Giáo án Đại số Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 (Hay nhất)

Giáo án Đại số Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 (Hay nhất)

 I. Mục tiêu bài học

 - Kiến thức: Học sinh hiểu được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.

 Xác định được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ

 - Kĩ năng: Có kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

 -Thái độ: Có ý thức vận dụng tính chất các phép toán về số hữu tỉ để tính toán hợp lí

 II. Chuẩn bị

-Thày: Bảng phụ

-Trò: Bảng nhỏ

 III. Tiến trình tổ chức dạy học:

A- Kiểm tra bài cũ:

- Nêu định nghĩa giá trị tuyệt đối của số nguyên a

-Tìm giá trị tuyệt đối của các số nguyên sau

 = ? ; = ? ; = ? ; = ?

 B – Bài mới

 

doc 113 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 (Hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/8/2011
Ngày dạy:23/8/2011
CHƯƠNG I: SỐ HỮU TỈ - SỐ THỰC
Tiết 1: TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ
I.Mục tiêu bài học:
	- Kiến thức: Hiểu được khái niệm số hữu tỉ, cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số và so sánh các số hữu tỉ.
	- Bước đầu nhận biết được mối quan hệ giữa các tập hợp số NZQ
	- Kỹ năng: Biết biểu diễn số hữu tỉ trên trục số, biết so sánh hai số hữu tỉ.
	- Thái độ: Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận khi biểu diễn số hữu tỉ trên trục số.
II.Chuẩn bị
	-Thầy: Bảng phụ + Phấn màu + Thước kẻ. Trò: Bảng phụ + bút
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Hs: Nhắc lại một số kiến thức lớp 6
Phân số bằng nhau.Tính chất cơ bản của phân số
Quy đồng mẫu các phân số.So sánh phân số
So sánh số nguyên. Biểu diễn số nguyên trên trục số
 B. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
 Ghi bảng
Hoạt động1: Số hữu tỉ
Gv: Hãy viết các phân số bằng nhau và lần lượt bằng 3; - 0,5; 0; 2
Hs: Trả lời
Gv: Nêu khái niệm số hữu tỉ
Gv: Yêu cầu học sinh cùng suy nghĩ và trả lời các câu hỏi 1 và 2
Gv: Gọi vài học sinh trả lời có giải thích rõ ràng 
Gv: Giới thiệu tập các số hữu tỉ
Hs: Giải thích và nêu nhận xét về mối quan hệ giữa 3 tập hợp N; Z, Q
Hoạt động 2: Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số 
Hs1: Lên bảng thực hiện ?3/SGK
Hs2: Cùng thực hiện vào bảng nhỏ
Gv: Giới thiệu cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
Hs2: Lên bảng biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
Gv: Lưu ý học sinh phải viết dưới dạng phân số có mẫu dương rồi biểu diễn như ví dụ1
Hoạt động3: So sánh hai số hữu tỉ
Hs: Thực hiện ?4/SGK và nhắc lại các cách so sánh phân số ở lớp 6
Gv: Phần còn lại yêu cầu học sinh đọc trong SGK, sau đó kiểm tra lại bằng cách yêu cầu thực hiện tiếp ?5/SGK
Hs1: Đọc to phần nhận xét trong SGK/7
Hs2: Trả lời ?5/SGK
