cho bảng sau:
t
- 2
2
3
4
S
90
- 90
- 135
- 180
? Hãy chọn kết quả “đúng”; “sai” trong các câu sau?
S và t là hai đại lượng tỉ lệ thuận
S tỉ lệ thuận với t theo hệ số tỉ lệ là - 45
T tỉ lệ thuận với s theo hệ số tỉ lệ là 
HS1: 
- Định nghĩa/SGK. (3đ)
- Vì x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 0,8 nên ta có: x= 0,8 y
Vì y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ 5 nên ta có y = 5z
 x = 0,8.y = 0,8 .5.z = 4.z x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ 4. (7đ)
HS2: 
- Tính chất: (3đ)
Đ
Đ
S: sửa thành đúng là: (7đ)
*Đặt vấn đề vào bài mới: (1')
GV: Trong tiết học trước chúng ta đã được học về hai đại lượng tỉ lệ thuận.: Định nghĩa, tính chất.Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ vận dụng kiến thức đó vào giải bài tập của dạng toán này.
 	2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV
HS
Treo bảng phụ bài toán 1/SGK.
Đọc và tóm tắt đề bài.
1.Bài toán 1: (16’)
Tóm tắt:
V = 12 cm3; V2 = 17 cm3
m1= ? ; m2= ?
m2 - m1= 56,5 gam
?
HS
Khối lượng và thể tích là hai đại lượng như thế nào? (HS Tb)
Tỉ lệ thuận
Giải
GV
?
HS
Gọi khối lượng của 2 thanh chì là m1 và m2
Theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận ta có điều gì? (HS K, G)
=
Gọi khối lượng của hai thanh chì là m1 và m2. Do khối lượng và thể tích là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có:
?
HS
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có điều gì? Tính m1; m2? (HS K)
==
====11,3
 m1= 12.11,2 = 135,6 kg
 m2= 192,1 kg
GV
Nhận xét, ghi bảng và nhấn mạnh cách giải.
GV
Treo bảng phụ ?1/SGK và hướng dẫn.
HS
- Hoạt động cá nhân trả lời ?1.
?1.
GV
- 1HS lên bảng trình bày. HS cả lớp nhận xét.
Nhận xét và chốt kiến thức qua ?1.
Giải
Gọi khối lượng của hai thanh đồng chất là m1 và m2. ứng với thể tích là v1 và v1. Do khối lượng và thể tích là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có:
== ==
 == 8,9(g)
 m1= 89; m2135,8 (g)
?
HS
GV
Đề bài toán ?1 còn có thể phát biểu đơn giản như thế nào? (HS G)
Trả lời.
Đưa nội dung chú ý/SGK.
*Chú ý/SGK-55
2. Bài toán 2. (12’)
GV
HS
Treo bảng phụ ?2.
Đọc đề bài.
Giải
?
HS
?
HS
HS
GV
Các góc A; B; C lần lượt tỉ lệ với 1; 2; 3 điều đó có nghĩa gì? (HS K, G)
A : B : C = 1 : 2 : 3
Cần thêm yếu tố nào để tính được góc A; B; C? (HS Tb)
Tổng 3 góc bằng 1800
Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài.
- Gọi 1HS lên bảng trình bày. HS cả lớp nx.
- Nhận xét và nhấn mạnh cách giải dạng bài toán như vậy.
Vì các góc: lần lượt tỉ lệ với các số 1; 2; 3 nên: 
 mà 
3.Củng cố -Luyện tập: (7’)
GV: Treo bảng phụ bài tập: Biết chu vi của một thửa đất hình tứ giác là 57m, các cạnh của tứ giác tỉ lệ với các số 3; 4; 5; 7. Tính độ dài mỗi cạnh.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài trong 4phút.
HS: Hoạt động nhóm làm bài.
GV: Chữa bài các nhóm và nhận xét, chốt lại kiến thức cơ bản qua bài tập
Giải
Gọi các cạnh của tứ giác lần lượt là: a, b, c, d (m)
Vì các cạnh: a, b, c, d lần lượt tỉ lệ với các số 3; 4; 5; 73 nên: 
 mà a + b + c + d = 57 m
Suy ra: a = 3.3 = 9
 b = 4.3 = 12
 c = 5.3 = 15
 d = 7.3 = 21
4 .Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 2’)
	- Xem lại các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận và cách giải.
