Giáo án Đại số khối 7 - Cộng, trừ đa thức một biến

Giáo án Đại số khối 7 - Cộng, trừ đa thức một biến

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS nắm được cách cộng hai đa thức một biến đã sắp xếp và trừ hai đa thức một biến đã sắp xếp. Đặc biệt là cách cộng trừ hai đa thức một biến bằng cách đặt phép tính theo cột dọc.

- HS thực hành được cộng hai đa thức một biến và vận dụng để làm được một số bài tập có liên quan đến phép tính cộng hai đa thức một biến.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tính toán cộng, trừ các đa thức một biến.

3. Thái độ:

- Tích cực hợp tác nhóm, sáng tạo, yêu thích môn học hơn.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1798Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số khối 7 - Cộng, trừ đa thức một biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 14/03/2011
	Tuần: 29
	Tiết: 60
CỘNG, TRỪ ĐA THỨC MỘT BIẾN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nắm được cách cộng hai đa thức một biến đã sắp xếp và trừ hai đa thức một biến đã sắp xếp. Đặc biệt là cách cộng trừ hai đa thức một biến bằng cách đặt phép tính theo cột dọc.
- HS thực hành được cộng hai đa thức một biến và vận dụng để làm được một số bài tập có liên quan đến phép tính cộng hai đa thức một biến.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng tính toán cộng, trừ các đa thức một biến.
3. Thái độ:
- Tích cực hợp tác nhóm, sáng tạo, yêu thích môn học hơn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Thước kẻ, SGK, SGV
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
III. Phương pháp:
- Gợi mở – Vấn đáp
- Trực quan
- Luyện tập 
- Hoạt động nhóm
IV. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
(5 phút )
CH: Thế nào là đa thức một biến ?Bậc của đa thức một biến là gì ? Làm bài 40 (SGK/43)
- GV gọi HS nhận xét
- GV đánh giá, cho điểm
Trong qua trình thu gọn đa thức một biến ta đã thực hiện cộng, trừ đa thức một biến. Vậy để cộng trừ đa thức một biến ta làm như thế nào ?
 - HS trả bài và cho một số ví dụ về đa thức
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến. Bậc của đa thức một biến (khác đa thức không, đã thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó.
Bài 40 (SGK/43)
a)
b) -5 là hệ số cao nhất; -1 là hệ số tự do; hệ số của các lũy thừa bốn, ba, hai, một theo thứ tự là 2; 4; 4; -4, hệ số của lũy thừa bậc năm bằng 0.
Hoạt động 2: Cộng hai đa thức một biến
( 17 phút )
GV cho ví dụ:
Cho hai đa thức sau:
P(x) = 5x2+ 5x4 – x3 + x2 – x – 1 
Q(x) = -x4 + x3 + 5x + 2 
Hãy tính tổng của chúng?
GV gọi 1 HS lên bảng làm
Gọi HS khác nhận xét bổ sung.
Gv uốn nắn chốt lại: ta có thể cộng hai đa thức một biến theo quy tắc cộng hai đa thức đã học. Ngoài ra ta còn có thể cộng theo cách đặt phép tính cột dọc như sau: 
 P(x) = 2x5+ 5x4 – x3 + x2 – x – 1 
+
 Q(x) = -x4 + x3 + 5x + 2 
P(x) + Q(x) = 2x5 + 4x4 + x2 + 4x + 1
Lưu ý khi thực hiện cộng hai đa thức một biến theo cách hàng dọc thì ta xắp xếp các đa thức một biến đó và đặt các các hạng tử đồng dạng thẳng theo cột để dễ làm hơn tránh sự sai sót nhiều về dấu của các hạng tử.
