Giáo án Đại số Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012

Giáo án Đại số Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU:

- HS hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí.

- HS biết đọc và viết các số La Mã không quá 30 .

- HS thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán .

* Trọng tâm:HS hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, phấn màu, bảng các chữ số, bảng phân biệt số và chữ số, bảng các số La

Mã tứ 1 đến 30.

HS: Ôn tập cách ghi và cách đọc số tự nhiên, đọc trước bài mới.

III-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 129 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HĐ 4: LUYỆN TẬP
- Khi viết một tập hợp ta cần chú ý điều gì? 	
 - GV: Cho HS làm Bài 1, Bài 4 (SGK – Tr6)
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
 Ngày soạn 15/08/2011
Tiết 2: §2. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
- HS biết được tâp hợp các số tự nhiên, nắm được các qui ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số, nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số.
- Học sinh phân biệt được tập hợp N và N*, biết sử dụng các ký hiệu ≤ và ³ biết viết số tự nhiên liền sau, số tự nhiên liền trước của một số tự nhiên. 
- Rèn luyện học sinh tính chính xác khi sử dụng các ký hiệu.
* Trọng tâm: Phân biệt được tập hợp N và N*, nắm được các qui ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
 * GV: Giáo án, phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ ghi sẵn đề bài ? và các bài tập củng cố.
 * HS: Ôn tập các kiến thức của lớp 5 về số tự nhiên, thước thẳng có chia khoảng..
III-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐÔNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SIMH
HĐ1: KIỂM TRA BÀI CŨ
HS1: Có mấy cách ghi một tập hợp?
Viết tập hợp A có các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 10 bằng 2 cách.
- Hãy minh họa tập hợp A bằng hình vẽ.
HS2: Chữa bài 3 (SGK-Tr6). Hỏi thêm:
Tìm một phân tử thuộc tập hợp A mà không thuộc tập hợp B ?
Tìm một phân tử vừa thuộc tập hợp A, vừa thuộc tập hợp B ?
Hs trả lời
HĐ 2: 1.Tập hợp N và tập hợp N*
GV: Hãy ghi dãy số tự nhiên đã học ở tiểu học?
HS: 0; 1; 2; 3; 4; 5
GV: Ở tiết trước ta đã biết, tập hợp các số tự nhiên được ký hiệu là N.
- Hãy lên viết tập hợp N và cho biết các phần tử của tập hợp đó?
HS: N = { 0; 1; 2; 3; ...}
Các số 0; 1; 2; 3... là các phần tử của tập hợp N
GV: Treo bảng phụ.Giới thiệu tia số và biểu diễn các số 0; 1; 2; 3 trên tia số.
GV: Các điểm biểu diễn các số 0; 1; 2; 3 trên tia số, lần lượt được gọi tên là: điểm 0; điểm 1; điểm 2; điểm 3.
=> Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a.
GV: Hãy biểu diễn các số 4; 5; 6 trên tia số và gọi tên các điểm đó.
HS: Lên bảng phụ thực hiện.
GV: Nhấn mạnh: Mỗi số tự nhiên được biểu diễn một điểm trên tia số. Nhưng điều ngược lại có thể không đúng.
Vd: Điểm 5,5 trên tia số không biểu diễn số tự nhiên nào trong tập hợp N.
GV: Giới thiệu tập hợp N*, cách viết và các phần tử của tập hợp N* như SGK.
- Giới thiệu cách viết chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp N* là:
N* = {x N/ x 0}
♦ Củng cố: 
a) Biểu diễn các số 6; 8; 9 trên tia số.
b) Điền các ký hiệu ; vào chỗ trống
12N; N; 100N*; 5N*; 
 0 N*; 1,5 N; 0 N; 1995 N*.
1.Tập hợp N và tập hợp N*: (10’)
a) Tập hợp các số tự nhiên. 
Ký hiệu: N
 N = { 0; 1; 2; 3; ...}
Các số 0; 1; 2; 3; ... là các phần tử của tập hợp N.
* Biểu diễn trên tia số:
 0 1 2 3 4
- Mỗi số tự nhiên được biểu biểu diễn bởi 1 điểm trên tia số.
- Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a.
b) Tập hợp số các tự nhiên khác 0. Ký hiệu: N* 
 N* = { 1; 2; 3; .....}
Hoặc: N* = {x N/ x 0}
HĐ 3: 2.Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên:
GV: So sánh hai số 2 và 5?