Hs3: Theo dõi, nhận xét, bổ xung
Hoạt động 4: Luyện tập – Củng cố
 Gv: Đưa đề bài 1/7 SGK lên bảng phụ
 1Hs: Lên điền vào bảng phụ 
 Hs: Theo dõi nhận xét và bổ xung
 Gv: Yêu cầu học sinh cùng nhìn vào SGK/7 trả lời bài tập 2(a)sau đó cùng thực hiện câu b vào bảng nhỏ
Gv: Yêu cầu học sinh thực hiện theo 3 nhóm bài3/8SGK
HS: Thảo luận và làm bài sau đó cử đại diện nhóm lên bảng trình bày
Hs: Nhóm khác so sánh, nhận xét và bổ xung
1.Số hữu tỉ
Là số viết được dưới dạng phân số với a, b Z , b 0
Ví dụ: Các số 3; - 0,5; 0, ; 2đều là các số hữu tỉ
?1:Các số 0,6; - 1,25; 1 là các số hữu tỉ vì:
 0,6 = = =....; ...
?2 .Số nguyên a là số hữu tỉ vì
a = = = = ... 
Tập hợp các số hữu tỉ được ký hiệu là Q
Vậy: NZ Q
2.Biểu diễn các số hữu tỉ trên trục số 
?3.
VD1:
 VD2: = 
3. So sánh hai số hữu tỉ
?4. Vì: = , 
 > hay: >
Nhận xét:SGK/7
?5. Số hữu tỉ dương: ,
 Số hữu tỉ âm: ,, - 4
 Số không là số hữu tỉ âm cũng không là số hữu tỉ dương
4. Luyện tập
Bài1/7SGK:
-3 N, -3 Z, -3 Q
Z, Q, NZ Q
Bài 2/7SGK: 
a, Những phân số biểu diễn số hữu tỉ là:,,
b,
Bài 3/8SGK:
C.Củng cố: 
Khái niệm số hữu tỉ
Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
Sánh hai số hữu tỉ
D. Dặn dò: 
Học thuộc phần lí thuyết
Làm bài 4;5/8SGK; 3 8/3;4SBT
Ôn lại quy tắc cộng, trừ phân số ở lớp 6
Ngày soạn:20/8/2011
Ngày dạy:23/8/2011
Tiết 2: CỘNG TRỪ SỐ HỮU TỈ
 I.Mục tiêu bài học
 	- Kiến thức: Học sinh nắm vững các quy tắc cộng, trừ số hữu tỉ, hiểu quy tắc“ chuyển vế” trong tập hợp số hữu tỉ
	 - Kĩ năng: Có kĩ năng làm các phép cộng, trừ số hữu tỉ nhanh và đúng.
 Có kĩ năng áp dụng quy tắc “ chuyển vế”
 	- Thái độ: Rèn tính chính xác, cẩn thận cho học sinh
 II. Chuẩn bị: Thày: Bảng phụ. Trò: Bảng nhỏ
 III. Tiến tình tổ chức dạy học:
Kiểm tra bài cũ : Nhắc lại quy tắc cộng, trừ phân số đã học ở lớp 6? + = ? ; - = ?
B. Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Ghi bảng
 Hoạt động1: Đặt vấn đề vào bài
 Gv:Chốt: += ; - = 
 (a,b,mZ, m0) và nêu vấn đề
 ở tiết học trước ta đã biết SHT là số viết được dưới dạng phân số với tử và mẫu Z,mẫu 0
 Do đó: Nếu gọi SHT 
 x = , y = thì x + y =?; x - y = ?
 Vậy quy tắc cộng trừ phân số cũng là quy tắc cộng trừ các số hữu tỉ và đó cũng chính là nội dung của tiết học này.
 Hoạt động2: Cộng trừ hai số hữu tỉ
 Hs: Ghi quy tắc vào vở
Gv: Đưa ra từng ví dụ
Hs: Trình bày lời giải từng câu
Gv: Chữa và chốt lại cách giải từng câu sau đó nhấn mạnh những sai lầm học sinh hay mắc phải
Gv: Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm 2 ví dụ cuối vào bảng nhỏ
 Hs: Các nhóm nhận xét bài chéo nhau
Hoạt động3: Quy tắc “ Chuyển vế”
 Gv: Hãy tìm x biết x - =
 1Hs: Đứng tại chỗ trình bày cách tìm x
Gv: Ghi lên bảng và nêu cho học sinh rõ lí do để có quy tắc 
“ Chuyển vế”
 Gv: Cho học sinh ghi quy tắc
