Giáo án Đại số khối 7 - Tiết 35 đến tiết 42

Giáo án Đại số khối 7 - Tiết 35 đến tiết 42

. Mục tiêu:

- Hệ thống kiến thức trong chương: Đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch ( định nghĩa, tính chất)

- Kĩ năng giải toán về đại lượng tỉ lệ thuận, nghịch.

- Ý nghĩa thực tế của toán học trong thực tế cuộc sống.

B. Chuẩn bị

- Bảng phụ ghi hệ thống lí thuyết, thước thẳng, máy tính, bảng nhóm

C. Tiến trình bài giảng

 

doc 16 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số khối 7 - Tiết 35 đến tiết 42", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ôn tập chương II
Ngày soạn:..
Ngày giảng:. Tiết: 35 
A. Mục tiêu:
- Hệ thống kiến thức trong chương: Đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch ( định nghĩa, tính chất) 
- Kĩ năng giải toán về đại lượng tỉ lệ thuận, nghịch.
- ý nghĩa thực tế của toán học trong thực tế cuộc sống.
B. Chuẩn bị
- Bảng phụ ghi hệ thống lí thuyết, thước thẳng, máy tính, bảng nhóm
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(10')
Bài tập (bảng phụ): Hoàn thành bài tập sau:
ND
Đại lượng tỉ lệ thuận
Đ/N
T/C
- Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y =  ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số 
- Nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số k thì :
x x1 x2 x3 x4 
y y1 y2 y3 y4 
a/
b/.
ND
Đại lượng tỉ lệ nghịch
Đ/N
T/C
- Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y =  ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số 
- Nếu y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số a thì :
x x1 x2 x3 x4 
y y1 y2 y3 y4 
a/
b/.
Hoạt động 2:Tiến hành ôn tập 
Hoạt động 2.1:Lý thuyết 
- GV: Ôn tập lại lý thuyết cho học sinh thông qua bảng trên.
Hoạt động 2.2:Bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, nghịch
* Bài toán 1: (bảng phụ)
- Cho x và y tỉ lệ thuận. Điền số thích hợp vào bảng.
- Cách tính hệ số k?
 * Bài toán 2: 
- Cho x và y tỉ lệ nhịch với nhau. Điền số thích hợp vào bảng. Tính hệ số ?
- Yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét cho điểm.
* Bài toán 3: Chia số 156 thành ba phần 
a. Tỉ lệ thuận với 3;4;6.
b. Tỉ lệ nghịch với 3;4;6. 
- Yêu cầu học sinh phân tích để tóm tắt bài toán dưới dạng bảng, chỉ rõ ba phần cần tìm và số 156 là tổng của ba số đó.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm (5') sau đó GV chọn mỗi phần bài của hai nhóm làm nhanh để chữa, cho điểm.
Bài tập 48/76(sgk)
Yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt bài toán
Nước biển: 1 tấn 250 g
Muối: 25000g ?
Có nhận xét gì về đơn vị tính?
Quan hệ trong bài thuộc quan hệ nào? 
GV: hướng dẫn học sinh sử dụng tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận 
Yêu cầu học sinh tự làm vào vở.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp làm mỗi dãy một phần.
H1: k =  = -2
x
- 4
- 1
0
2
y
2
H2: k = 1.30 = 30
x
-5
-3
-2
1
4
y
5
*Bài toán 3: học sinh hoạt động nhóm.
Bảng 1: (a) Gọi ba phần phải tìm là a, b, c.
Do a, b, c tỉ lệ thuận với 3; 4; 6 nên 
và a + b + c = 156
áp dụng tích chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: 
* Bảng 2: (b) Gọi ba phần phải tìm là a, b, c.
Do a, b, c tỉ lệ nghịch với 3; 4; 6 nên 3a = 4b =6c 
học sinh tóm tắt đề bài: 
1 000 000g nước biển có 25000g muối
250g nước biển có xg muối
=> x =
Hoạt động 3:Củng cố(5') 
Phân biệt định nghĩa, tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận, nghịch.
Các bước giải về bài toán đại lượng tỉ lệ thuận, nghịch.
Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà(3') 
Ôn tập lý thuyết và các bài tập đã chữa.
Làm bài tập 52 -> 55/sgk; 63 -> 65/ sbt.