HS: 2 nhỏ hơn 5 hay 5 lớn hơn 2
GV: Ký hiệu 2 2 => ý (1) mục a Sgk.
GV: Hãy biểu diễn số 2 và 5 trên tia số?
- Chỉ trên tia số (nằm ngang) và hỏi: 
Điểm 2 nằm bên nào điểm 5?
HS: Điểm 2 ở bên trái điểm 5.
GV: => ý (2) mục a Sgk.
GV: Giới thiệu ký hiệu ≥ ; ≤ như Sgk
=> ý (3) mục a Sgk.
♦ Củng cố: 
Viết tập hợp A={x N / 6 x 8}
bằng cách liệt kê các phần tử của nó.
HS: Đọc mục (a) Sgk.
GV: Treo bảng phụ, gọi HS làm bài tập.
Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:
25; 57; 27
GV: Dẫn đến mục(b) Sgk
HS: Đọc mục (b) Sgk.
GV: GV giới thiệu số liền sau, số liền trước 
Củng cố: Cho HS làm bài tập 6/SGK 
HS: HS 1 làm câu a , HS 2 làm câu b (đứng tại chỗ)
GV: giới thiệu hai số tự nhiên liên tiếp
 Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị?
HS: Hơn kém nhau 1 đơn vị.
GV: => mục (c) Sgk.
HS: Đọc mục (c) Sgk.
Củng cố:   ?   Sgk
GV: Trong tập N số nào nhỏ nhất?
HS: Số 0 nhỏ nhất
GV: Có số tự nhiên lớn nhất không? Vì sao?
HS: Không có số tự nhiên lớn nhất. Vì bất kỳ số tự nhiên nào cũng có số liền sau lớn hơn nó.
GV: Tập hợp N có bao nhiêu phần tử?
HS: Có vô số phần tử.
GV: => mục (d, e) Sgk
2.Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên:
a) (Sgk)
+ a b chỉ a < b hoặc a = b 
+ a b chỉ a > b hoặc a = b
b) a < b và b < c thì a < c
* Bài tập 6 (SGK –Tr7)
a) Số tự nhiên liền sau số 17 là 18.
99 là 100
a (a Î N) là a + 1
b) Số tự nhiên liền trước số 35 là 34
1000 là 999
b (b Î N*) là b - 1
c) (Sgk)
Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đv.
* ?: 28; 29; 30
 99; 100; 101
d) Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất
 Không có số tự nhiên lớn nhất.
e) Tập hợp N có vô số phần tử
HD 4: LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
* Bài tập 8 (Tr8 – SGK) : A = { x N / x 5 }
 A = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 } 
 * Biểu diễn trên tia số:
 0 1 2 3 4 5
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc ghi nhớ thứ tự trong N
- Làm bài tập 7; 9; 10( SGK – Tr8), bài 10->13 (SBT- Tr5)
 HS khá làm bài 14, 15( SBT)
- Ôn tập về cách ghi, cách đọc số tự nhiên. Đọc trước bài "Ghi số tự nhiên"
 	Ngày soạn 19/08/2011
 Tiết 3 §3. GHI SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí. 
- HS biết đọc và viết các số La Mã không quá 30 .
- HS thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán .
* Trọng tâm:HS hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. 
II. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, phấn màu, bảng các chữ số, bảng phân biệt số và chữ số, bảng các số La 
Mã tứ 1 đến 30.
HS: Ôn tập cách ghi và cách đọc số tự nhiên, đọc trước bài mới.
III-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: KIỂM TRA BÀI CŨ:
HS1: Viết tập hợp N và N* .
 Làm bài tập 7 (Tr8 – SGK)
HS2: Viết tập hợp A các số tự nhiên x mà x Ï N*. 
- Làm bài tập 10 (Tr8 – SGK)
HS lên bảng làm BT
HS: ghi A = {0} 
HĐ 2: SỐ VÀ CHỮ SỐ
GV: Gọi HS đọc vài số tự nhiên bất kỳ.
- Treo bảng phụ kẻ sẵn khung/8 như SGK.
- Giới thiệu: Với 10 chữ số 0; 1; 2; 3; ; 9 có thể ghi được mọi số tự nhiên.
GV: Từ các ví dụ của HS => Một số tự nhiên có thể có một, hai, ba . chữ số.
