Giáo án Đại số khối 7 - Trường THCS Kỳ Sơn

Giáo án Đại số khối 7 - Trường THCS Kỳ Sơn

Tiết 1: BÀI 1: KHÁI NIỆM TIN HỌC

A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Học sinh hiểu được thế nào là môn tin học, các khái niệm cơ bản trong tin học, ứng dụng của tin học.

 - Bước đầu thấy được nhiệm vụ và tầm quan trọng của môn tin học.

 - Về phương pháp gây được sự hấp dẫn, thích thú của môn học.

B- CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN

1. Giáo viên: giáo án - tài liệu.

2. Học sinh: bút, thước, vở ghi, tài liệu tham khảo (nếu có).

 

doc 120 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số khối 7 - Trường THCS Kỳ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/10/2009
Ngày dạy: 14/10/2009
Chương I
Hệ điều hành ms-dos, windows
Phần 1: Nhập môn máy tính
Tiết 1: Bài 1: KháI niệm tin học
A- Mục đích yêu cầu
- Học sinh hiểu được thế nào là môn tin học, các khái niệm cơ bản trong tin học, ứng dụng của tin học.
	- Bước đầu thấy được nhiệm vụ và tầm quan trọng của môn tin học.
	- Về phương pháp gây được sự hấp dẫn, thích thú của môn học.
B- Chuẩn bị phương tiện
1. Giáo viên: giáo án - tài liệu.
2. Học sinh: bút, thước, vở ghi, tài liệu tham khảo (nếu có).
C- Tiến trình bài dạy:
1- Kiểm tra:
- Sĩ số lớp, vở, sách, đồ dùng.
- Giới thiệu chương trình học, phương pháp học ở lớp, ở nhà.
- ý thức nề nếp, kỷ cương, nội quy.
2- Nội dung bài mới:
Các em đã biết máy vi tính ra đời đã giúp cho con người một công cụ mạnh để giải quyết các vấn đề trong đời sống, sản xuất, quản lý và phát triển nền khoa học. Vậy bằng cách nào máy vi tính có thể làm được những việc đó. Đầu tiên ta tìm hiểu về một số khái niệm cơ bản trong tin học và các ứng dụng tin học trong cuộc sống của con người.
Hoạt động 
Nội dung
GV: Hàng ngày các em tiếp nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
VD: Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết tin tức về tình hình thời sự trong nước và trên thế giới.
HS: Nghe và lĩnh hội
GV: lấy VD: Thông tin đối với con người khi ta nghe đài hoặc đọc báo, khi xem xong ta hiểu được nội dung mà ta thu được vậy nội dung đó chính là lượng thông tin do con người đưa vào bằng những thiết bị như: Chuột, bàn phím, đĩa từ...
HS: lấy VD khác
- GV: Tin học là gì? Khái niệm về tin học? 
+Tin học đ Trong tiếng anh còn gọi là Informatics.
- GV: Nói tin học là 1 ngành khoa học. Vậy em hiểu thế nào là ngành khoa học?
HS: Nghe câu hỏi và trả lời
- ? Thuật toán là gì? Em hãy giải thích từ đó?
HS: Nghe câu hỏi và trả lời
GV: Theo em hiểu thì dữ liệu là gì?
HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi
HS khác nhận xét, bổ sung
GV: chốt lại
GV: lấy vdđyêu cầu hs lấy vd khác
GV: Tin học là ngành khoa học nó nhằm khai thác các dạng tài nguyên, thông tin để phục vụ mọi mặt hoạt động của con người. Vậy các tác dụng của tin học đối với cuộc sống của con người như thế nào? Em nào có thể chỉ ra những ứng dụng mà em biết?
HS: Nghe câu hỏi và trả lời
1- Thông tin là gì? (Information)
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện,) và về chính con người.
- Thông tin được truyền đi và được tiếp nhận dưới một dạng vật chất nào đó.như âm thanh, hình ảnh, dòng điện, sóng điện từ,..thông tin được ghi trên các văn bản như văn bản trên giấy, băng ghi âm hay phim ảnh,
2- KN tin học: Là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin và các phương pháp thu thập, xử lí thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kĩ thuật mà chủ yếu là máy tính điện tử, ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của xã hội
3. Dữ liệu: 
Là hình thức thể hiện của thông tin trong mục đích thu thập, lưu trữ và xử lý. Thông tin luôn mang một ý nghĩa nhất định còn dữ liệu là các dữ kiện không có ý nghĩa rõ ràng nếu nó không được tổ chức và xử lý.