Ôn tập về hàm số và độ thị hàm số.
 Ôn tập chương II (tiếp)
Ngày soạn:..
Ngày giảng:. Tiết: 36 
A. Mục tiêu:
 - Hệ thống hoá kiến thức về hàm số, đồ thị hàm số y = ax. ( a 0 )
 - Rèn kĩ năng xác định toạ độ của một điểm cho trước, xác định điểm theo toạ độ cho trước, vẽ toạ dộ hàm số y = ax ( a 0 ), điểm thuộc, không thuộc đồ thị; mối quan hệ giữa hàm số và đồ thị.
B. Chuẩn bị
 - Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ
 - Ôn tập các kiến thức về chương hàm số, bảng nhóm, bút dạ. 
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(7') 
- Khi nào đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x ? Chữa bài tập 63/57(sgk)
- Khi nào đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x? Chữa bài tập: Chia số 124 thành ba phần tỉ lệ nghịch với 2; 3; 5.
- Yêu cầu hs dưới lớp nhận xét cho điểm.
2 hs lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài tập
HS1: kết quả bài tập 63/57(sgk) 
x = 7,5 g
- HS2: Ba phần cần tìm là: 60; 40; 24
Hoạt động 2:Luyện tập (28') 
Hoạt động 2.1:Lý thuyết về hàm số, đồ thi 
Nhắc lại k/n hàm số? cho ví dụ?
Các cách cho hàm số?
Đồ thị hàm số y = f(x) là gì?
Hàm số y = ax (a 0)
Dạng đồ thị?
Cách vẽ?
HS dưới lớp lần lượt trả lời câu hỏi: 
đ/n hàm số? các cách cho hàm số?
đ/n đồ thị hàm số: Là tập hợp điểm biểu diễn cặp (x;y) của hàm số.
Đồ thị hàm số y = ax (a 0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ 
Cách vẽ: Tìm thêm một điểm thuộc đồ thị hàm số khác gốc tọa độ và thỏa mãn đồ thị hàm số. Đường thẳng nối điểm đó với gốc tọa độ là đồ thị hàm số.
Hoạt động 2.2:Bài tập 
Bài tập 51/77(sgk) (bảng phụ)
Đọc tọa độ các điểm: 
Điểm nào nằm trên trục hoành? trục tung?
Bài tập: 54/77(sgk)
Vẽ đồ thị các hàm số: y = - x; 
Yêu cầu ba học sinh lên bảng vẽ đồ thị, học sinh dưới lớp mỗi dãy làm một phần trước.
 y
 0 1 x
 1
 y = x
- Học sinh nêu cách vẽ?
- Yêu cầu học sinh dưới lớp kiểm tra chéo?
* Bài tập: 55/77.(sgk)
Các điểm sau điểm nào thuộc đồ thị hàm số y = 3x - 1. 
Dạng 1: Đọc tọa độ các điểm
 Học sinh làm miệng 
A(-2;2) B(-4;0) C(1;0) F(0; -2) 
 Q( 0;5)
Điểm nằm trên trục hoành là: B; C
Điểm nằm trên trục tung là: F; Q
 y y 
 1 0 2 
 0 2 x -1 x
Học sinh hoạt động nhóm.
Kết quả: Điểm không thuộc đồ thị hàm số là: 
Điểm thuộc đồ thị hàm số là:
Hoạt động 3:Củng cố(5') 
Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax ?
Cách kiểm tra một điểm thuộc hay không thuộc đồ thị hàm số?
Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà(5') 
Ôn tập lại các kiến thức cơ bản trong chương.
Các dạng bài cơ bản và bài toán tỉ lệ thuận, nghịch, hàm số, đồ thị hàm số.
Chuẩn bị giấy làm bài kiểm tra 45'.
 Kiểm tra chương II 
Ngày soạn:..
Ngày giảng:. Tiết:37 
A. Mục tiêu:
- Kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức về đồ thị hàm số,hàm số và các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch.