GV: Cho HS đọc phần in nghiêng ý (a) SGK.
- Hướng dẫn HS cách viết số tự nhiên có 5 chữ số trở lên ta tách riêng ba chữ số từ phải sang trái cho dễ đọc. VD: 1 456 579
GV: Giới thiệu ý (b) phần chú ý SGK.
Cần phân biệt: số với chữ số; số chục với chữ số hàng chục
- Cho ví dụ và trình bày như SGK.
Hỏi: Cho biết các chữ số, chữ số hàng chục, số chục, chữ số hàng trăm, số trăm của số 3895?
HS: Trả lời.
Củng cố : Bài 11 (Tr10 – SGK).
- Với 10 chữ số : 0; 1; 2;...8; 9; 10 có thể ghi được mọi số tự nhiên.
- Một số tự nhiên có thể có một, hai. ba. .chữ số.
Vd : 7
 25
 329
Chú ý : (Sgk – tr9)
HĐ 3: HỆ THẬP PHÂN
GV: Giới thiệu hệ thập phân như SGK.
Vd: 555 có 5 trăm, 5 chục, 5 đơn vị.
Nhấn mạnh: Trong hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số vừa phụ thuộc vào bảng thân chữ số đó, vừa phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đã cho.
GV: Cho ví dụ số 127.
Hãy viết số 127 dưới dạng tổng?
HS: 127 = 100 + 20 + 7
GV: Theo cách viết trên hãy viết các số sau: 222; ab; abc;
Củng cố : - Làm ? SGK.
Hãy viết số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số?
Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau?
* Trong hệ thập phân : Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì thành một đơn vị hàng liền trước.
* VD: 127 = 100 + 20 + 7
 = 1.100 + 2.10 + 7
 = a.10 + b (a¹0)
 = a.100 + b.10 + c
Các số tự nhiên được viết theo hệ thập phân.
* ?: 
999
987
HĐ4 : CHÚ Ý
GV: Cho HS đọc 12 số La Mã trên mặt đồng hồ SGK.
- Giới thiệu các chữ số I; V; X và hai số đặc biệt IV; IX và cách đọc, cách viết các số La Mã không vượt quá 30 như SGK.
Nếu thêm vào bên trái mỗi số trên:
+ Một chữ số X ta được các số La Mã từ 11 đến 20
+ Hai chữ số X ta được các số La Mã từ 21 đến 30
- Mỗi số La mã có giá trị bằng tổng các chữ số của nó (ngoài hai số đặc biệt IV; IX)
Vd: VIII = V + I + I + I = 5 + 1 + 1 + 1 = 8
GV: Nhấn mạnh: Số La Mã với những chữ số ở các vị trí khác nhau nhưng vẫn có giá trị như nhau => Cách viết trong hệ La Mã không thuận tiện bằng cách ghi số trong hệ thập phân
 (Sgk- tr9)
* Trong hệ La Mã : 
Các số La Mã từ 1 đến 10: 
I II III IV V VI
1 2 3 4 5 6
VII VIII IX X
 7 8 9 10
* Mỗi số La mã có giá trị bằng tổng các chữ số của nó (ngoài hai số đặc biệt IV; IX)
Vd: VIII = V + I + I + I = 5 + 1 + 1 + 1 = 8
* Cách ghi số trong hệ La mã không thuận tiện bằng cách ghi số trong hệ thập phân.
♦ Củng cố: 
a) Đọc các số la mã sau: XIV, XXVII, XXIX.
b) Viết các số sau bằng chữ số La mã: 26; 19
CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
* Bài 13 (Tr10 – SGK) : 
a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có 4 chữ số : 1000	
b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có 4 chữ số  khác nhau: 1023 .
* Bài 12/10 SGK : Viết tập hợp các chữ số của số 2000.
 Gọi A là tập hợp các chữ số của số 2000. A = {0, 2} 
 (chữ số giống nhau viết một lần )
Học bài theo SGK và đọc phần “ có thể em chưa biết” 
- Làm bài tập : 14, 15 (SGK – Tr10)
 HS khá giỏi làm thêm bài 18,19,21(SBT – Tr5,6 )
- Đọc trước bài: " Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con" 
----------------------------------------o0o-------------------------------------------------------
 Ngày soạn 21/08/2011
Tiết 4:	§4. SỐ PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP - TẬP HỢP CON
I-MỤC TIÊU:
- HS hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào, hiểu được khái niệm hai tập hợp bằng nhau.