3- ứng dụng của tin học.
- Giải các bài toán cơ sở
- Giải các bài toán khoa học kỹ thuật.
- Soạn thảo và in ấn
- Tự động hoá và điều khiển
- Trí tuệ nhân tạo
4- Đơn vị đo thông tin trên máy vi tính.
- Trên máy vi tính đơn vị đo thông tin nhỏ nhất được kí hiệu là Bít. Bội số của Bít như sau"
+ 1 Bit = 512 ký tự (mã 0 và 1)
+ 1 Byte = 8 Bit
+ 1 KilôByte (KB) = 1024 Byte = 210Byte
+ 1MêgaByte(MB)=1024 KB= 210KB = 220B
+ 1GigaByte(GB) = 1024 MB =210MB= 230B
+ 1TeraByte (TB) = 1024 GB =210GB= 240B
+1Petabyte (PB)= 1024 TB=210TB=250B
D- Củng cố.
- Hãy nêu khái niệm về thông tin ? Tin học? Và các ứng dụng của tin học? Hãy lấy VD về thông tin đối với em?
E- Bài tập về nhà + Hướng dẫn 
- Học thuộc các khái niệm? Nêu các ứng dụng và viết đơn vị đo thông tin trên máy vi tính.
===================
Ngày soạn: 12/10/2009
Ngày dạy: 14/10/2009
Tiết 2: Bài 2: Các thành phần cơ bản của máy tính
I. Mục tiêu – Yêu cầu:
- Học sinh hiểu thế nào là sơ đồ cấu tạo của MVT, các thiết bị trên MVT, cách quản lý thông tin trên máy vi tính.
II. Chuẩn bị phương tiện:
1. Giáo viên: giáo án - tài liệu, bàn phím, đĩa từ, chuột...
2. Học sinh: bút, thước, vở ghi, tài liệu tham khảo (nếu có).
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ HS1: Đơn vị đo của thông tin là gì ? Cho biết:
1024 KB	=	MKB	(1)
1 MKB	=	KB	(1024 = 210)
1 GKB	=	MKB	(1024 = 210)
+ HS2: Em hãy vẽ sơ đồ cấu tạo cơ bản của MTĐT.
3- Bài mới:
Các em đã biết và nhìn thấy trên ti vi, học trong nhà trường, bề ngoài của máy vi tính thì rất đơn giản và gọn. Nhưng nếu phân tích và nghiên cứu sâu về phần cứng và phần mềm của máy vi tính nó rất phức tạp, nhưng hôm nay cô giáo chỉ giới thiệu sơ lược về sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy vi tính. Vậy các em học bài hôm nay.
Hoạt động GV- HS
Nội dung cần đạt
GV: Trong chương trình khối 6 các em đã được học hay quan sát sơ đồ của máy vi tính ở nơi nào đó, em nào có thể nêu trên bộ phận máy vi tính gồm những thiết bị nào? Bộ phận nào?
HS: Nghe câu hỏi và trả lời
GV: Thiết bị đưa thông tin vào MTĐT thường gọi là bàn phím. + Được chia thành 5 nhóm chính.
+ Giới thiệu bàn phím, các phím thông thường...
HS: Nghe, quan sát cấu tạo của bàn phím: phím chữ cái, phím số...
I- Sơ đồ cấu tạo của máy vi tính
Thiết bị đưa thông tin vào
Thiết
 bị xử lý thông tin 
Thiết bị đưa thông tin ra
 (Input)	 (Proceser)	 (Output)
II. Giới thiệu một số thiết bị của máy vi tính
1. Thiết bị nhập thông tin:
a. Bàn phím(Keyboard)
- Nhóm phím chữ cái: A..Z
- Nhóm phím số: 0..9
- Nhóm phím lệnh: Enter, Ctrl, Alt, Shift...
- Nhóm phím chức năng: F1 .. F12
- Nhóm phím ký hiệu toán học: + - * / = ...
- Tuỳ thuộc vào từng chương trình trên máy tính mà có thể sử dụng từng phím chức năng hay phím lệnh tương ứng.
GV: Thiết bị nhập TT tiếp là chuột. 
+ Giống hình con chuột bình thường.
+ Có hai phím ấn
+Có viên bi tròn phía dưới.
GV Cho h.s xem hình dáng của chuột máy tính.