	- Bài tập về nhà: 5; 6; 7 (SGK – 55; 56)
Ngày soạn: 06/11/2011
Ngày dạy: 08/11/2011 
 Dạy lớp: 7A; 7B
Tiết 25
LUYỆN TẬP.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Học sinh làm thành thạo các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia theo tỉ lệ.
	2.Kỹ năng:	- Có kĩ năng sử dụng thành thạo định nghia, tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận, sử dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán.
3.Thái độ: 	- Yêu thích môn toán qua các bài toán thự tế.
II. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên: - Giáo án + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ, phiếu học tập.
2.Học sinh:	- Học bài và làm bài tập đầy đủ, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	a)Câu hỏi: 
	? Phát biểu định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận?
? Đại lượng y t ... c định trên mặt phẳng toạ độ những điểm:
 A(-3; 5) , B(2; -3) , C(0; 3) , D(-4; 0)
HS: Hoạt động nhóm xác định các điểm trên mặt phẳng toạ độ.
GV: Chữa và nhận xét bài làm các nhóm.
4 .Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 2’)
- Học lí thuyết: Khái niệm và quy định của mp toạ độ, toạ độ của 1 điểm
	- Làm bài tập: 32; 33; 34 (Sgk/ 67, 68) 
	- Chuẩn bị tiết sau luyện tập
- Hướng dẫn bài 35: Từ mỗi đỉnh kẻ đường thẳng song song với hai trục toạ độ cắt hai trục toạ độ tại hai điểm đó là hoành độ và tung độ của điểm cần tìm.
Ngày soạn: 30/11/2011
Ngày dạy: 02/12/2011 
 Dạy lớp: 7A; 7B
Tiết 32
LUYỆN TẬP.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Học sinh được vận dụng kiến thức lí thuyết về mặt phẳng toạ độ vào làm bài tập.
2.Kỹ năng:	- Rèn kĩ năng vẽ hệ trục toạ độ, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó và ngược lại xác định toạ độ khi cho biết điểm trên mặt phẳng toạ độ.
3.Thái độ: 	- Cẩn thận trong vẽ hệ trục toạ độ và xác định ví trí của điểm trên mặt phẳng toạ độ.
II. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên: - Giáo án; SGK, bảng phụ, phiếu học tập.
2.Học sinh:	- Học bài và làm bài tập đầy đủ, bảng nhóm, giấy ôli vuông.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (6’)
	a) Câu hỏi: 
	HS1: Chữa bài tập 32/SGK.
	HS2: Chữa bài tập 33/SGK (Bảng phụ hệ trục toạ độ Oxy)
	b) Đáp án: 
	HS1: Bài tập 32/SGK
	a) M(-3; 2) ; N(2; -3) ; P(0; -2) ; Q(-2; 0) (10đ)
	b) Tung độ của điểm này là hoành độ của điểm kia và ngược lại.
	HS2: Bài tập 33/SGK.
 (10đ)
*Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)
GV: Trong tiết học trước chúng ta đã được nghiên cứu về mặt phẳng toạ độ: Vẽ hệ trục toạ độ, xác định điểm trên hệ trục toạ độ, biểu diễn điểm trên mặt phẳng toạ độ. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ sử dụng các kiến thức đó vào giải bài tập.
 	2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV
Yêu cầu HS trả lời nhanh yêu cầu bài tập 34/SGK.
Bài 34 (Sgk/ 68) (3')
HS
Hoạt động cá nhận trong vòng 3ph
?
Một điểm bất kỳ trên trục hoành có tung độ bẳng bao nhiêu?(HS Tb)
a) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0
?
Một điểm bất kì trên trục tung có hoàng độ bằng bao nhiêu?(HS Tb)
b) Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng 0
GV
HS
- Treo bảng phụ bài tập 35/SGK.
- Yêu cầu HS làm bài tập 35/SGK.
- Cá nhân làm bài trong 3 phút.
- 2HS lên bảng trình bày, HS cả lớp cùng làm và nhận xét.
