Giáo án Đại số khối 7 - Tiết 62: Nghiệm của đa thức một biến

Giáo án Đại số khối 7 - Tiết 62: Nghiệm của đa thức một biến

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS cần nắm được khái niệm nghiệm của đa thức một biến. Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức không chỉ cần kiểm tra P(a) có bằng không hay không? Biết tính chất về số nghiệm của đa thức một biến,

- Vận dụng kiến thức thức đã học về bài toán tìm x để giải tìm nghiệm các đa thức đơn giản.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng tìm nghiệm của HS.

3. Thái độ:

- Tích cực, sáng tạo, cẩn thận, yêu thích môn học hơn.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1308Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số khối 7 - Tiết 62: Nghiệm của đa thức một biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 21/03/2011
	Tuần: 30
	Tiết: 62
NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS cần nắm được khái niệm nghiệm của đa thức một biến. Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức không chỉ cần kiểm tra P(a) có bằng không hay không? Biết tính chất về số nghiệm của đa thức một biến,
- Vận dụng kiến thức thức đã học về bài toán tìm x  để giải tìm nghiệm các đa thức đơn giản.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng tìm nghiệm của HS.
3. Thái độ:
- Tích cực, sáng tạo, cẩn thận, yêu thích môn học hơn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bảng phụ, thước kẻ, SGK.
2. Học sinh:
- SGK, vở, đồ dùng học tập
III. Phương pháp:
- Gợi mở – Vấn đáp
- Luyện tập – Thực hành
- Hoạt động nhóm
IV. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nghiệm của đa thức một biến
( 20 phút )
GV: treo bảng phụ có ghi đề bài: Xét bài toán: Cho biết công thức đổi từ độ F sang độ C là: 
C = (F – 32)
Hỏi nước đóng băng ở bao nhiêu độ F?
Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời
Gọi HS khác nhận xét bổ sung
Gv uốn nắn, chốt lại:
(F – 32) = F – .32
 = F - 
Nếu thay F thành x ta có đa thức: x - em hãy tính
P(32) ?
Gọi HS trả lời
Gv uốn nắn, chốt lại khi P(32) = 0 ta nói x = 32 là một nghiệm của đa thức. Vậy em hiểu nghiệm của đa thức là gì?
Gọi HS trả lời
Gv uốn nắn:
Nếu x = a, đa thức P(x) = 0 ta nói a hoặc x = a là một nghiệm của đa thức đó
HS quan sát đọc đề suy nghĩ làm
HS trả lời: 
(F – 32) = 0 khi F = 32
Vậy nước đóng băng ở 320F
HS : P(32) = 0
HS : nghiệm của đa thức một biến là giá trị của biến làm cho giá trị đa thức đó bằng 0
1. Nghiệm của đa thức một biến:
Xét bài toán: Cho biết công thức đổi từ độ F sang độ C là: 
C = (F – 32)
Hỏi nước đóng băng ở bao nhiêu độ F?
Giải:
(F – 32) = 0 khi F = 32
Vậy nước đóng băng ở 320F
Nếu x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức đó.
Hoạt động 2: Ví dụ
( 20 phút )
Gv cho HS tính giá trị của biểu thức 