Cho HS thực hiện lại cách tính đó vào vở.
HS quan sát
1 HS lên bảng làm
HS khác nhận xét bổ sung
HS ghi nhận
HS quan sát
HS ghi nhận cách làm
HS thực hiện phép tính vào vở.
1. Cộng hai đa thức một biến. 
Ví dụ: Cho hai đa thức sau:
P(x) = 2x5+ 5x4 – x3 + x2 – x – 1 
Q(x) = -x4 + x3 + 5x + 2 
 Hãy tính tổng của chúng
Cách 1:
P(x) + Q(x) =
= (2x5+ 5x4 – x3 + x2 – x – 1) 
+ (-x4 + x3 + 5x + 2)
= 2x5+ 5x4– x3+ x2 –x –1 -x4 +x3+5x+2
= 2x5 – 4x4 + x2 + 4x + 
Cách 2:
 P(x) = 2x5+ 5x4 – x3 + x2 – x – 1 
+
 Q(x) = -x4 + x3 + 5x + 2 
P(x) + Q(x) = 2x5 + 4x4 + x2 + 4x + 1
Hoạt động 3: Trừ hai đa thức một biến
( 17 phút )
Gv cho HS tự làm 
P(x) - Q(x) theo cách 1
Gọi 1 HS lên bảng trình bày
Gọi HS khác nhận xét bổ sung
Gv uốn nắn
Gv ngoài cách tính như trên còn có cách tính theo cột dọc tương tự như đối với phép cộng ở trên. Em hãy thức hiện phép tính P(x) – Q(x) ?
Gọi HS lên bảng làm
Gọi HS khác nhận xét bổ sung
Gv uốn nắn.
Lưu ý cho HS là trừ đi một số bằng cộng với số đối của nó. Đặt phép trừ sao cho các hạng tử đồng dạng nằm theo cột như: 
 P(x) = 2x5+ 5x4 – x3 + x2 – x – 1 __ 
 Q(x) = -x4 + x3 +5x + 2 
P(x) - Q(x) = 2x5 + 6x4 -2x3+ x2 – 6x -3
Cho HS đọc đề và làm 
Gọi 1 HS lên bảng làm
Gọi HS khác nhận xét bổ sung
Gv uốn nắn
1 HS lên bảng làm
HS khác nhận xét bổ sung
HS ghi nhận
HS tính theo cách tính theo cột dọc
1 HS lên bảng làm
HS khác nhận xét bổ sung
HS ghi nhận
HS đọc đề và suy nghĩ vận dụng làm 
1 HS lên bảng làm
HS khác nhận xét bổ sung
HS ghi nhận
2. Trừ hai đa thứcmột biến:
Ví dụ:
Trừ hai đa thức P(x) cho Q(x) ta làm như sau:
 P(x) = 2x5+ 5x4 – x3 + x2 – x – 1 
 - 
 Q(x) = -x4 + x3 + 5x + 2 
P(x) - Q(x) = 2x5 + 6x4 -2x3+ x2 – 6x -3
Chú ý: Để cộng hoặc trừ hai đa thức ta có thể làm như sau:
Cách 1:Thực hiện theo cách cộng, trừ theo bài 6 đã học.
Cách 2: Có thể cộng trừ, theo cách sắp xếp các đa thức theo lũy thừa giảm (hoặc tăng) của biến rồi đặt phép tính theo cột dọc và thực hiện cộng, trừ.
 Cho M(x) = x4 + 5x3 – x2 + x – 0,5
 N(x) = 3x4 – 5x2 – x – 2,5
Giải: 
 M(x) = x4 + 5x3 – x2 + x – 0,5
 +
 N(x) = 3x4 – 5x2 – x – 2,5
M(x) + N(x) = 4x4 +5x3 -6x2 - 3
b/ M(x) - N(x) 
 M(x) = x4 + 5x3 – x2 + x – 0,5
 _
 N(x) = 3x4 – 5x2 – x – 2,5
M(x) - N(x) = -2x4+ 5x3 + 4x2 +2x + 2
Hoạt động 4: Củng cố
( 5 phút )
Bài 44 ( SGK/45)
Cho HS đọc đề và suy nghĩ tìm cách làm
Gọi 1 HS lên bảng làm
Gọi HS khác nhận xét
Gv uốn nắn.
Bài 44 ( SGK/45)
HS đọc đề và suy nghĩ vận dụng làm
1 HS lên bảng làm
HS khác nhận xét bổ sung
HS ghi nhận
Bài 44 ( SGK/45)
 P(x) = 8x4 -5x3+x2 -
 Q(x) = x4 -2x3 + x2 -5x -
P(x)+Q(x) = 9x4 – 7x3 +2x2 – 5x - 1
 P(x) = 8x4 -5x3+x2 -
 Q(x) = x4 -2x3 + x2 -5x -
P(x)-Q(x) = 7x4 – 3x3 + 5x + 
 Hoạt động 5 : H­íng dÉn dỈn dß ( 1 phút ) 
- Nắm chắc thế nào là đa thức một biến, bậc của đa thức một biến, cách sắp xếp đa thức một biến, Cộng và trừ hai đa thức một biến bằng cả hai cách.
Ngày: 17/03/2011 
Tổ trưởng
Lê Văn Út
- Làm các bài tập 46,47,48 ( SGK/45, 46).
- Xem trước bài “Luyện tập” tiết sau học
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docCONG, TRU DA THUC MOT BIEN - Tiet 60.doc