- HS biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp là tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết sử dụng các kí hiệu và f 
- Rèn luyện HS tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu , , , f.
* Trọng tâm: Nắm được khái niệm tập hợp con và biết sử dụng đúng các kí hiệu , , , f.
II-CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ ghi sẵn đề bài ?3 ở SGK và các bài tập củng cố.
HS: SGK, SBT, đọc trước bài.	
III-TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ 1: KIỂM TRA BÀI CŨ
HS1: Chữa bài tập 14 (SGK-Tr10)
HS2: Chữa bài tập 15 (SGK-Tr10)
Nhận xét
HS lên bảng làm BT
HĐ 2:SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP
GV: Nêu các ví dụ về tập hợp như SGK.
Hỏi: Hãy cho biết mỗi tập hợp đó có bao nhiêu phần tử?
Củng cố: - Làm ?1 ; ?2
HS: Hoạt động nhóm làm bài. 
GV: Nếu gọi A là tập hợp các số tự nhiên x mà x + 5 =2 thì A là tập hợp không có phần tử nào. Ta gọi A là tập hợp rỗng.Vậy:
 Tập hợp như thế nào gọi là tập hợp rỗng?
HS: Trả lời như SGK.
GV:Giới thiệu tập hợp rỗng được ký hiệu: f
HS: Đọc chú ý SGK.
GV: Vậy một tập ... ết 
2 HS lên bảng làm bài 
a,x = -5
b,x= 6, x = -6
c, x- 5 = 2 hoặc x – 5 = -2
 x = 7 hoặc x = 3
 Bài 3) Tìm x Î Z, biết: 
a) 2 + x = 3 
 x = 3 – 2 	 
 x = 1 Î Z	 
Vậy x = 1 thoả mãn bài toán
b, x + 8 = 1
x = 1 – 8
x = 1 + (- 8)
x = - 7 Î Z
Vậy x = -7 thoả mãn bài toán
c) çx – 1ç + 13 = 14 
 çx – 1ç = 14 – 13
 çx – 1ç = 1
 x – 1 = 1 Þ x = 1 + 1 = 2 Î Z
Hoặc x – 1= -1 Þ x = -1 + 1 = 0 Î Z
Vậy x= 2 hoặc x = 0 thỏa mãn bài toán
d) çx – 3ç - 4 = - 5
 çx – 3ç = - 5 + 4 
 çx – 3ç = - 1 
Vì x Î Z nên x – 3 Î Z mà çx – 3ç= - 1 < 0 ( vô lý)
Vậy không có số nguyên x nào thoả mãn bt 
Bài 4) : Tìm tổng của tất cả các số nguyên x thoả mãn:
a) - 4 £ x £ 4
Vì x Î Z và - 4 £ x £ 4
Nên x Î {-4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4}
Vậy (- 4) + (- 3) + (- 2) + (- 1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4
 = ( - 4 + 4) + (- 3 + 3) + (-2 + 2) + (-1 + 1) + 0
 = 0 + 0 + 0 + 0 + 0 
 = 0
HĐ4: CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Nhắc lại k/n chia hết. Bội và ước của mốt số nguyên
Học thuộc KN về ước, bội của một số nguyên, các tính chất về chia hết.
Làm bài tập 102, 103 (SGK), 153, 154, 156 (SBT)
Làm câu hỏi ôn tập (SGK/ 98) và bài tập ôn tập chương. 
 Ngày 17 tháng 1 năm 2012 
TIẾT 66. ÔN TẬP CHƯƠNG II: SỐ NGUYÊN
I- MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Ôn tập cho HS các kiến thức về: GTTĐ của một số nguyên các phép tính, cộng, trừ, nhân, các số nguyên, bội và ước của một số nguyên. Các q/tắc về dấu ngoặc, chuyển vế
- Củng cố các kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân hai số nguyên, tính GTTĐ của một số nguyên -> giải các bài toán tìm số chưa biết
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận, tính đúng, tính nhanh và trình bày khoa học
II- CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, phấn màu, bảng phụ
HS: Học bài cũ, làm bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: KIỂM TRA BÀI CŨ 
HS1: Viết tập hợp các số nguyên Z và biểu diễn trên trục số:
Viết số đối của số nguyên a
Số đối của một số nguyên có thể là những số nào trong các số sau. Số nguyên dương? Số nguyên âm? Số 0
HS2: Nêu quy tắc tìm GTTĐ của một số nguyên a
GTTĐ của một số nguyên a là một số như thế nào?