HS: nghe, quan sát và ghi bài
b. Chuột máy tính(Mouse)
- Thiết bị có hai nút bấm (trái - phải), tương ứng là chuột trái và chuột phải. Tuỳ mục đích mà ta nhấn chuột trái hoặc chuột phải
- Trên màn hình thường có hình mũi tên dùng để định vị các đối tượng trong chương trình.
- Tuỳ thuộc vào chương trình có thể dùng đến.
- Nghiên cứu về thiết bị xuất thông tin.
+ Thông thường TT được hiện trên màn hình và in ra giấy in.
2. Nhóm thiết bị xuất thông tin
a. Màn hình(Monitor)
Là thiết bị dùng để hiển thị thông tin ra bên ngoài.Chất lượng của màn hình được quyết định bởi các thông số: độ phân giải, chế độ màu,..
- Độ phân giải: Số lượng các điểm ảnh trên màn hình. Độ phân giải càng cao thì hình ảnh hiển thị càng mịn và sắc nét
- Chế độ màu: Các màn hình màu có thể có 16 hay 256màu, thậm chí có hàng triệu màu khác nhau
- Thiết bị máy in là nơi in dữ liệu ra giấy. 
+ In bài tập, bài kiểm tra, tài liệu hướng dẫn...
b. Máy in(Printer)
- Là thiết bị dùng để in dữ liệu ra giấy, có nhiều loại như máy in kim, in phun,Máy in có thể là đen/trắng hoặc màu
VD: in các kiểm tra,..
GV: CPU (Central Processing Unit)
(Bộ xử lý trung tâm)
- CPU giống như bộ não của con người, là nơi xử lý và nhận thông tin...
GV: Xét đến phần lưu trữ thông tin. Có hai bộ nhớ trong và ngoài
+Bộ nhớ trong là các thanh ghi.
+ Bộ nhớ ngoài: đĩa từ, băng từ
3. Thiết bị xử lý thông tin 
- CPU: Khối xử lý trung tâm, đây là bộ phận chính của máy vi tính, nó còn được gọi là CPU, nó thu nhận, xử lý, mã hoá thông tin theo ngôn ngữ máy. Trong CPU bao gồm mạchvi xử lý và một số mạch phụ cận tạo lên đơn vị điều khiển, đơn vị số học và các thanh ghi:
a. Bộ nhớ:
- Bộ nhớ trong: Là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí. 
+ Bộ nhớ Ram (Random Access Memory): là bộ nhớ có thể đọc và ghi dữ liệu trong lúc làm việc
+ Rom (Read Only Memory): là bộ nhớ chỉ đọc, chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn.
GV :Nghiên cứu cấu tạo của đĩa từ. 
+ Hình vuông, vỏ bằng nhựa, có một điểm quay tròn (tâm quay).
GV : Cho h.s xem hình dáng của đĩa từ (loại 1,44 MB) và nhận xét.
- Bộ nhớ ngoài: Là bộ nhớ dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong, gồm các đĩa mềm, đĩa CD, USB, đĩa từ, băng từ...
b. Đĩa mềm(floppy)
- Gồm 1 đĩa, được làm bằng nhựa dẻo và được bao bọc bởi một hộp nhựa hình chữ nhật
- Dung lượng: nhỏ 1,44MB.
- Tốc độ truy cập: Rất chậm so với đĩa cứng
- Ký hiệu: A:\ hoặc B:\
- Ưu: dễ cầm, gọn nhẹ.
- Nhược: sức chứa quá ít.
- Ngoài đĩa mềm còn loại đĩa cứng
- Được gắn cố định trong máy.
c. Đĩa cứng (Hard Disk)
- Có dung lượng nhớ rất lớn và tốc độ đọc ghi rất nhanh.
- Được làm bằng kim loại ( thường là hợp kim nhôm), trên hai mặt có phủ vật liệu từ, là chồng đĩa đồng trục được gắn chặt trong hộp kín và thường được đặt cố định trong máy
- Ký hiệu: C:\ D:\ E:\.....
- Ưu: dung lượng chứa rất lớn.
- Ngoài ra còn loại đĩa từ thứ 3 là đĩa quang (CD-ROM) 
+ Thường phổ biến hiện nay.
d. Đĩa quang (CD/DVD)
- Được sử dụng bằng công nghệ ánh sáng laser
- Dùng để ghi các hình ảnh về phim, ca nhạc, game.