B. Chuẩn bị
- Đề kiểm tra 
C. Đề bài:
I. Trắc nghiệm: 
Câu 1: Cho các điểm A(0;1); B(4;2); C(3;0); D(-2;5). Điểm nào nằm trên trục hoành?
a. Điểm B b. Điểm A c. Điểm D d. Điểm C
Câu2: Cho hàm số: y = f(x) = x2. Trong các giá trị sau giá trị nào sai?
	a. f(-2) = -4 b. f(0) = 0 c. f(2) = 4 d. f(3) = 0
Câu 3: Hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = -2 thì y = 6. Hệ số tỉ lệ của y đối với x là: 
	a. b. c. -3 d. 3
 Câu 4: Cho các đại lượng x, y, z. Biết y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ 2, y tỉ lệ nghịch với z theo hệ số tỉ lệ -3. Khi đó x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ là: 
	a. b. c. -6 d. Kết quả khác
II. Tự luận
Câu 1: Ba cạnh của một tam giác tỉ lệ thuận với 3; 4; 5. Tính số đo mỗi cạnh của tam giác biết chu vi tam giác là 24 cm
Câu 2: Cho hàm số y = -x 
Vẽ đồ thị hàm số trên
Trong các điểm sau điểm nào thuộc đồ thị hàm số?
M( -; 2) N( 2; -1) P( -; 4)
Câu 3: Tìm ba phân số tối giản, biết tổng của chúng bằng 6 tử số của chúng tỉ lệ theo 3; 4; 5 còn mẫu của chúng tỉ lệ theo2; 3; 4.
C. Đáp án: y
I. Trắc nghiệm 
	Câu 1: (d) 
	Câu 2: (a); (d) 
	Câu 3: (c) 
	Câu 4: (a) 0 2 x
Mỗi câu đúng cho 0,75 đ -1
II. Tự luận 
Câu 1:
 Gọi ba cạnh của tam giác đó lần lượt là a; b; c. (a.b.c > 0) 
	Chu vi tam giác là 24m nêm ta có: a + b + c = 24.
 Ba cạnh của tam giác tỉ lệ thuận với 3; 4; 5 nên 
 áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau: 
 Vậy độ dài ba cạnh tam giác đó là: 6m, 8m, 10m.
Câu 2: 
 a. Cho x = 2 => y = -1 => A(2;-1). Đồ thị hàm số là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ và điểm A(2;-1).
b. thay vào hàm số ta có: Luôn sai, vậy không thuộc đồ thị hàm số trên.
N( 2; -1) => xN = 2; yN = -1 thay vào hàm số ta có: luôn đúng, vậy điểm N( 2; -1) thuộc đồ thị hàm số.
 P( -; 4) => xP = -; yP = 4 thay vào hàm số ta có: Luôn sai, vậy điểm 
 P( -; 4) không thuộc đồ thị hàm số.
Câu 3: Gọi ba phân số tối giản lần lượt là: ta có: 
Kết quả: 
Điểm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
% Đạt
7A
0
0
0
0
0
2
15
8
17
0
0
100
7B
0
0
0
0
1
6
16
7
6
0
0
97,6
Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi Casio fx 220, fx 500A. 500MS 
Ngày soạn:..
Ngày giảng:. Tiết: 38
A. Mục tiêu:
- Học siuh nắm được cách sử dụng máy tính bỏ túi 
- Biết thực hiện các phép tính quen thuộc, dãy các phép tính
- Rèn kĩ năng tính chính xác 
B. Chuẩn bị
- Máy tính bỏ túi và tài liệu hướng dẫn
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(2') 
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.
Hoạt động 2:Bài mới 
Hoạt động 2.1:Giới thiệu chung về máy tính loại fx500MS; fx570MS 
- Giới thiệu về máy tính bỏ túi, chức năng 
các phím và quy trình thực hiện 
- Sử dụng phím trắng: ấn trực tiếp
- Sử dụng phím vàng: Kèm theo Shift
- Sử dụng phím đỏ: Kèm theo Alpha
Học sinh ghi chép thông tin ban đầu
Mở máy: ấn ON
Tắt máy: ấn 
Chế độ thực hiện Mode
Off 
Mode 1: Comp: Các phép tính số học sơ cấp
Mode Mode Mode 1 : Giải phương trình
Hoạt động 2.2: Các phép tính số học 
Giáo viên đưa ví dụ hướng dẫn học sinh cách thực hiện và yêu cầu học sinh thực hành trên máy
 Chú ý cho học sinh: Dấu ")" cuối cùng trước dấu "=" không cần ấn.