2 HS lên bảng tra lời
HĐ 2 : LUYỆN TẬP
Dạng 1:(Các BT liên quan đến GTTĐ, so sánh) 
bài 107 (SGK)
GV ghi đề bài sau đó cho HS đọc bài 
Trên trục số cho 2 điểm a, b. Hãy 
a, Xác định các điểm -a, -b trên trục số 
b, Xác định các điểm |a|, |b|, |-a|, |-b| trên trục số
c, So sánh các số a, b, -a, -b, |a|, |b|, |-a|, |-b| với không
GV cho HS làm bài 108 (SGK)
Cho số nguyên a khác 0. So sánh -a với a; -a với 0 
Số nguyên a khác 0 thì a có thể là số ntn? Để so sánh -a với a ta làm ntn?
GV ghi lời giải 
Khi a>0 thì -a<0 và -a<a
Khi a0 và -a>a
GV cho HS làm bài 110. GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc đề bài 
GV cho 1 HS lên bảng điền đúng sai và yêu cầu HS ở dới lớp lấy VD minh hoạ ra bảng con
GV cho HS nhận xét bài làm của bạn và yêu cầu HS dưới lớp giơ bảng con để kiểm tra 
Dạng 2: Luyện kỹ năng thực hiện các phép tính:
 Bài 111 (SGK/T99): Tính 
a, [(-13)+(-15)]+(-8)
b, 500-(-200)-210-100
c, -(-120)+(-19)-301+12
d, 777-(111)-(-222)+20
GV cho HS thực hiện theo nhóm (4HS / nhóm) yêu cầu nhóm trởng giao việc cụ thể cho từng thành viên của nhóm 
GV thu kết quả bài làm của các nhóm sau đó cho HS dưới lớp nhận xét bài làm của các bạn lên bảng và tìm cách giải khác hay hơn nếu có thể
Bài 114 (SGK/T99)
Liệt kê và tính tổng các số nguyên x thoả mãn
a, -8<x<8
Bài 115 (SGK/T99): Tìm a thuộc Z biết 
a) |a| = 5; d) |a| = -3
 b) |a| = |-5|; c) |a| = 0; e) -11. |a| = -22
Để làm bài này các em dựa vào kiến thức nào?
GV cho 2 HS lên bảng làm bài sau đó cho HS nhận xét
HS đọc đề bài 107
HS 1 lên bảng điền trên trục số 
HS 2 lên bảng làm câu b và giải thích cơ sở 
HS 3 trả lời kết quả câu c và giải thích lý do 
HS đọc đề bài 
HS a khác 0 => a có thể là số nguyên âm hoặc số nguyên dương . Do đó ta phải xét 2 trờng hợp a>0 và a<0
HS đọc đề bài và suy nghĩ tìm lời giải
1HS lên bảng điền đúng, sai
a, Đ c, S
b, Đ d, Đ
HS hoạt động theo nhóm sau đó 1 nhóm lên trình bày lời giải trên bảng 
HS dưới lớp tìm cách giải khác
ĐS:a,-36; b, 390; c, -279d, 1130
3 HS lên bảng làm 
HS dưới lớp cùng làm vào vở nháp 
ĐS: a)x = 0 ; b) x= -9 c)x = 20
HS: |a| = m (m>0) => a = m;a = -m
2 HS lên bảng làm bài HS cả lớp cùng làm
HĐ3: CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Khi gặp dạng toán tính tổng các em cần chú ý điều gì?