- Dung lượng: CD khoảng 600 – 800 MB;
 DVD khoảng 4GB
- Ưu: dễ mang, gọn nhẹ.
- Nhược: chóng hỏng do môi trường.
4. Củng cố:
- Hãy nói ưu điểm và nhược điểm của 2 loại đĩa từ.
- Sơ đồ tổng quát của bộ phận máy vi tính gồm những thiết bị nào?
5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc các nguyên tắc hoạt động của máy vi tính.
===================
Ngày soạn: 19/10/2009
Ngày dạy:21/10/2009 
Tiết 3: Bài 3: Cấu hình máy tính, khởi động, tắt máy tính
A- Mục đích yêu cầu
- Học sinh hiểu được trước khi sử dụng máy vi tính phải làm gì?
- Được thực hành trên máy.
B- Chuẩn bị phương tiện
-1. Giáo viên: giáo án - tài liệu, máy vi tính - Xem cách lắp.
2. Học sinh: bút, thước, vở ghi, tài liệu tham khảo (nếu có).
C- Nội dung và phương pháp
1- Kiểm tra:
- Hãy vẽ sơ đồ cấu tạo máy vi tính và giải thích nguyên tắc hoạt động máy vi tính.
- Viết các từ tiếng anh và giải thích theo sơ đồ.
2- Bài mới:
- Em nào có thể cho biết trước khi con người ngồi sử dụng máy vi tính thì phải làm gì? Để máy tính có thể hoạt động được?
Hoạt động
Nội dung
GV: Một máy tính muốn làm việc được phải có những thiết bị nào?
HS: Nghe và ghi chép
GV Em hãy nêu cách bật máy theo đúng qui trình? Bật gì trước, sau.
HS: Nghe, quan sát hướng dẫn và ghi chép.
GV: Quá trình khởi động phải ngồi đợi 30 giây đến 60 giây. Tuỳ thuộc vào cấu hình của máy tính cao hay thấp
HS: Thực hành thao tác trên máy tính
GV: Đối với máy vi tính, cách  ... n tách.
- Bấm OK
5. Cách chèn thêm dòng, cột.
- Đặt con trỏ vào dòng cột cần chèn
- Vào Table \ Insert cell.
 +Mục Insert Entine Row: thêm dòng
 +Insert Entine column: thêm cột 
->Bấm OK
6.Cách xóa dòng cột.
 - Bôi đen dòng, cột cần xóa
- Vào Table \ Delete Cell.
+ Mục Delete Entine Row:xóa dòng
+ Delete Entine Column: xóa cột 
->Bấm Ok để xóa .
7.Cách xóa cả bảng.
- Bôi đen bảng 
- Vào table \Delete Table
8.Tính toán trong bảng.
- Đặt con trỏ vào ô chứa kết quả.
- Vào Table \ Fomular
9.Sắp xếp trong bảng.
- Bôi đen vùng DL cần xếp 
- Vào table \ Sort. 
D. Củng cố .
- Em hãy lên bảng cho ví dụ về một bảng sau đó nêu cách làm.
- ở phía dưới làm ta giấy nháp.
E. BTTH.
- Hãy thực hành theo mẫu đã phát, thực hiện các bước tạo bảng, viền, thêm, xóa dòng, cột.
- Hãy lưu bảng với tên là mẫu 7
- Hãy đóng bảng -> sau đó mở tệp mẫu 7 rồi thêm thông số trong bảng. 
Tiết :	 	Thứ ngày tháng năm 200 .
Bài 8: cách in văn bản
A. Mục đích yêu cầu:
 - Học sinh phải hiểu trước khi in phải chuẩn bị những gì ?
 - Khi in ra giấy biết được kết quả trong khi soạn thảo, trình bày, căn chỉnh
B.CBDD
 - Bảng phụ về bước in. Mô hình máy in nối với MVT.
C. Nội dung và phương pháp.
1.Kiểm tra.
 - Em hãy nêu cách tạo bảng và viền bảng ?
 - Cách xóa dòng, cột trong bảng.
2. Bài mới 
 	Bài học này để in kết quả của các em khi soạn thảo và trình bày xong. Đây là bước rất quan trọng để các em biết được quá trình mình học và thực hành hiểu đến mức nào.
- Bước xem văn bản trước khi in là quan trọng vì vb xuất hiện ở dạng thu nhỏ để người sử dụng quan sát xem vb có chỗ nào sai, chưa được
- Theo em trước khi in phải chuẩn bị gì?