P(x) = 2x + 1 tại x = 
Gọi 1 HS lên bảng
Gọi HS khác nhận xét bổ sung
Gv vậy em có nhận xét gì về giá trị x = 
Cho HS tính giá trị của:
Q(x) = x2 – 1 tại x = 1 và -1 
Và xét xem các giá trị đó giá trị nào là nghiệm của đa thức.
Gọi HS lên bảng làm
Gọi HS khác nhận xét bổ sung
Gv uốn nắn
Gv vậy để tìm nghiệm của đa thức ta phải làm gì?
Gọi HS trả lời 
Gv vậy em hãy vận dụng và tìm nghiệm của 
G(x) = x2 + 1 
Gọi HS trả lời
Gv uốn nắn: giá trị của đa thức G(x) luôn đạt giá trị lớn hơn không vậy không có giá trị nào của x để G(x)=0. Vậy đa thức này không có nghiệm. 
Cho HS làm ?1
Gọi 3 HS lên bảng làm
Gv xuống lớp kiểm tra xem xét
Gọi HS khác nhận xét bổ sung
Gv uốn nắn.
Cho HS làm ?2
Gọi HS đứng tại chỗ đọc kết quả, giải thích.
Gọi HS khác nhận xét bổ sung
Gv uốn nắn.
HS tính :
P() = 2.( ) + 1= 0
Vậy x = là nghiệm của đa thức
HS tính:
Q(1) = 12 – 1 = 1 – 1 = 0 
và Q(-1) = (-1)2 – 1 
 = 1 – 1 = 0
Vậy x = 1 và – 1 là nghiệm của đa thức Q(x) = x2 – 1
HS : ta phải tìm giá trị của biến để giá trị của đa thức bằng không
HS : Không có giá trị nào của x để G(x) = 0
Vì với x = a thì 
G(a) =a2+1 ³ 1 vvới mọi a
Vậy đa thức không có nghiệm.
HS làm ?1:
Ta có : Thay x = 0 vào ta được :
(-2)3 – 4.(-2) = -8 + 8 = 0
Vậy x = -2 là một nghiệm của đa thức x3 – 4x
Thay x = 0 vào ta được :
03 – 4.0 = 0
Vậy x = 0 là một nghiệm của đa thức x3 – 4x
Thay x = 2 vào ta được :
23 – 4.2 = 8 – 8 = 0
Vậy x = 2 là một nghiệm của đa thức x3 – 4x
HS làm ?2
HS đứng tại chỗ đọc kết quả
HS khác nhận xét bổ sung
HS ghi nhận
2. Ví dụ: 
a) x = là nghiệm của đa thức 
P(x) = 2x + 1 vì: 
P() = 2.( ) + 1= -1 +1 =0
b) x = 1 và – 1 là nghiệm của đa thức Q(x) = x2 – 1 
vì: Q(1) = 0 và Q(-1) = 0
c) Đa thức G(x) không có nghiệm vì không có giá trị nào của x thỏa đề toán trên.
?1:
Ta có : Thay x = 0 vào ta được :
(-2)3 – 4.(-2) = -8 + 8 = 0
Vậy x = -2 là một nghiệm của đa thức x3 – 4x
Thay x = 0 vào ta được :
03 – 4.0 = 0
Vậy x = 0 là một nghiệm của đa thức x3 – 4x
Thay x = 2 vào ta được :
23 – 4.2 = 8 – 8 = 0
Vậy x = 2 là một nghiệm của đa thức x3 – 4x
?2:
Giải: nghiệm của P(x) = 2x + là x = 
Vì P(-) =2.(- ) + =
 = -+= 0
Nghiệm của Q(x) = x2 – 2x - 3 là:
-1 và 3 vì:
Q(-1) = (-1)2 – 2(-1) – 3
 = 1 + 2 – 3 = 0
Q(3) = 32 -2.3 – 3
 = 9 – 6 – 3 = 0
Hoạt động 3: Củng cố ( 4 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là nghiệm của đa thức một biến.
- Cuối giờ GV tổng kết rút kinh nghiệm về bài làm của HS, GV cần chỉ ra một số sai sót thường mắc để HS khắc phục.
 Hoạt động 4: H­íng dÉn dỈn dß ( 1 phút ) 
- Học thuộc bài và xem lại các bài tập đã chửa.
- Xem trước bài “Nghiệm của đa thức một biến” tiết sau học.
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày / /
Tổ trưởng
Lê Văn Út

Tài liệu đính kèm:

  • docNGHIEM CUA DA THUC MOT BIEN - Tiet 62.doc