Nhận xét và chốt kiến thức cơ bản cần ghi nhớ qua nội dung bài tập 35.
Bài 35 (Sgk/ 68) (8')
+)Toạ độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD:
A(0,5; 2); B(2;2); C(2;0); D(0,5; 0)
+)Toạ độ các đỉnh của hình PQR: 
P(-3; 3); Q(-1;1); R(- 3;1) 
GV
HS
?
Yêu cầu HS làm bài tập 36/SGK.
Nghiên cứu đề bài tập 36.
Để đánh dấu được các điểm trên mp toạ độ khi biết toạ độ của mỗi điểm ta làm như thế nào? (HS K, G)
Bài 36 (Sgk/ 68) (8')
HS
GV
HS
Để biểu diễn mỗi điểm M(x, y) trên mặt phẳng toạ độ ta làm như sau:
x
0
3
2
1
-1
-2
-3
-3
-4
-2
-1
2
1
A
D
C
B
- Từ điểm x trên trục hoành kẻ đường thẳng song song với trục tung
- Từ điểm y trên trục tung kẻ đường thẳng song song với trục hoành
- Giao điểm của hai đường thẳng này chính là điểm M
Treo bảng phụ hêu trục toạ độ Oxy.
1HS lên bảng biểu diễn các điểm theo yêu cầu, HS cả lớp cùng làm và nhận xét.
y
?
Để xác định chính xác điểm trên mp toạ độ ta cần có kĩ năng nào?(HS Tb)
Tứ giác ABCD là hình vuông
HS
- Xác định vị trí các điểm chia trên mp toạ độ chính xác
- Vẽ các đường thẳng song song chính xác.
?
Tứ giác ABCD là hình gì?
HS
Hình vuông vì có cạnh bằng 2 đơn vị. Có 4 góc vuông
GV
Treo bảng phụ nội dung bài 37/SGK.
(Vẽ sẵn hệ trục toạ độ Oxy)
Bài 37 (Sgk/ 68) (7')
HS
Lên bảng viết các cặp giá trị tương ứng (x; y)
HS
Lên bảng xác định các điểm O, A, B, C, D
?
HS
Hãy nối các điểm A, B, C, D, O có nhận xét gì về 5 điểm này?
5 điểm này thẳng hàng.
Giải
a) (0;0); (1;2); (2;4); (3;6); (4;8)
x
2
1
5
4
7
8
3
A
D
C
B
0
3
2
1
4
b)
GV
Treo bảng phụ bài tập 38/SGK và yêu cầu HS trả lời.
Bài 38 (Sgk/ 68) (7')
?
Muốn biết chiều cao của từng bạn em là như thế nào?(HS K)
HS
Từ các điểm Hồng, Đào, Hoa, Liên kẻ các đường vuông góc xuống trục trung (Chiều cao)
a) Đào là ngườu cao nhất và cao 15dm hay 1,5m
?
Tương tự muốn biết số tuổi mỗi bạn em làm như thế nào? (HS Tb)
b) Hồng là người ít tuổi nhất là 11 tuổi
c) Hồng cao hơn Liên (1dm) và Liên nhiều tuổi hơn Hồng (3 tuổi)
HS
- Kẻ các đường vuông góc xuống trục hoành (Tuổi)
- Lần lượt trả lời các câu hỏi của bài tập.
GV
Chốt lại toàn bài:
- Vẽ hệ trục toạ độ Oxy.
- Biểu diễn điểm trên mặt phẳng toạ độ.
- Tìm toạ độ của một điểm cho trước.
3.Củng cố -Luyện tập: (3’)
GV : Y/c HS đọc phần có thể em chưa biết.
? Như vậy để chỉ một quân cờ đang ở vị trí nào ta phải dùng những kí hiệu nào?
HS: Để chỉ một quân cờ ở vị trí nào ta phải dùng 2 kí hiệu 1 chữ và 1 số.
? Cả bàn cờ có bao nhiêu ô?