- Trên thực tế có rất nhiều loại máy in. Nếu sử dụng máy in nào thì phải cài đặt cấu hình máy in trên Window, để nhận biết và lệnh cho máy in làm việc. Nếu cấu hình máy in không được cài vào thì khi in sẽ báo lỗi.
- Lưu ý: Khi in đèn của máy in sẽ nhấp nháy.
1. Xem văn bản trước khi in.
- Bấm chuột vào biểu tượng print preview.
(hoặc vào file\print priview)
- lúc này vb xuất hiện ở dạng thu nhỏ, cần chú ý đến những điểm sau:
+ Lề của vb
+ cách bố trí, trang trí vb
+ cách định dạng vb, căn chỉnh.
-> Xem xong bấm chuột vào close để đóng.
2. Chuẩn bị khi in.
+ Máy in phải được nối với CPU.
+ Cấu hình máy in phải được cài trong Windows.
+ Giấy phải đặt trong máy in.
3. Cách in:
- Vào file\Print (gõ Ctrl+P)
- Lúc này phải chọn thông số:
+ Mục All: in tất cả các trang vb
+ Current: in trang hiện thời.
+ Page: In trang tùy ý.
+ Number of copies: Sao chép trang in
+ Bấm Ok để in.
D. Củng cố:
	- Hãy nêu lại cách xem vb trước khi in
	- Hãy nêu cách in vb
E. BTTH.
	- Hãy mở file Mau4 sau đó xem lại trước khi in, căn chỉnh đẹp. Sau đó thực hiện cách in vb. Mỗi em chỉ được in 1 bản.
==================================
Tiết: Thứ ngày tháng năm 2009
Bài thực hành
I. Mục tiêu bài thực hành:
	- Học sinh nắm được cách chèn công thức toán học vào văn bản
	- Nắm được các chế độ định dạng trong văn bản, cách căn chỉnh vb, cách chèn bản biểu vào văn bản
II. Công tác chuẩn bị:
	1-GV phân chia lớp theo tổ. Trong tổ chia theo nhóm máy. Mỗi máy/2 em
	- Viết yêu cầu của bài thực hành lên bảng. Cho học sinh làm theo những yêu cầu đó (Yêu cầu dựa vào bài lý thuyết để cho).
	2. Học sinh: Ngồi theo nhóm đã chia. Làm theo đúng yêu cầu của bài. Làm xong báo cáo kết quả cho giáo viên.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: + Em hãy nêu cách bôi đen văn bản, cách định dạng văn bản? 
	+ Nêu cách căn chỉnh trong văn bản theo thực đơn và bàn phím.
2. Nội dung bài mới:
	- Giáo viên chép yêu cầu lên bảng. Cho học sinh thực hành trên máy.
Bài tập 1
a) Hãy khởi động Word sau đó thực hành cách soạn thảo văn bản theo mẫu sau
Hãy nhập công thức sau:
ax3 + by2 - c = 0
x2 - 2x + 1y = 0
H2SO4 ; R1 + R2 + R3 = 0
Bài tập 2:
a) Hãy khởi động Word sau đó thực hành cách soạn thảo văn bản theo mẫu sau.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---o0o---
biên bản giao nhận
STT
Tên hàng
Loại
Số lượng
Trọng lượng
Ghi chú
 Đại diện bên giao	 Đại diện bên nhận
Tiết: 
định dạng trong văn bản
A. mục đích yêu cầu:
 - Học sinh hiểu cách định dạng văn bản trước khi in hoặc sau khi soạn thảo
B. CBĐD .
 - Bảng phụ, thước,phòng máy, máy chiếu
C.Nội dung và phương pháp.
1 Kiểm tra 
 - Nêu cách chèn công thức toán học vào văn bản, chèn ảnh, chèn kí tự đặc biệt vào văn bản
 - Hãy nêu cách căn chỉnh trong vb?
2 Bài mới.
- Bước thiết lập định dạng trang in rất quan trọng, chúng ta muốn có một trang văn bản đẹp theo yêu cầu của người sử sụng
Yêu cầu:
-Một số học sinh trình bày lại các thiết lâpk trang in
-Gọi một số học sinh thực hiện thao tác trên máy
Viền bảng khi nào ?
->viền khi muốn trong bảng có các đường viền phân biệt bảng.
- VD: + Các đường dòng phảI viền đường chấm.