 Gv: Gọi1 học sinh lên bảng làm ví dụ1
 Hs: Cả lớp cùng làm và so sánh kết quả
Gv: Gọi tiếp học sinh khác giải miệng ví dụ 2 và hỏi –x và x có quan hệ với nhau như thế nào?
 Hs: -x và x là hai số đối nhau
Gv: Yêu cầu học sinh đọc phần chú ý SGK/9
Gv: Hãy tính tổng sau
 A=+++ -
 Hs: Làm bài theo nhóm sau đó nhận xét bài chéo nhau
 Gv: Nhấn mạnh lợi ích của việc áp dụng các tính chất giao hoán và kết hợp trong việc tính giá trị của các tổng đại số
1.Cộng trừ hai số hữu tỉ
a- Quy tắc:
Với x =; y =(a,b,mZ, m0)
Ta có : x+y =+=
 x-y = - =
 b- Ví dụ:
* + = = = -1
*+=+===
* - = - = = 
* -=-===-1
* 2-(- 0,5) = 2 += 2+= 2= 
* 0,6 + = += = 
* - (- 0,4) = += = 
2. Quy tắc “Chuyển vế”
a-Ví dụ: Tìm x biết
 x - =
 x =+
 x =
b- Quy tắc:
Với mọi x,y,z Q
x + y = z x = z – y
c- áp dụng: Tìm x biết
 *x-=
* - x = 
* Chú ý: SGK/9
Ví dụ: Tính
A = +++ - 
A = +
A = -1 + 1 +
A = 
 C- Củng cố:
 Hs: - Phát biểu quy tắc cộng, trừ số hữu tỉ và quy tắc “ chuyển vế”
 - Kĩ năng vận dụng vào các dạng bài tập
 D- Dặn dò: 
 - Học thuộc quy tắc cộng, trừ số hữu tỉ, quy tắc “ chuyển vế” 
 - Làm bài 610/10 SGK; 18(a)/7 SBT. Ôn quy tắc nhân chia phân số.
ĐIỀU CHỈNH:................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Ngày soạn:27/8/2011
Ngày dạy:30/8/2011
Tiết3: NHÂN- CHIA SỐ HỮU TỈ
I.Mục tiêu bài học
	- Kiến thức: Học sinh nắm vững các quy tắc nhân, chia số hữu tỉ, hiểu khái niệm tỉ số của hai số hữu tỉ
	- Kĩ năng: Có kĩ năng nhân, chia số hữu tỉ nhanh và đúng
 	- Thái độ: Rèn tính chính xác, cẩn thận cho học sinh
 II. Chuẩn bị
Thày: Bảng phụ
Trò: Bảng nhỏ
 III. Tiến trình tổ chức dạy học
A – Kiểm tra bài cũ: 
 Hs1: Tính 3,5 – 
Hs2: Tìm x biết -x - = 
B – Bài mới
 Hoạt động của thày và trò
 Ghi bảng
 Hoạt động1: Nhân hai số hữu tỉ
 Gv: Hãy nêu quy tắc nhân hai phân số và viết dạng tổng quát
Hs: .= (a,b,c,dZ; b,d0)
Gv: Nếu thay hai phân số và bởi hai SHT x và y thì ta có: x . y = ?
 Hs: x . y =.=
 Gv: Đó chính là quy tắc nhân hai số hữu tỉ
 Gv: Đưa ra từng ví dụ
Hs: Lần lượt từng em đứng tại chỗ trình bày cách giải từng câu
Hs: Còn lại theo dõi nhận xét bổ xung
Gv: Chữa và chốt lại cách giải từng câu
 Gv: Nhấn mạnh những chỗ sai lầm học sinh hay mắc phải sai lầm 
Gv: Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm 2 ví dụ cuối vào bảng nhỏ
Hs: Đại diện 2 nhóm gắn bài lên bảng
 Gv+Hs: Cùng chữa bài 2 nhóm
 Hoạt động 2: Chia hai số hữu tỉ
 Gv: Yêu cầu học sinh phát biểu quy tắc chia hai phân số và viết dạng tổng quát := ?
 Gv: Nếu gọi = x ; = y x : y = ?
 Hs: x : y =:=.= 
 Gv: Đưa ra từng ví dụ
 3Hs: Lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 câu
 Hs: Còn lại theo dõi, nhận xét bổ xung
 Gv: Tỉ số của 2 số a và b là gì ? 
 Tỉ số của 2 số hữu tỉ x và y là gì ?
Hs: Đọc chú ý trong SGK/11