HS: Cả bàn cờ có 8.8 = 64 (ô)
4 .Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 2’)
- Ôn lại lí thuyết về mặt phẳng toạ độ
	- Ôn tập các bài tập đã chữa và làm các bài tập: bài 47, 48, 49 (SBT/ 50,51)
	- Đọc trước bài : Đồ thị hàm số y = ax( a o)
Ngày soạn: 07/12/2011
Ngày dạy: 09/12/2011 
 Dạy lớp: 7A; 7B
Tiết 33
§7. ĐỒ THỊ HÀM SỐ Y = AX.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Biết được khái niệm đồ thị của hàm số.
- Biết dạng của đồ thị hàm số y = ax (a 0).
2.Kỹ năng:	- Vẽ thành thạo đồ thị hàm số y = ax (a 0).
3.Thái độ: - Cẩn thận, chính xác khi đo vẽ và yêu thích môn học.
II. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên: - Giáo án; SGK, bảng phụ, phiếu học tập.
2.Học sinh:	- Học bài và làm bài tập đầy đủ, bảng nhóm, giấy ôli vuông.
	- Đọc trước nội dung bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài mới)
*Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)
GV: Chúng ta đã biết nhờ có mặt phẳng toạ độ chúng ta biểu diễn được tất cả các điểm. Hàm số là sự phụ thuộc của hai đại lượng. Vậy ta có thể sử dụng mặt phẳng toạ độ để biểu diễn được trực quan mối quan hệ giữa hai đại lượng của đồ thị hay không? Ta vào bài học hôm nay
 	2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV
Để hiểu rõ thế nào là đồ thị hàm số ta cùng đi tìm hiểu phần 1.
1. Đồ thị hàm số là gì? (12')
GV
- Treo bảng phụ ?1/SGK và hệ trục toạ độ Oxy. 
- Yêu cầu HS đọc, nghiên cứu trả lời
? 1
HS
- Đứng tại chỗ thực hiện câu a
- Vẽ hệ trục toạ độ trên giấy kẻ ôli và đánh dấu các cặp số.
Giải
GV
Y/c 1HS lên bảng đánh dấu các cặp số vào trên hệ trục toạ độ trên bảng phụ.
a){(-2;3); (-1;2); (0;-1); (0,5;1); (1,5;-2)}
HS
- 1HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- HS cả lớp nhận xét.
x
0
3
2
1
-1
-2
-2
2
1
R
N
M
P
Q
y
b)
GV
Các điểm M, N, P, Q, R biểu diễn các cặp số của hàm số y = f(x). Tập hợp các điểm đó gọi là đồ thị của hàm số y = f(x) đã cho.
?
Vậy thế nào là đồ thị của hàm số y = f(x) đã cho?(HS K, G)
HS
Đồ thị của hàm số y = f(x) đã cho là tập hợp các điểm {M, N, P, Q, R}
?
HS
Vậy đồ thị hàm số y = f(x) là gì?(HS G)
Trả lời.
GV
HS
Nhận xét và nhấn mạnh lại định nghĩa.
Đọc nội dung định nghĩa.
* Định nghĩa (Sgk/ 69)
GV
HS
Cho học sinh nghiên cứu đọc ví dụ 1, quan sát hình 23
Nghiên cứu ví dụ 1/SGK.
Ví dụ 1: (SGK)
?
Qua nghiên cứu hãy cho biết để vẽ đồ thị hàm số y = f(x) ta phải làm những bước nào?(HS K, G)
HS
+ Vẽ hệ trục toạ độ Oxy
+ Xác định trên mp toạ độ các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; y) của hàm số.
GV
Vậy đồ thị hàm số y = f(x) có dạng như thế nào ta sang phần 2.
2. Đồ thị hàm số y = ax (a0)
(25')
GV
Xét hàm số y = 2x, có dạng y = ax với 
a = 2
?
Hàm số này có thể tìm được bao nhiêu cặp số (x; y)?(HS Tb)
HS
Hàm số này có thể tìm được vô số cặp số (x; y)
GV
Chính vì hàm số y = 2x có vô số cặp số (x;y) nên ta không thể liệt kê hết được các cặp số của hàm số. Ta thử vẽ 1 điểm thuộc đồ thị hàm số của nó và qua đó xét xem đồ thị có hình dạng như thế nào? 