 + Xung quanh bảng, cột phải có đường viền liền.
1. Định dạng trang in
 Vào File chọn page setup xuất hiện hộp thoại có các thành phần sau:
+ Lớp Margins:
- Left: Đặt giá trị canh lề trái
- Right : Đặt giá trị canh lề phải
- Top: Đặt giá trị canh lề trên
- Bottom: Đặt giá trị canh lề dưới
+ Lớp Paper
- Mục Paper size: Chọn khổ giấy A4
2. Làm khung cho đoạn văn bản
- Đánh dấu cho đoạn văn bản cần kẻ khung
- Vào Format\ Borders and Shading khi đó xuất hiện hộp thoại
- Lớp Borders bao gồm các lựa chọn sau
+ Style: Chọn kiểu đường kẻ khung
+ Color: Chọn màu đường kẻ
+ Width: Chọn độ rộng đường kể
Tiết: 	 Thứ: ngày tháng năm 2009
Bài tập thực hành
I. Mục tiêu bài thực hành:
	- Học sinh hiểu cách tạo thư mục theo sơ đồ, cách chuyển vào, ra khỏi thư mục, cách xoá thư mục theo tuần tự.
	- Thực hành trên máy những lệnh: Tạo thư mục, chuyển vào, ra, xoá thư mục.
II. Công tác chuẩn bị:
	1-GV phân chia lớp theo tổ. Trong tổ chia theo nhóm máy. Mỗi máy/2 em
	- Viết yêu cầu của bài thực hành lên bảng. Cho học sinh làm theo những yêu cầu đó (Yêu cầu dựa vào bài lý thuyết để cho).
	2. Học sinh: Ngồi theo nhóm đã chia. Làm theo đúng yêu cầu của bài. Làm xong báo cáo kết quả cho giáo viên.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: + Em hãy cho biết: Cú pháp lệnh tạo thư mục? Lệnh chuyển vào thư mục cần làm việc?
	+ Hãy nêu cú pháp: Lệnh chuyển ra khỏi thư mục (bằng 2 cách)? Lệnh xoá từng thư mục (RD).
2. Nội dung bài mới:
	- Giáo viên chép yêu cầu lên bảng. Cho học sinh thực hành trên máy.
*Yêu cầu 1: 
a) Hãy tạo ra cây thư mục sau:
	C:\KHOI
	LOPA
	TO1
	TO2
	LOPB
	TO3
	TO4
b) Hãy chuyển vào thư mục TO4.
c) Chuyển ra khỏi thư mục TO4. Sau đó dùng câu lệnh xem thông tin trong thư mục KHOI.
d) Hãy xoá từng thư mục trong cây thư mục trên.
g. Tạo tệp tin Baitap.doc trong thư mục TO4
h. Xóa cây thư mục trên
* Yêu cầu 2: 
a) Tạo ra cây thư mục sau:
	C:\HAIPHONG
	KIENTHUY
	TIENLANG
	VINHBAO
	HOABINH
	VINHTIEN
	XOM1
	XOM2
	COAM
	XOM1
	XOM2
	XOM3
	DOSON
	LECHAN
b) Hãy xem thông tin trong thư mục HAIPHONG
c) Xem thông tin trong thư mục VINHBAO ?
d) Hãy xoá cây thư mục trên.
Tiết: 	Thứ: ngày tháng năm 2009
thực hành lệnh toàn bộ các lệnh trong nc
I. Mục tiêu bài thực hành:
	- Học sinh hiểu được cách tạo ra thư mục, tạo file mới trong NC.
	- Biết cách xem nội dung file, sửa, di chuyển, đổi tên, xóa file, di chuyển.
II. Công tác chuẩn bị:
 1-GV phân chia lớp theo tổ. Trong tổ chia theo nhóm máy. Mỗi máy/2 em
	- Viết yêu cầu của bài thực hành lên bảng. Cho học sinh làm theo những yêu cầu đó (Yêu cầu dựa vào bài lý thuyết để cho).
 2. Học sinh: Ngồi theo nhóm đã chia. Làm theo đúng yêu cầu của bài. Làm xong báo cáo kết quả cho giáo viên.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: + Em hãy nêu cách tạo thư mục trong NC? Cách tạo file?
	+ Cách sao chép file, di chuyển, đổi tên file như thế nào?
2. Nội dung bài mới:
	- Giáo viên chép yêu cầu lên bảng. Cho học sinh thực hành trên máy.