 Hoạt động 3: Luyện tập – Củng cố
 Gv: Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm cùng bàn . Mỗi dãy 1 câu của bài 16/13SGk
 Hs: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Gv: Sau khi làm xong yêu cầu các nhóm đổi bài chéo nhau, đồng thời GV đưa ra bảng phụ có trình bày sẵn cách giải 2 câu của bài 16/SGK
Hs: Các nhóm soát bài chéo nhau
 Gv: Chốt lại cách giải và lưu ý học sinh những chỗ hay mắc phải sai lầm
1.Nhân hai số hữu tỉ
a- Quy tắc:
Với x = ; y = ta có:
x . y = . = 
b- Ví dụ: Tính
1, . 2 2, .
3, 0,24. 4, (-2). 
5, . 
6, 
7, (-2).
2. Chia hai số hữu tỉ
a- Quy tắc:
Với x =; y = (y0) ta có:
x:y=:=.=
b, Ví dụ: Tính
1, : (-2) 2, : 6 
3, .
* Chú ý:SGK/11
3. Luyện tập
Bài 16/13SGK: Tính
 :+:
 = . + . 
 =. = . 0 = 0
b,:+:
 = . + . 
 = . 
 = . = = - 5
 C- Củng cố: 
 Hs: - Nhắc lại quy tắc nhân, chia hai số hữu tỉ
 - Kĩ năng vận dụng vào bài tập
 D- Dặn dò: 
 - ôn lại các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ
 - ôn giá trị tuyệt đối của một số nguyên (Số học 6)
 - Làm bài 12; 14; 15/12SGK- 10; 16/
ĐIỀU CHỈNH:................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Ngày soạn:3/9/2011
Ngày dạy: 6/9/2011
Tiết 4,5: GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ
 CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SỐ THẬP PHÂN
 I. Mục tiêu bài học
	- Kiến thức: Học sinh hiểu được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. 
 Xác định được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ
 	- Kĩ năng: Có kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
 	-Thái độ: Có ý thức vận dụng tính chất các phép toán về số hữu tỉ để tính toán hợp lí
 II. Chuẩn bị
-Thày: Bảng phụ
-Trò: Bảng nhỏ
 III. Tiến trình tổ chức dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu định nghĩa giá trị tuyệt đối của số nguyên a
-Tìm giá trị tuyệt đối của các số nguyên sau
 = ? ; = ? ; = ? ; = ? 
 B – Bài mới
 Hoạt động của thày và trò
 Ghi bảng
 Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài
 Hoạt động 2: GTTĐ của một số hữu tỉ
Gv: Ngay ở đầu bài ta đã thấy có câu hỏi với điều kiện nào của x thì = - x ?
 Để trả lời được câu hỏi này ta đi vào phần 1 GTTĐ của một số hữu tỉ
 Gv: Vì mỗi số nguyên đều là một số hữu tỉ do đó nếu gọi x là số hữu tỉ thì GTTĐ của số hữu tỉ x là gì?
 Hs: là khoảng cách từ điểm x đến điểm 0 trên trục số
 Gv: Dựa vào định nghĩa này hãy làm ?1/SGK vào bảng nhỏ
 Hs: Làm bài rồi thông báo kết quả
 Gv: Vậy lúc này ta đã có thể trả lời được câu hỏi ở đầu bài chưa?
 Hs: Nếu x <0 thì = - x
 Gv: Từ đó ta có thể xác định được GTTĐ của một số hữu tỉ bằng công thức sau: 
 Hs: Ghi công thức
Gv: Các em có thể hiểu rõ công thức này hơn qua một số ví dụ sau:
Hs: Thực hiện và trả lời tại chỗ