Ta làm ? 2
GV
Treo bảng phụ ? 2
? 2 
GV
HS
Cho học sinh hoạt động nhóm làm phần a)
Hoạt động nhóm làm phần a) trong 3 phút rồi lần lượt thông báo kết quả, nhận xét và thống nhất kết quả.
Giải
a. Năm cặp số là: (-2;-4); (-1;-2); (0;0); (1;2); (2;4)
GV
HS
GV
Y/c HS hoạt động cá nhân biểu diễn 5 cặp số trên hệ trục toạ độ đã kẻ trên giấy kẻ ô vuông và thực hiện theo yêu cầu phần c)
- Cá nhân làm bài theo yêu cầu.
- 1HS lên bảng biểu diễn
Cho HS cả lớp nhận xét và thống nhât kết quả, cách biểu diễn trên bảng.
y
 x
0
4
2
1
-2
-2
2
1
GV
Chốt lại: Các điểm biểu diễn các cặp số của hàm số y = 2x ta nhận thấy cùng nằm trên một đường thẳng qua gốc toạ độ.
?
Đồ thị của hàm số y = ax (a0) có dạng như thế nào?(HS K, G)
HS
Trả lời.
*Kết luận/SGK - 70	
GV
?
Nhận xét và rút ra kết luận về đồ thị của hàm số y = ax (a 0)
Từ khẳng định trên để vẽ được đồ thị h/s y=ax (a0) ta cần biết mấy điểm của đồ thị?(HS Tb)
? 3
HS
Để vẽ được đồ thị của hàm số y = ax (a0) ta cần biết 2 điểm phân biệt của đồ thị.
GV
HS
Yêu cầu làm ? 4
Cá nhân trả lời.
? 4 Cho hàm số y = 0,5x
a) A(2;1)
x
0
y
2
1
A
-2
2
1
HS
Tự chọn điểm A
A(4; 2) hoặc A(2; 1) ...
b)
GV
HS
GV
Vì đồ thị của hàm số y = ax là một đường thẳng luôn đi qua gốc toạ độ, như vậy khi vẽ đồ thị hàm số này ta cần xác định thêm mấy điểm và xác định như thế nào?(HSK)
Trả lời.
Đó là nội dung phần nhận xét.
Đường thẳng OA là đồ thị hàm số 
y = 0,5x.
* Nhận xét (Sgk/71)
GV
?
Yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ 2/SGK.
Nghiên cứu ví dụ 2.
Hãy nêu các bước vẽ đồ thị hàm số trong ví dụ 2?(HS Tb)
* Ví dụ 2 (SGK)
HS
+ Vẽ hệ trục toạ độ Oxy
+ Xác định thêm 1 điểm thuộc đồ thị hàm số khác điểm O. Chẳng hạn A(2; -3)
+ Vẽ đường thẳng OA, đường thẳng đó là đồ thị hàm số y = - 1,5x
GV
HS
GV
- Bài tập: Vẽ đồ thị của hai hàm số sau: 
a) y = x b) y = - 2x
- Yêu cầu HS họat động nhóm trong 5ph.
Hoạt động nhóm: 
+) Nhóm 1; 2 làm câu a)
+) Nhóm 3; 4 làm câu b)
Nhận xét bài làm các nhóm, lưu ý các sai sót thường gặp phải tron quá trình làm bài của HS.
3.Củng cố -Luyện tập: (5’)
GV: Lần lượt yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau.
+ Đồ thị hàm số là gì?
+ Vẽ đồ thị hàm số là làm những công việc gì?
+ Đồ thị hàm số y = ax (a0) là gì?
+ Để vẽ đồ thị hàm số y = ax (a0) ta làm như thế nào? Có cách nào vẽ nhanh nhất?
HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi.
4 .Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 2’)
- Nắm vứng các kết luận và cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (a0)
	- Bài tập về nhà: Bài 39; 40, 41; 42; 43 (SGK/ 72, 73); 53, 54(SBT/ 52)
- Hướng dẫn bài 42: Xác định hệ số a ta phải xác định được (x; y) trên mặt phẳng tọa độ. Thay x, y vào công thức y = ax để tính a.
	- Chuẩn bị tiết sau luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docDAI 7 HAO HT.doc