Yêu cầu học sinh làm các ví dụ về phân số
Giáo viên sử dụng phím ab/c phân số
Học sinh thực hiện các ví dụ:
VD1: Tính: 3.(5.10-9)
ấn Mode 1
3
x
(
5
x
10-9
)
=
KQ
VD 2: 5 x ( 9 + 7 ) = 
5
x
(
9
+
7
)
=
KQ
Hoạt động 2.3:Chuyển đổi số thập phân ra phân số và ngược lại 
GV: hướng dẫn sử dụng phím: = ab/c
VD1: Đổi phân số ra số thập phân
VD2: Đổi số thập phân ra phân số 
HS thực hiện 
2
ab/c
3
=
ab/c
KQ = 0,666
- ấn Shift d/c -> kq: 2/3
Hoạt động 4:Củng cố - Hướng dẫn về nhà 
Học thuộc chức năng các phím 
Tự lấy thêm ví dụ để làm.
Ôn tập học kì một 
Ngày soạn:..
Ngày giảng:. Tiết 39:
A. Mục tiêu:
- Ôn tập các phép tính về số hữu tỉ, số thực 
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, số thực, vận dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau tìm số chưa biết.
- Giáo dục tính hệ thống, khoa học, chính xác.
B. Chuẩn bị
GV: - Bảng phụ tổng kết các phép tính 
HS: ÔN tập quy tắc, tính chất phép toán,của tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau, bút dạ, bảng nhóm.
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:Ôn tập về số hữu tỉ (10')
GV: Treo bảng phụ1: ghi các câu hỏi ôn tập:
Số hữu tỉ ? ( đ/n, t/c)
Số vô tỉ, dạng biểu diễn của số vô tỉ?
Số thục các phép toán trên số thực?
Các phép toán, tính chất các phép toán trong Q ( bảng 2)
*Bảng 2:
a. Cộng: 
b. Trừ:
c. Nhân:
d. Chia: ...
e. Lũy thừa:.
 xm.xn = .
 xm:xn = .
 (xn)m = .
 x0 = .
 x1 = .
Học sinh trả lời miệng:
Bảng 1: 
Q = 
I = {Số thập phân vô hạn không tuần hoàn}
 Số thập phân hữu hạn
 R Số thập phân vô hạn tuần hoàn
 Số thập phân vô hạn không tuần hoàn
Hai học sinh lên bảng làm, học sinh dưới lớp làm phiếu học tập.
a. 
b. 
c.
d.
e. xm.xn = xm + n
 xm:xn = xm - n
 (xn)m = xm.n
 x0 = 1
 x1 = x
Hoạt động 2:Vận dụng làm bài tập (30') 
Bài 1: Thực hiện phé ... = . = 
= . = 0
= . = 
Hoạt động 3:Ôn tập tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau, tìm x 
- Nêu dạng tổng quát của tỉ lệ thức ? tính chất cơ bản của dãy tỉ số bằng nhau?
1. Tìm x: 
Bài 1: 
x: 8,5 = 0,69 : (-1,15)
0.25 x : 3 = : 0,125
7x = 3y và x - y = 16
Yêu cầu học sinh dưới lớp chữa và chốt cách làm.
Bài 2: Tìm a, b, c biết:
GV: Hướng dẫn học sinh phương pháp để biến đổi để xuất hiện 2b, 3c, 
Yêu cầu học sinh dưới lớp làm bài một học sinh lên bảng trình bày lời giải
Bài 3: Tìm x:
GV: Chốt lại cách làm.
HS: Trả lời
Hai học sinh lên bảng làm, học sinh dưới lớp mỗi dãy làm một phần.
HS: 
Bài 2: Một học sinh lên bảng trình bày lời giải, học sinh dưới lớp cùng làm.
Bài 3: Học sinh hoạt động nhóm (5') sau đó giáo viên chữa bài của 3 nhóm.
KQ: a. x = -5
 b. x = - hoặc x = 2
 c. x = -9
Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà(5') 
 Ôn lại kiến thức, các dạng bài tập về các phép tính, dãy tỉ số bằng nhawu, tìm x
 Ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận dại lượng tỉ lệ nghịch, hàm số và các dạng bài tập liên quan
 Xem lại bài tập 102; 103/49 (sgk); 96; 102/ 48 (sbt).
Ôn tập học kì I ( tiếp)
Ngày soạn:..
Ngày giảng:. Tiết:40
A. Mục tiêu:
- Ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận, nghịch, đồ thị hàm số y = ax ( a0)
- Tiếp tục rèn kĩ năng giải bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, nghịch, đồ thị hàm số y = ax ( a0)
B. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, máy tính, phấn màu.
- HS: Ôn tập kiến thức, bảng nhóm bút dạ.
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:Ôn tập đại lượng tỉ lệ thuận, nghịch(5') 
Nhắc lại định nghĩa về đại lượng tỉ lệ thuận, ví dụ? 
Nhắc lại định nghĩa về đại lượng tỉ lệ nghịch, ví dụ? 
H1: Trả lời miệng. 
VD: Giá mua một chiếc bút với số lượng chiếc bút ( cùng loại)
H2: .
Hoạt động 2:Bài tập (30') 
Bài 1: Chia số 310 thành ba phần 
 a.Tỉ lệ thuận với 2; 3; 5
 b.Tỉ lệ nghịch với 2; 3; 5
- Giáo viên chú ý cho học sinh về tương quan của hai đại lượng tỉ lệ thuận, nghịch.
- Yêu cầu học sinh làm ra giấy (5') rồi tổ chức chấm chéo tại lớp. 
Bài 2: ( Bảng phụ)
 Biết 100kg thóc cho 60kg gạo. Hỏi 20 bao thóc mỗi bao nặng 60 cân cho bao nhiêu kg gạo ? 
Yêu cầu học sinh đọc và phân tích bài toán: Thóc 100 kg -----> 60 kg gạo
 Thóc 20. 60 kg -----> x kg gạo
 Cho biết số lượng thóc và gạo quan hệ với nhau như thế nào?
 GV: gợi ý phải tính xem 20 bao thóc có tất cả bao nhiêu kg thóc? 
 GV: Chữa và chốt lại: Biết được số thóc tính ra số gạo, áp dung điều này để tính toán trong cuộc sống hàng ngày.
Bài 3: Để đào một con mương cần 30 người trong 8 giờ. Nếu tăng thêm mười người thì sé đào xong con mương trong mấy giờ ?
- Mối quan hệ giữa số người và thời gian hoàn thành công việc ? 
- Giáo viên chữa, chấm bài của học sinh 
Bài 1: Học sinh làm ra giấy (5') mối dãy một phần sau đó chấm chéo.
 a. Gọi ba số đó lần lượt là a, b, c. Do ba phần tỉ lệ thuận với 2; 3; 5 nên ta có: 
b, Kết quả: 150; 100; 60
Bài 2: 
 Học sinh đọc nội dung đề bài và tóm tắt bài toán?
- Thóc và gạo là hai đại lượng tỉ lệ thuận
Học sinh lên bảng viết lời giải.
Khối lượng thóc trong 20 bao là:
 20.60 = 1200kg
Do thóc và gạo là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có: 
Vậy 20 bao thóc chứa 720kg gạo.
Bài 3: 
- Học sinh đọc nội dung đề bài, tóm tắt.
- Một học sinh lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp cùng làm và nhận xét
Giải: Số người và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có:
Vậy nếu tăng thêm 10 người nữa thì thời gian sẽ mất 6 h
Hoạt động 3:Hướng dẫn về nhà 
Ôn tập lại các dạng bài tập
Các phép tính trong Q, R
Các bài toán về tỉ lệ thuận, nghịch 
Các bài tập về hàm số ( điểm thuộc, không thuộc, đồ thị hàm số, xác định đồ thị )
Xem lại các bài tập đã chữa.
Chương III: Thống kê
Thu thập số liệu thống kê, tần số.
Ngày soạn:..
Ngày giảng:. Tiết:41 
A. Mục tiêu:
- Học sinh được hiểu về một số khái niệm thống kê.
- Có kĩ năng tìm dấu hiệu và giá trị dấu hiệu, tần số.
- Biết được dó là bộ môn rất gần gũi với đời sống hàng ngày.
B. Chuẩn bị
- GV: Tranh vẽ, bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng phụ
- HS: Nghiên cứu trước nội dung bài học
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (1') 
- Giáo viên giới thiệu nội dung chương học
- Học sinh nghe giới thiệu
Hoạt động 2:Bài mới 
Hoạt động 2.1:Thu thập số liệu thống kê bảng số liệu thống kê ban đầu. 