Ôn lại lý thuyết của chương: Các quy tắc về phép tính: cộng, trừ nhân hai số nguyên, quy tắc dấu ngoặc quy tắc chuyển vế, các tính chất của phép cộng và phép nhân
 Xem lại lời giải các bài tập đã chữa 
 Làm bài 112, 113, 110, 117, 118 (SGK), Bài 162, 164 (SBT) 
 	 Ngày 18 tháng 1 năm 2012 
TIẾT 67 . ÔN TẬP CHƯƠNG II: SỐ NGUYÊN( T2)
I- MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức: 
Củng cố và rèn luyện kỹ năng vận dụng các quy tắc nhân hai số nguyên, nâng lên luỹ 
thừa, quy tắc chuyển về vận dụng các tính chất của phép nhân, phép cộng vào việc giải 
các bài toán: thực hiện phép tính, giải bài toán tìm x và các bài toán đố 
 2. Kỹ năng:
- Rèn ý thức cẩn thận, chính xác trong tính toán và trình bày lời giải 
 II- CHUẨN BỊ:
GV-: bảng phụ ghi các bài 112, 113, 121 (SGK)
HS: Ôn tập theo hướng dẫn của GV ở cuối tiết trước 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (KT 15 PHÚT_ TN)
. Câu 1: Điền dấu “ , = ” thích hợp vào chỗ trống:
A. ; B. ; C. 	
Câu 2: Điền vào chỗ “..” điều kiện của a, b để:
A. với  B. với ...
C. với 
 Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng từ câu 3 đến câu 11 
Câu 3: Kết quả của biểu thức 33.(17-5) – 17.(33- 5) là:
A. 250	B. -250	C. 80	D. - 80
Câu 4: Để và thì x bằng:
A. -13	B. 8	C. 13	D. -8
Câu 5: Kết quả của biểu thức 567– (567 – 981) là:
A. 1081	B. 981	C. -881	D. 981
Câu 6: Để và 14 – x = 6 thì x bằng:
A. 17	B. -5	C. -17	D. 8
Câu 7: Kết quả của phép tính 80 – 15 là:
A. - 95	B. 65	C. 95	D. - 65
Câu 8: Để và thì x bằng:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 9: Để là ước của và thì:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 10: Kết quả của biểu thức 26.(-125) – 125.(- 36) là:
A. – 1250	B. 1250	C. 0	D. 7750
Câu 11: Kết quả của phép tính - 5 + 25 là:
A. 30	B. -20	C. 20	D. -30
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM: ( mỗi câu đúng cho 0,9 đ)
Câu 1: “ a. =, b. >, c. < ” ( Mỗi ý đúng cho 0,3 đ)
Câu 2( Mỗi ý đúng cho 0,3 đ):
 a. Với a, b là hai số nguyên cùng dấu 
 b. Với a, b là hai số nguyên khác dấu
 c. Với a, b là hai số nguyên khác dấu, b <0 và 
Các câu từ câu 3 đến câu 11 như sau
Câu
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Đáp án
D
D
D
D
B
C
C
B
C
HĐ 2 : LUYỆN TẬP
Dạng 1: Thực hiện phép tính:
 Bài 116: Tính
a, (-4).(-5).(-6); b, (-3-5).(-3+5)
c, (-3+6).(-4); d, (-5-13): (-6)
GV yêu cầu các nhóm hoạt động khoảng 3 phút. Sau đó GV cho HS nhận xét lời giải của các nhóm
(?) Có thể thực hiện các phép tính theo cách khác được hay không ?
GVKL: Khi t/hiện các phép tính các em cần đọc kỹ bài BT để tìm cách giải hợp lý nhất.
 Bài 117: Tính 
a, (-7)3.24
b, 54.(-4)2
GV cho HS nhận biết về dấu của tích sau đó cho 2 HS lên bảng làm bài 
 Bài 119: Tính bằng 2 cách 
a, 15.12-3.5.10
b, 45-9.(13+5)
c, 29(19-13)-19.(29-13)
Muốn tính được bằng hai cách các em phải vận dụng kiến thức nào
GV cho 3 HS lên bảng làm bài
GV cho HS nhận xét lời giải của bạn
Dạng 2: Tìm số chưa hết 
a, 2x – 35 = 15
b, 3x + 17 = 2 
c, |x - 1| = 0 
(?) Để làm câu a, b các em sử dụng kiến thức nào?
GV cho 2 HS trình bày lời giải câu a và b
GTTĐ của số nào thì bằng 0 
Vậy |x – 1| = 0 khi nào?
Tìm x thuộc Z biết 
a, 38 – 5.(x + 4) = 123
b, 12.x = -36
c, 2.|x| = 26
Dạng 3: Toán đố 
Bài 112: Đố vui 
(?) Để tìm số thứ nhất 2a và số thứ 2 (a) ta phải làm gì?
(?) Từ đẳng thức muốn tìm a ta làm ntn?