*Yêu cầu:
a) Hãy khởi động chương trình NC?
b) Hãy tạo ra cây thư mục sau: (Dùng phím F7 để tạo).
a) Hãy tạo ra cây thư mục sau:
THUVIEN
NGAN4
NGAN3
NGAN2
NGAN1
Hung.vns
GIA5
GIA6
GIA4
GIA3
GIA2
GIA1
b) Hãy sao chép file Hung.vns sang các thư mục GIA? (Dùng phím F5)
c) Xem cây thư mục THUVIEN (Dùng F9 - Right - Tree).
d) Hãy đổi tên file Hung.vns trong GIA1 thành Tepdoi.txt (Dùng phím F6)
e) Sửa nội dung file tệp đổi thành một nội dung khác (Dùng phím F4)
f) Xoá cả cây thư mục trên (Dùng phím F8).
IV. Đánh giá:
- GV gọi HS lên báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Chỉ ra những nhóm làm nhanh, đúng, chấm điểm những học sinh làm đúng theo yêu cầu của bài đề ra.
V. Củng cố - Bài tập về nhà.
	- Học thuộc các phím Từ F2 -> F7.
- Làm lại những yêu cầu của bài tập thực hành vào vở ghi.
- Thực hành trước phím lệnh F9. Chuyển lên thanh thực đơn.
A- Mục đích yêu cầu
Học sinh nắm được các lệnh ngoại trú trong MS-DOS 
Hiểu được bản chất của lệnh ngoại trú.
Và so sánh được lệnh nội trú khác lệnh ngoại trú ở điểm nào?
B- Chuẩn bị đồ dùng
Thước, bút
C- Nội dung và phương pháp
1- Kiểm tra:
Em hãy nêu các lệnh nội trú đã học?
Em hãy nêu khái niệm về lệnh ngoại trú?
2- Bài mới:
- Yêu cầu của lệnh ngoại trú: Là các lệnh phải được cài trên HĐH MS-DOS, phải nhìn thấy.
- VD: Muốn xem cây thư mục TRUONG.
đ TREE_ C:\TRUONG¿
- VD: Muốn quét lỗi đĩa trên ổ C.
đ gõ Scandisk.exe¿
đ Chọn C:¿
-> Lưu ý: Khi chạy chương trình scandisk này thì phải đợi khi nào máy quét xong mới được dừng.
- Y/c: Format.exe
- VD: Muốn định dạng lại ổ đĩa mềm A: thì làm như thế nào?
(đ gõ: Format A:¿)
- VD: Muốn tạo đĩa khởi động A: thì phải làm như thế nào?
(đ gõ Sys_A:¿)
- ? Khi tạo xong trên ổ đĩa A: có những file nào ? Bạn nào có thể biết?
->( Khi tạo xong trên ổ A: có những file sau: + Command.com
 + IO.sys
 + MSDOS.sys. Vì đây là những file chứa những lệnh của MSDOS). 
1- Lệnh xem cây thư mục
-yêu cầu: file TREE.com phải có trên ổ đĩa hiện thời. Nếu không có khi thực hiện lệnh máy sẽ báo lỗi "Bad command or file name". (không tìm thấy tên lệnh).
- CP: TREE _ tên thư mục¿
2- Lệnh quét và sửa lỗi đĩa.
- Yêu cầu: file SCANDISK.exe phải có trên ổ đĩa hiện thời.
- CP: Scandisk¿
- Chọn ổ đĩa cần quét; gõ ¿
- Quét xong chọn Exit để thoát
3- Lệnh khởi tạo định dạng.
- Yêu cầu: file Format.com phải có.
- Cp: FORMAT_ ổ đĩa:¿
- Máy hỏi: "Ban có chắc chắn muốn Format Y/N?: thì lúc này muốn thực hiện phải gõ phím Y và - CP: TREE _ tên thư mục¿
- Lưu ý: Nếu thực hiện lệnh này thì dữ liệu của ổ đĩa sẽ mất hết. Vì vậy khi thực hành phải chú ý.
4- Lệnh tạo đĩa hệ thống.
- Cp: SYS_tên ổ đĩa:¿
- Lệnh này tạo ra đĩa khởi động.
5- Chú ý:
Trong lệnh ngoại trú còn có rất nhiều lệnh như Fdisk; CKHCL,... do vậy các em cần nghiên cứu thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an day nghe tin hoc van phong 70 tiet chuan.doc