 Gv: Chốt lại vấn đề: Có thể coi mỗi số hữu tỉ gồm 2 phần (dấu, số) ph ... ề nhà ( 1’): Học bài Làm bài 56/SGK và bài 4350/SBT
Ngày soạn:21/4/2012
Ngày dạy: 25/4/2012
TIẾT 65: NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN (TIẾT 2)
I.Mục tiêu
 - Kiến thức: Học sinh được củng cố khái niệm nghiệm của đa thức một biến
 -Kĩ năng: Rèn kĩ năng kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay 
 không? (chỉ cần kiểm tra xem P(a) có bằng 0 hay không)
 Nhận biết nhanh được số nghiệm của một đa thức (khác đa thức 0) 
 không vượt quá bậc của nó . Biết cách tìm nghiệm của một đa thức
 -Thái độ : Giáo dục cho học sinh tính chính xác cẩn thận
II.Chuẩn bị
 - Thầy :Bảng phụ 
 - Trò :Bảng nhỏ
III.Các hoạt động dạy và học:(45’)
Phương pháp
Nội dung
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ ( 5’ ) 
Cho đa thức P(x) = x3 – x. Trong các số sau - 2; 2; -1; 0; 3 những số nào là nghiệm của đa thức P(x) ?
HĐ 2: Dạng 1 – Nhận biết nghiệm của đa thức (16’)- Phương tiện : 
Gv:Ghi bảng đề bài tập 1 và hỏi
Nghiệm của đa thức là gì?
Hs:Trả lời tại chỗ
Gv:Vậy làm thế nào để chứng tỏ được x = -1; x = 5 là 2 nghiệm của đa thức (x) ?
Hs:Thảo luận và trả lời tại chỗ
Gv: Gọi 1 Hs trình bày tại chỗ
Hs:Còn lại theo dõi và cho ý kiến nhận xét bổ xung
Gv:Ghi bảng lời giải sau khi đã được sửa sai
Gv:Ghi tiếp đề bài tập 2 lên bảng và gợi ý cho Hs làm bài (áp dụng cách làm của bài 1)
Hs:Làm bài theo 4 nhóm
Gv:Gọi đại diện 4 nhóm mang bài lên gắn
Hs:Các nhóm nhận xét bài chéo nhau
Gv:Chốt lại ý kiến các nhóm và chữa bài cho Hs
Gv:Ghi tiếp đề bài tập 3 lên bảng và nói 
Tại sao đa thức x2 + 2x + 2 lại không có nghiệm ? Nếu có nghiệm thì đa thức đã cho phải thế nào ?
Hs: Nếu đa thức đã cho có nghiệm thì x2 + 2x + 2 = 0 mà không thể tìm được số nào để đa thức bằng 0
Gv:Ghi bảng lời giải và hướng dẫnHs 
Dạng 1: Nhận biết nghiệm của đa thức
Bài 1:Cho đa thức f(x) = x2 – 4x –5
Chứng tỏ rằng x = -1; x = 5 là 2 nghiệm của đa thức đó.
Bài giải: Ta có 
f(-1) = (-1)2 – 4(-1) – 5 = 0
f(5) = 52 – 4.5 – 5 = 0
Vậy: x = -1; x = 5 là hai nghiệm của đa thức f(x)
Bài 2: Chứng tỏ rằng nếu a + b + c = 0 thì x = 1 là 1 nghiệm của đa thức 
f(x) = ax2 + bx + c
Bài giải: Ta có
f(1) = a.12 + b.1 + c = a + b + c
Mà a + b + c = 0 (theo giả thiết)
Nên f(1) = 0 suy ra x = 1 là 1 nghiệm của đa thức ax2 + bx + c
Bài 3: Chứng tỏ rằng đa thức x2 + 2x + 2 không có nghiệm
Bài giải: Ta có
x2 + 2x + 2 = x2 + 2x + 1 + 1 = (x + 1)2 + 1
Mà (x + 1)2 ³ 0 với "x Î R
Vì 1 > 0 nên (x + 1)2 + 1 > 0 với "x Î R
Suy ra đa thức trên không có nghiệm (vô nghiệm)
HĐ 3: Dạng 2 - Tìm nghiệm của đa thức ( 19 ’ )- Phương tiện : bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập 2
Gv:Đưa ra bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập 2 và hỏi
Đa thức có nghiệm khi nào ?
