I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm đồ thị của hàm số, đồ thị của hàm số y = ax
- Biết được ý nghĩa của đồ thị trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vẽ đồ thị hàm số y = ax
3. Thái độ:
- Tích cực, cẩn thận, chính xác, sáng tạo, yêu thích môn học hơn.
II. Chuẩn bị:
1. Gio vin:
- Bảng phụ, thước kẻ, SGK, SGV, SBT
2. Học sinh:
- SGK, SGV, SBT, vở, đồ dùng học tập
Ngày soạn: 21/12/2010 Tuần: 19 Tiết: 38 ĐÔ THỊ HÀM SỐ y = ax ( a 0 ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm đồ thị của hàm số, đồ thị của hàm số y = ax - Biết được ý nghĩa của đồ thị trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vẽ đồ thị hàm số y = ax 3. Thái độ: - Tích cực, cẩn thận, chính xác, sáng tạo, yêu thích môn học hơn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bảng phụ, thước kẻ, SGK, SGV, SBT 2. Học sinh: - SGK, SGV, SBT, vở, đồ dùng học tập III. Phương pháp: - Gợi mở – vấn đáp - Luyện tập – Thực hành - Hoạt động nhóm IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) - GV nêu câu hỏi: Thế nào được gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy; các trục Ox, Oy được gọi là trục gì? Điểm O được gọi là gì? Làm bài tập 38 (SGK/68 ) - Gọi HS khác nhận xét -GV đánh giá, cho điểm - HS trả lời câu hỏi và làm bài 38 (SGK/68 ) - HS khác nhận xét - HS lắng nghe Mặt phẳng có hệ trục Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy; trục Ox được gọi là trục hoành (nằm ngang), trục Oy được gọi là trục tung (thẳng đứng), điểm O được gọi là gốc tọa độ Bài 38 (SGK/68 )ä a) Đào là người cao nhất và cao 15dm = 1,5m b) Hồng là người ít tuổi nhất và là 11 tuổi c) Hồng cao hơn Liên nhưng Liên nhiều tuổi hơn Hồng Hoạt động 2: Đồ thị hàm số là gì ? ( 15 phút ) - GV nêu đề và yêu cầu HS thảo luận làm theo nhóm 3 phút - GV gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày, HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung - GV chốt lại và đưa ra khái niệm đồ thị của hàm số - HS thảo luận làm theo nhóm 3 phút - Đại diện 1 nhóm lên trình bày, HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe, ghi vào vở a) Các cặp giá trị tương ứng của hàm số y = f(x) là: M(-2; 3); N(-1; 2); P(0; -1); Q(0,5; 1); R(1,5; -2) b) Tập hợp các điểm biểu diễn các cặp số như thế được gọi là đồ thị cảu hàm số y = f(x). Như vậy: Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;y) trên mặt phẳng tọa độ. Hoạt động 3: Đồ thị hàm số y = ax ( a 0 ) ( 20 phút ) - GV nêu đề và yêu cầu HS thảo luận làm theo nhóm 5 phút - GV gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày, HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung - GV yêu cầu HS kiểm tra các điểm có nằm trên đường thẳng đó hay không? - GV chốt lại và đưa ra khái niệm đồ thị của hàm số - GV nêu đề và yêu cầu HS trả lời - GV nêu đề và yêu cầu HS trả lời - HS thảo luận làm theo nhóm 5 phút - Đại diện 1 nhóm lên trình bày, HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung - HS nhận xét: các điểm đều nằm trên đường thẳng - HS lắng nghe, ghi vào vở - HS trả lời: Đồ thị của hàm số y = ax là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ nên ta chỉ cần xác định thêm một điểm A nào đó, khác điểm O - HS trả lời : Đồ thị của hàm số y = 0,5x là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ nên ta chỉ cần xác định thêm một điểm A nào đó, khác điểm O. Chẳng hạn cho x = 2 thì y = 1, ta được điểm A(2 ; 1). Đường thẳng OA là đồ thị của hàm số y=0,5x Ta có hàm số y = 2x a) Các cặp giá trị tương ứng của hàm số y = 2x là: Khi x = -2 thì y = 2 . (-2) = -4 Khi x = -1 thì y = 2 . (-1) = -2 Khi x = 0 thì y = 2 . 0 = 0 Khi x = 1 thì y = 2 . 1 = 2 Khi x = 2 thi y = 2 . 2 = 4 Vậy ta có các cặp số sau : (-2 ; -4) ; (-1 ; -2) ; (0 ; 0) (1 ; 2) ; (2 ; 4) b) c) Người ta đã chứng minh được rằng : Đồ thị của hàm số y= ax ( a 0 ) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Từ khẳng định trên, để vẽ đồ thị của hàm số y = ax (a 0) ta cần biết thêm một điểm A nào đó, khác điểm O. Vì nó là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ Đồ thị của hàm số y = 0,5x là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ nên ta chỉ cần xác định thêm một điểm A nào đó, khác điểm O. Chẳng hạn cho x = 2 thì y = 1, ta được điểm A(2 ; 1). Đường thẳng OA là đồ thị của hàm số y = 0,5x Hoạt động 4 : Củng cố ( 4 phút ) - Cho HS làm ví dụ 2 (SGK/71) - Qua bài học hôm nay các em cần nắm được khái niệm của đồ thị hàm số, cách vẽ đồ thị của hàm số cho trước. Hoạt động 5 : Híng dÉn dỈn dß ( 1 phút ) - Học thuộc bài và làm bài tập 39, 40, 41 (SGK/71, 72) - Xem trước bài “ Luyện tập” tiết sau học V. Rút kinh nghiệm: Ngày / / TT: Lê Văn Út
Tài liệu đính kèm: