Giáo án Đại số khối 7 - Tiết 49: Ôn tập chương III

Giáo án Đại số khối 7 - Tiết 49: Ôn tập chương III

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: Hệ thống lại các kiến thức cơ bản trong chương III

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm dấu hiệu, tần số, lập bảng tần số, tính số trung bình cộng, tìm mốt và kỹ năng vẽ biểu đồ.

- Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác khi vẽ, linh hoạt trong tính toán.

II. Chuẩn bị:

GV: Máy chiếu, bút dạ

HS: Bảng nhóm

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

 Sĩ số: 7A4

2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài )

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số khối 7 - Tiết 49: Ôn tập chương III", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thi giảng
Kỳ thi: Giáo viên dạy giỏi huyện Điện Biên 
 Năm học: 2008 – 2009
Họ tên GV dạy: Lê Duy Hưng
Đơn vị: Trường THCS Mường Phăng
Ngày soạn: 15/02/09
Ngày giảng: 16/02/09
Tiết 49. ÔN TẬP CHƯƠNG III 
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Hệ thống lại các kiến thức cơ bản trong chương III
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm dấu hiệu, tần số, lập bảng tần số, tính số trung bình cộng, tìm mốt và kỹ năng vẽ biểu đồ.
- Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác khi vẽ, linh hoạt trong tính toán.
II. Chuẩn bị:
GV: Máy chiếu, bút dạ
HS: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
	Sĩ số: 	7A4
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài )
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
*HĐ1: Ôn tập lý thuyết (15’)
GV: Lần lượt đặt hệ thống câu hỏi để hình thành dần sơ đồ tóm tắt.
? Trong chương III chúng ta đã học những nội dung kiến thức nào?
GV: Đặc trưng của việc thống kê là điều tra, vậy để điều tra về 1 dấu hiệu ta phải tiến hành công việc gì đầu tiên?
? Khi thu thập số liệu thống kê, để lưu lại kết quả điều tra ban đầu ta cần làm gì?
? Để cho đơn giản hơn, dễ quan sát, đồng thời thuận lợi cho việc tính toán các số liệu, ta thường làm công việc gì?
? Để lập được bảng “ tần số” ta cần xác định các yếu tố nào?
? Có mấy dạng bảng “ tần số” đã học?
GV: Cho hiện màn hình 2 dạng bảng
? Nêu cấu tạo của từng bảng?
GV: Cho hs đọc và làm bài tập về điều tra số con của 20 gia đình trong thôn( có bảng kèm theo) được trình bày trên màn hình
- Bảng này gọi là bảng gì?
- Dấu hiệu ở đây là gì?
? Bảng trên được lập đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng?
GV: Chốt cách lập bảng “ tần số”
? Để có một hình ảnh cụ thể về dấu hiệu ta cần làm gì?
? Có mấy dạng biểu đồ mà em biết?
? Số nào đã học có thể làm đại diện cho các giá trị của dấu hiệu?
? Viết công thức tính số trung bình cộng?
? Khi nào thì số trung bình cộng khó có thể làm đại diện cho dấu hiệu?
? Ngoài số trung bình cộng, người ta còn có thể dùng số nào làm đại diện cho dấu hiệu?
? Thống kê có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng ta?
GV: Chốt lại hệ thống kiến thức
Hs trả lời
Thu thập số liệu thống kê
Lập bảng số liệu thống kê ban đầu
Lập bảng tần số
Tìm các giá trị khác nhau. Tìm tần số tương ứng của mỗi giá trị
Có 2 dạng: Bảng ngang và bảng dọc
Hs nêu cấu tạo
Hs trả lời
Hs quan sát và chỉ ra chỗ sai rồi sửa lại
Ta dùng biểu đồ
Hs trả lời
Số trung bình cộng
1 hs viết
Khi các giá trị của dấu hiệu có khoảng chênh lệch lớn với nhau.
Mốt
Hs phát biểu
I: Lý thuyết: (SGK)
Tóm tắt kiến thức:
Điều tra về 1 dấu hiệu
Thu thập số liệu thống kê
- Lập bảng số liệu ban đầu
- Tìm các giá trị khác nhau
- Tìm tần số tương ứng của mỗi giá trị
Bảng “ tần số”
Biểu đồ
Số trung bình cộng, mốt của dấu hiệu
Ý nghĩa của thống kê trong đời sống
* HĐ2: Bài tập: (28’)
- GV: Cho hs làm bài tập 20/SGK
? Đọc đề ? Xác định yêu cầu?
? Dấu hiệu ở đây là gì?
a. Để lập bảng “ tần số” ta làm thế nào?
- Yêu cầu hs hoạt động nhóm trong 2’
? Trình bày kết quả, nhận xét?
GV: Đưa ra đáp án
b. Nhắc lại các bước dựng biểu đồ đoạn thẳng?
- Yêu cầu 1 hs lên vẽ hệ trục tọa độ và biểu diễn các tần số và giá trị trên 2 trục
- Yêu cầu 1 hs lên dựng biểu đồ
? Nhận xét?
GV: Sửa chữa sai sót nếu có rồi đưa ra đáp án.
c. ? Để tính số trung bình cộng ta làm thế nào?
- Yêu cầu 1 hs lên bảng tính
? Nhận xét?
GV: Hướng dẫn hs sử dụng máy tính để kiểm tra kết quả 
GV: Chốt lại:
? Từ bảng tần số, hãy xác định mốt của dấu hiệu bằng bao nhiêu? Vì sao?
? Dựa vào bảng tần số em hãy nêu một vài nhận xét về năng suất lúa?
GV: Như vây, bảng tần số cho ta những con số cụ thể về giá trị và tần số, còn biểu đồ cho ta hình ảnh cụ thể về giá trị và tần số.
? Trong trường hợp này, số 35 có thể làm “ đại diện” cho dấu hiệu được hay không? Vì sao?
- GV: Cho hs làm bài tập 21/SGK
GV: Lần lượt cho hs quan sát một số biểu đồ hình chữ nhật và hình quạt
? Biểu đồ trên có dạng nào?
? Nó biểu thị vấn đề gì?
Nêu một vài nhận xét từ biểu đồ trên?
GV: Chốt lại nội dung trên.
(Nếu còn thời gian, cho hs làm 1 bài toán vui)
Hs đọc đề và xác định yêu cầu.
Hs nhắc lại
Hs thảo luận nhóm làm phần a: Lập bảng tần số
Các nhóm nhận xét
Hs nhắc lại
1 Hs lên bảng vẽ
Hs hoạt động cá nhân vẽ biểu đồ vào vở
Hs trả lời
1 hs lên bảng tính, hs khác làm vào vở, có thể kết hợp sử dụng máy tính để tính toán 
M0 = 35
Hs nêu nhận xét
Có, vì khoảng chênh lệch giữa các giá trị không nhiều.
Hs đọc đề 
Hs quan sát các biểu đồ và nhận xét.
II. Bài tập:
1. Bài tập 20/SGK_23
a. Lập bảng “ tần số”
Giá trị(x)
Tần số(n)
20
1
25
3
30
7
35
9
40
6
45
4
50
1
N = 31
b. Dựng biểu đồ: 
Giá trị(x)
9
7
4
1
20
25
30
35
40
45
0
50
3
6
Tần số (n)
c. Tính số trung bình cộng:
2. Bài tập 21/ SGK_23
4. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’)
- Ôn lại lý thuyết và xem lại các bài tập đã chữa. Làm bài tập 14,15? SBT_7
- Tiết sau kiểm tra 45 phút.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 49OTC III Thi giang.doc