Hs: Đa thức có nghiệm khi với giá trị của biến làm cho đa thức có giá trị bằng 0
Gv:Gọi 1 Hs trình bày tại chỗ câu a
Hs:Còn lại theo dõi và cho nhận xét
Gv:Ghi bảng cách tìm sau khi đã được sửa sai
Gv:Cho Hs làm tiếp 3 câu còn lại theo nhóm cùng bàn (3 bàn 1 câu)
Hs: Đại diện 3 nhóm mang bài lên gắn
Gv+Hs: Cùng chữa bài các nhóm
Gv:Lưu ý Hs cách trình bày câu d
Gv:Nêu câu đố của bài tập 2
Hs:Suy nghĩ – Trả lời nhanh tại chỗ
Gv:Chốt lại các ý kiến Hs đưa ra và ghi bảng câu trả lời đúng nhất
Dạng 2: Tìm nghiệm của đa thức
Bài 1: Tìm nghiệm của các đa thức sau
a) P(x) = 2x + 10
Ta có P(x) = 0 2x + 10 = 0
 2x = -10
 x = -5
Vậy: x = -5 là nghiệm của đa thức P(x)
b) Q(x) = 3x - 
Ta có Q(x) = 0 3x - = 0
 3x = 
 x = 
Vậy: x = là nghiệm của đa thức Q(x)
c) R(x) = x2 – x 
Ta có R(x) = 0 x2 – x = 0
 x(x – 1) = 0 
 x = 0 hoặc x = 1
Vậy: x = 0 ; x = 1 là hai nghiệm của đa thức R(x)
d) B(x) = (x – 1)(x2 + 1)
Ta có B(x) = 0 (x – 1)(x2 + 1) = 0
 x – 1 = 0, x2 + 1 ¹ 0
 x = 1
Vậy: x = 1 là nghiệm của đa thức B(x)
Bài 2: Đố?
a) Số mà bình phương của nó bằng chính nó là số 0 và số 1
b) Số mà lập phương của nó bằng chính nó là số 0 , số 1 và số (-1)
HĐ 4: Củng cố luyện tập ( 4 ’)
 Gv: Hệ thống và củng cố lại toàn bài 
Hs: Có kĩ năng nhẩm và tìm nghiệm của đa thức
HĐ 5: Hướng dẫn về nhà ( 1’): 
 - Làm các câu hỏi ôn tập chương IV/49SGK
 Làm bài 5765/SGK
Ngày soạn:5/5/2012
Ngày dạy: 7/5/2012
TIẾT 66: ÔN TẬP CHƯƠNG IV
I.Mục tiêu
 - Kiến thức: Học sinh được ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về biểu thức 
 đại số, đơn thức, đa thức, cộng trừ các đơn thức đồng dạng, cộng 
 trừ đa thức, nghiệm của đa thức
 -Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức đại số, thu gọn đơn thức, nhân 
 hai đơn thức, cộng trừ đa thức, xác định nghiệm của đa thức
 -Thái độ : Giáo dục cho học sinh ý thức ôn tập một cách có hệ thống
II.Chuẩn bị
 - Thầy :Bảng phụ 
 - Trò :Bảng nhỏ
III.Các hoạt động dạy và học:(45’)
Phương pháp
Nội dung
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ ( 5’ ) : Xen trong giờ
HĐ 2: :Ôn khái niệm biểu thức đại số, đơn thức, đa thức (18’)- Phương tiện : 
Gv:Biểu thức đại số là gì? Cho ví dụ.
Hs:Trả lời tại chỗ và lấy ví dụ minh hoạ
Gv: - Thế nào là đơn thức? Hãy viết 1 đơn thức của 2 biến x, y có bậc khác nhau
- Bậc của đơn thức là gì? Hãy tìm bậc của mỗi đơn thức trên và bậc của các đơn thức x ; 0 ; 
Hs:Thực hiện lần lượt từng yêu cầu của Gv đưa ra
Gv:Ghi bảng các ví dụ Hs vừa lấy
Gv: - Đa thức là gì? Hãy viết 1 đa thức của 1 biến x có 4 hạng tử, trong đó hệ số cao nhất là (-2) và hệ số tự do là 3
- Bậc của đa thức là gì? Tìm bậc của đa thức vừa viết.
- Hãy viết 1 đa thức bậc 5 của biến x trong đó có 4 hạng tử ở dạng thu gọn
Hs:Lần lượt thực hiện từng yêu cầu của Gv đưa ra 