 Giáo viên treo bảng phụ ghi ví dụ /sgk yêu cầu học sinh đọc nội dung cuộc điều tra ( bảng 1). 
 Cho biết các thông tin có được từ bảng 1 ?
 GV giới thiệu việc làm của người điều
 tra gọi là thu thập số liệu.
 Các số liệu được ghi lại vào bảng dược gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu.
 Cách lập bảng số liệu thống kê ban đầu? ( cấu tạo bảng)
GV treo bảng phụ 2: Cách lập số liệu thống kê ban đầu ( bảng 2)
Học sinh nêu cấu tạo bảng.
Bảng này cho biết số lớp, tên lớp, số cây trồng được ở mỗi lớp.
Học sinh trả lời: Bảng số liệu thống kê ban đầu gồm ba cột: 
STT: cho biết số lớp 
Tên lớp
Nội dung điều tra.
Hoạt động 2.2:Dấu hiệu (20') 
Yêu cầu học sinh làm ?2. nội dung điều tra trong bảng 1; 2 là gì? 
Yêu cầu học sinh làm ?3. Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra, tại sao?
Giáo viên giới thiệu giá trị của dấu hiệu.
Có bao nhiêu giá trị của dấu hiệu ?
Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu ở bảng 1?
Dấu hiệu
Học sinh nêu: 
Bảng 1: Số cây trồng được của mỗi lớp 
Bảng 2: Dấu hiệu là số dân ở các địa phương.
Học sinh: Có 20 đơn vị điều tra
Học sinh trả lời.
Số 2 là tần số của giá trị 28
Học sinh nêu khái niệm /sgk.
Hoạt động 2.3:Tần số của mỗi giá trị 
Có bao nhiêu lớp trồng được 30 cây?
Giới thiệu: 8 gọi là tần số của giá trị 30.
Tương tự tìm tần số của các giá trị còn lại ? 
Thế nào là tần số của dấu hiệu ?
Có 8 lớp 
2 là tấn số của giá trị 28
.
- Học sinh nêu khái niệm /sgk/
Hoạt động 3: Củng cố 
- Nhắc lại các khái niệm: Dấu hiệu? Giá trị của dấu hiệu? Tần số của giá trị dấu hiệu?
- Làm * Bài toán:2/ 7(sgk)
- Học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà 
Học thuộc các khái niệm và làm các bài tập: 1; 2; 3/3; 4 (sbt)
Bài tập thêm: Điều tra số con trong mỗi gia đình của 10 gia đình trong xóm em ở. Nhận xét gì về việc thực hiện KHHGĐ ở địa phương.
Luyện tập
Ngày soạn:..
Ngày giảng:. Tiết:42
A. Mục tiêu:
- Củng cố bài tập tìm dấu hiệu, số các giá trị của dấu hiệu, giá trị khác nhau của dấu hiệu, số giá trị N, n, X, x.
- Biết làm bài toán thống kê trong thực tế.
B. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, phấn màu
- HS: Bảng nhóm, thước, bút 
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (6') 
H1: Dấu hiệu là gì ? giá trị của dấu hiệu ? chữa bài tập 1/3(sbt)
H2: Tần số của giá trị dấu hiệu là gì?, chữa bài tập 3/4(sbt)
Học sinh dưới lớp nhận xét và cho điểm.
- 2 học sinh lên bảng trả lới câu hỏi và làm bài tập.
Hoạt động 2:Luyện tập(34') 
*Bài toán:1/8(sgk). Đề bài ghi trên bảng phụ.
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài toán và trả lới câu hỏi
- Dấu hiệu chung cần tìm?
- Số các giá trị của dấu hiệu? 
- Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu?
- Các giá trị khác nhau của dấu hiệu?
- Tần số của chúng?
* Bài toán: 4/9/sgk
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài toán 
- Nghiên cứu tìm lời giải, trả lới câu hỏi.
*Bài toán:1/8(sgk). 
- Học sinh đọc nội dung bài toán và tự làm bài trong 3' sau đó đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
- Dấu hiệu: Thời gian chạy 50m của học sinh lớp 7.
- Số các giá trị của dấu hiệu N = 20 
- Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu X là 5
- Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 
8,3 8,4 8,5 8,7 8,8
- Tần số tương ứng của chúng là: 2; 3; 8; 5; 2.