HS hoạt động theo nhóm (khoảng 3 phút) 
để trình bày lời giải ra bảng phụ của nhóm 
HS nhận xét bài làm của các nhóm
HS nêu cách giải khác cho mỗi câu
HS nhận biết dấu của tích 
a, mang dấu -. Kết quả: -5488
b, mang dấu +. Kết quả: 10 000
2 HS lên bảng làm bài 
HS Vận dụng tính chất phân phối đối với phép cộng, t/c gh, kh
3 HS lên bảng làm bài 
HS dưới lớp cùng làm vào vở nháp
HS để giải câu a, b ta vận dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân hai số nguyên
2 HS lên bảng trình bày lời giải câu a và b
HS: |x - 1| = 0 => x – 1 = 0
=> x = 1
HS nêu lời giải 
a, 38 – 5x – 20 = 123
18 – 5x = 123
-5x = 123 – 18 = 105
x = -17
b, = -3
c, x = - 13; x = +13
HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán
HS Dựa vào đẳng thức a-10 = 2a – 5 để tìm a và 2a
HS Chuyển về đổi dấu các số hạng
a – 2a = -5 + 10 
-a = 5 => a = - 5
=> 2a = -10
HĐ3: CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Xem lại toàn bộ lý thuyết chương II. 
Xem lại các dạng BT đã giải. 
Tiết sau KT
 Ngày 19/ 1/ 2012
TIẾT 68 KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra việc tiếp thu và nắm bắt các kiến thức đã học trong chương II của học sinh. 
- Kiểm tra kỹ năng: thực hiện các phép tính, cộng, trừ, nhân các số nguyên, toán tìm x 
- Tính GTTĐ của số nguyên, tìm số chưa biết, tìm ước và bội 
- Qua bài kiểm tra đánh giá kết quả nắm bắt kiến thức và các kỹ năng giải toán của HS để có kế hoạch bồi dưỡng và bổ sung cho HS những kiến thức cần thiết
II. NỘI DUNG:
1. Ma trận đề kiểm tra. 
 Các mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
So sánh các số nguyên
Bài 1
1
Bài 2
 2
Thực hiện phép tính
Bài 3a 
1 
Bài 3bcd 
3 
Tìm x
Bài 4 ab
2
Bài 4 c
1
Tổng
1
3
5
1
2. Nội dung đề KT
Bài 1: Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần. 
a) -56; 0; 52; - 89; 16 b) -12; ; 15; -3. 
Bài 2: So sánh: 
a) (-15) . (-4) với 0 b) (-15) . (-4) .12 với – 12 
Bài 3: Tính: (Tính nhanh nếu có thể)
a) 12 – 18 
b) (26 - 231) – (209 + 26)
c) (-8).13.4.(-125).(-25)
d) 13.(55 - 29) – 55.(13 - 29)
Bài 4: Tìm số nguyên x, biết: 
a) x + 12 = 28 
b) 2x + 15 = 7
c) 
3. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Bài 1 (1 đ): Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần là: (Mỗi ý đúng cho 0.5đ)
a) - 89; -56; 0; 16; 52 b) -12; - 3; 15; .
Bài 2: (2 đ) So sánh: HS cần lập luận. (Mỗi ý đúng cho 1đ)
a) (-15) . (-4) > 0 b) (-15) . (-4) .12 > – 12 
Bài 3: (4đ) Tính: (Mỗi ý đúng cho 1 đ)
a) 12 – 18 = - 6 
b) (26 - 231) – (209 + 26) = - 440
c) (-8).13.4.(-125).(-25) = - 1 300 000
d) 13.(55 - 29) – 55.(13 - 29) = 1 218
Bài 4: (3đ) Tìm số nguyên x, biết: (Mỗi ý đúng cho 1đ)
a) x + 12 = 28 
 x = 28 – 12 
 x = 16 
b) 2x + 15 = 7
 2x = 7 -15 
 2x = - 8
 x = (-8) : 2 = - 4
c) (1đ) Ta có: với mọi số nguyên a không âm 
( ). Do đó: nếu 
Vậy với thì 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: KIỂM TRA BÀI CŨ 
HĐ 2 : 
HĐ3: CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
a
42
2
-26
0
9
b
-3
-5
|-13|
7
-1
a:b
5
-1

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2011_2012.doc