Gv:Ghi bảng các ví dụ Hs vừa lấy
Gv: Chốt lại phần kiến thức vừa ôn bằng cách đưa ra bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập trắc nghiệm
Hs:Ghi câu trả lời vào bảng nhỏ
Gv:Đưa ra đáp án
Hs:Soát bài chéo nhau
Gv:Đưa ra tiếp bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập 2
1Hs: Lên bảng điền vào ô trống các đơn thức thích hợp
Hs:Còn lại cùng làm và đối chiếu kết quả với bạn trên bảng
Gv: Kiểm tra và chữa bài cho Hs
1. Ôn khái niệm biểu thức đại số, đơn thức, đa thức
*VD: Về biểu thức đại số
 3a + 5b2 – 3 : + 2a3
 4x2 + 2x + 1
 (x + y)(x – y) – 4 
*VD: Về đơn thức
 2x2y là đơn thức bậc 3
 xy3 là đơn thức bậc 4
 - 2x4y2 là đơn thức bậc 6
* x là đơn thức bậc 1
 là đơn thức bậc 0
 0 là đơn thức không có bậc 
*VD: Về đa thức
 - 2x3 + x2 - x + 3 là đa thức bậc 3
 - 3x5 + 2x3 + 4x2 – x là đa thức bậc 5
Bài tập1: Các câu sau đúng hay sai?
1) 5x là 1 đơn thức Đúng
2) 2x3y là đơn thức bậc 3 Sai
3) x2yz – 1 là đơn thức Sai
4) x2 + x3 là đa thức bậc 5 Sai
5) 3x2 – xy là đa thức bậc 2 Đúng 
6) 3x4 – x3 – 2 – 3x4 là đa thức bậc 4 Sai
* Hai đơn thức sau là đồng dạng
1) 2x3 và 3x2 	 Sai
2) (xy)2 và y2x2 Đúng 
3) x2y và xy2 Sai
4) – x2y3 và xy2.2xy Đúng 
Bài tập 2: Hãy điền đơn thức thích hợp vào mỗi ô trống dưới đây
5x2yz
=
25x3y2z2
15x3y2z
=
75x4y3z2
25x4yz
=
125x5y2z2
-x2yz
=
-5x3y2z2
=
x2y4z2
HĐ 3: Củng cố luyện tập ( 4 ’) Gv: - Hệ thống lại toàn bộ kiến thức vừa ôn
 - Khắc sâu cho học sinh kĩ năng làm các dạng bài tập trong chương
HĐ 4: Hướng dẫn về nhà ( 1’): 
 - Học bài
 - Làm tiếp các bài 5765/SGK
Ngày soạn:5/5/2012
Ngày dạy: 8/5/2012
 Tiết 67: ôn tập cuối năm
I.Mục tiêu
 - Kiến thức: Học sinh được ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về 
 chương thống kê và chương biểu thức đại số
 -Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết các khái niệm cơ bản của thống kê như : dấu 
 hiệu, tần số, số trung bình cộng và cách xác định chúng
 Củng cố các khái niệm : đơn thức, đơn thức đồng dạng, đa thức, 
 nghiệm của đa thức 
 Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân đơn thức, cộng, từ đa thức, tìm nghiệm 
 của đa thức một biến
 -Thái độ : Giáo dục cho học sinh ý thức ôn tập một cách có hệ thống
II.Chuẩn bị
 - Thầy :Bảng phụ 
 - Trò :Bảng nhỏ
III.Các hoạt động dạy và học:(45’)
 2.Kiểm tra: Kết hợp khi ôn tập
3.Bài mới:(39’)
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn về thống kê
Gv:Để tiến hành điều tra về 1 vấn đề nào đó (ví dụ: đánh giá kết quả học tập của lớp) em phải làm những việc gì và trình bày kết quả như thế nào?
Gv:Trên thực tế người ta thường dùng biểu đồ để làm gì?Có mấy loại biểu đồ?
Gv:Số trung bình cộng thường được dùng làm gì? Khi nào không nên lấy số trung bình cộng làm “đại diện” cho dấu hiệu đó 
Gv:Mốt của dấu hiệu là gì?