* Bài toán: 4/9/sgk
- 1 học sinh lên bảng trình bày lời giải, học sinh dưới lớp làm vở và nhận xét.
- Dấu hiệu: Khối lượng mỗi gói chè.
- Số các giá trị: 30
-
Số các giá trị (x)
98
99
100
101
102
Tần số (n)
3
4
16
3
4
* Bài toán: 7/4/sbt
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài toán và cho biết các lập bảng số liệu ban đầu?
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm điền vào bảng nhóm 
- Các nhóm nhận xét bài, cho điểm.
GV: Chữa, chốt lại cách làm.
 Học sinh đọc nội dung bài toán và cho biết cách lập bảng.
 Các nhóm làm bài váo bảng nhóm và nhận xét bài.
Hoạt động 3:Củng cố - Hướng dẫn về nhà (3') 
- Giáo viên chốt lại một số dạng bài tập cơ bản như: Tìm dấu hiệu, số giá trị, tìm tần số, lập bảng số liệu ban đầu.
Bảng tần số các giá trị dấu hiệu
Ngày soạn:..
Ngày giảng:. Tiết:43
A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được bảng tần số là bảng thu gọn của bảng thống kê.
- Học sinh biết lập bảng tần số hay bảng phân phối thực nghiệm.
- Học sinh biết ứng dụng của bảng tần số trong thực tế.
B. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, tranh vẽ mẫu bảng tần số.
- HS: Bảng nhóm, thước, 
C. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5') 
- H1: Chữa bài tập: 3/4/sbt.
- Giáo viên chữa bài, cho điểm và đặt vấn đề: Còn cách nào để thu gọn bảng số liệu ban đầu không?
- H1: Lên bảng chữa bài.
Hoạt động 2:Bài mới ( 34')
Hoạt động 2.1:Lập bảng tần số 
Yêu cầu học sinh quan sát bảng 7/9/sgk trên bảng phụ.
Làm ?1. Học sinh nghiên cứu cách lập bảng và cho biết cấu tạo của bảng?
Giáo viên giới thiệu bảng như thế gọi là " bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu" hay bảng "tần số"
Lưu ý các giá trị khác nhau của dấu hiệu trong bảng được viết theo thứ tự tăng dần, tần số ghi tương ứng với giá trị của dấu hiệu.
Học sinh đọc và làm theo yêu cầu trong sgk
Bảng gồm hai cột hoặc hai dòng ghi giá trị (x) và tần số (n).
Giá trị (x)
x1
x2
x3
x4
xn
N=?
Tần số
n1
n2
n3
n4
nk
Giá trị (x)
Tần số
x1
n1
x2
n2
x3
n3
x4
n4
xn
nk
N = ?
Hoạt động 2.2:Luyện tập 
* Bài toán: 5/11/sgk
- Hình thức chơi trò chơi. Yêu cầu học sinh chơi theo nhóm, mỗi nhóm 9 học sinh thống kê tháng sinh sau đó lập bảng tần số.
Nhóm làm nhanh và đúng nhất là nhóm thắng cuộc.
* Bài toán: 6/11/sgk. Bảng phụ
- Yêu cầu học sinh tìm dấu hiệu, lập bảng tần số?
- Qua bảng trên rút ra nhận xét gì?
* Bài toán: 7/11/sgk
- Yêu cầu học sinh làm bảng nhóm và trình bày bảng nhóm?
học sinh hoạt động nhóm 
Dấu hiệu (x)
x1
x2
x3
x4
x9
N=9
Tần số
n1
n2
n3
n4
n9
* Bài toán: 6/11/sgk 
Giá trị (x)
0
1
2
3
4
N=30
Tần số
2
4
17
5
2
Học sinh làm bài tập, nhận xét và đánh giá.
Dấu hiệu 
(x)
1
2
3
4
5
6
7
8
10
N = 25
Tần số 
(n)
1
3
3
6
3
1
5
2
2
Hoạt động 3:Củng cố: (4') 
- Giáo viên củng cố lại cách lập bảng tần số theo hàng ngang, cột dọc. Các giá trị dấu hiệu khác nhau.
Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà: (2') 
- Học thuộc cấu tạo bảng tần số, xem lại các bài tập đã chữa, làm bài tập 6 -> 9/2.sbt

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 35-43.doc