Hs: Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần
số lớn nhất trong bảng tần số 
Gv:Đưa ra bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập 
1Hs:Đọc to đề bài
Gv:Cho Hs cùng suy nghĩ trong 2 phút sau đó yêu cầu
Hoạt động 2:Ôn về biểu thức đại số
Gv:Gắn bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập 1 
Hs: Cùng suy nghĩ trong 2 phút
Gv:Gọi 1 Hs lên điền vào bảng
Hs:Còn lại cùng theo dõi và cho nhận xét bổ xung
Gv:Chữa bài cho Hs và chốt lại vấn đề bằng cách yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi sau 
 - Thế nào là đơn thức, đơn thức đồng dạng?
 - Thế nào là đa thức? Nêu cách xác định bậc của đơn thức, bậc của đa thức
Hs:Trả lời tại chỗ
Gv:Cho Hs so sánh 2 đa thức có trong bài để phân biệt đa thức 1 biến và đa thức nhiều biến
Gv: Gắn bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập 2
Hs:Làm bài theo nhóm tổ trong thời gian 4 phút
Gv:Yêu cầu đại diện 2 nhóm mang bài lên gắn
Gv+Hs:Cùng chữa bài 2 nhóm
Gv:Khắc sâu cho Hs cách cộng, trừ đa thức nhiều biến và cách tính giá trị của biểu thức
Gv:Ghi bảng đề bài tập 3
Hs:Làm bài theo nhóm cùng bàn trong thời gian 3 phút
Gv:Yêu cầu đại diện 2 nhóm mang bài lên gắn
Hs:Các nhóm còn lại đối chiếu và nhận xét bài nhóm bạn trên bảng
Gv:Chữa bài cho Hs
Gv:Ghi tiếp yêu cầu 2 của bài lên bảng
Hs:Suy nghĩ – Trả lời tại chỗ
Gv:Ghi tiếp yêu cầu 3 của bài lên bảng
Hs:Suy nghĩ – Trả lời tại chỗ
1. Ôn về thống kê
Bài tâp: Để tìm hiểu về số tuổi của các cụ ở một câu lạc bộ người cao tuổi , kết quả điều tra được ghi lại như sau:
Tuổi 70 có 11 cụ
Tuổi 80 có 8 cụ
Tuổi 90 có 4 cụ
Tuổi 100 có 2 cụ
a)Dấu hiệu ở đây là gì ? Hãy lập bảng “Tần số”
b)Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu
c)Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng
2. Ôn về biểu thức đại số
Bài 1: Điền dấu (x) hoặc số thích hợp
 vào ô trống trong bảng sau:
Biểu thức
Đơn thức
 Đa thức(khác đơn thức)
Bậc
2xy2
3x3 +x2y2 - 5y
- y2x
3xy.2y
4x5 – 3x3 + 2
- 2
0
y
Nhóm các đơn thức đồng dạng
Nhóm 1
Nhóm 2
Bài 2: Cho hai đa thức
A = x2 – 2x – y2 + 3y – 1 
B = - 2x2 + 3y2 – 2x + y + 3
a)Tìm đa thức C sao cho C = A – B 
b)Tính giá trị của đa thức C tại x =-1;y =2
Bài 3: Cho hai đa thức
 P(x) = 2x4 – x – 4x3 + 1
 Q(x) = 4x3 + x2 – 2x4 + x – 5
a)Tính P(x) + Q(x) (theo hàng dọc)
b)Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức x2 – 4
A. – 2 B. 2 C. 4 D. - 4
c) Đa thức x2 + 4 có nghiệm hay không? Vì sao?
 4.Củng cố: (4’) Gv: - Hệ thống lại toàn bộ kiến thứcvừa ôn
 5.Dặn dò – Hướng dẫn học ở nhà :(1’)
 - Làm tiếp các bài còn lại phần ôn tập cuối năm
 - Ôn tập tốt chuẩn bị cho thi học kì II

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_7_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2011_2012_h.doc