Giáo án Đại số Lớp 7 (Công văn 5512) - Chương 2, Tiết 32: Luyện tập (Mặt phẳng tọa độ)

Giáo án Đại số Lớp 7 (Công văn 5512) - Chương 2, Tiết 32: Luyện tập (Mặt phẳng tọa độ)
doc 6 trang Người đăng Tự Long Ngày đăng 27/04/2025 Lượt xem 17Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 (Công văn 5512) - Chương 2, Tiết 32: Luyện tập (Mặt phẳng tọa độ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 32 : LUYỆN TẬP 
 (Sau bài mặt phẳng tọa độ)
 Môn học: ĐẠI SỐ 7
 Thời gian thực hiện: ( 1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Củng cố cách tính giá trị của hàm số, cách đọc, cách viết tọa độ của một điểm, cách 
xác định điểm trong mặt phẳng tọa độ.
2. Năng lực hình thành:
* Năng lực chung:
 Hs tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ học 
tập trong các hoạt động cặp, nhóm; trao đổi giữa thầy và trò nhằm phát triển năng lực 
giao tiếp và hợp tác. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực đặc thù:
 Thành thạo vẽ hệ trục tọa độ, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng tọa độ. 
Biết tìm tọa độ của một điểm cho trước.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực 
hiện
- Trung thực: thể hiện ở bài toán vận dụng thực tiễn cần trung thực. 
- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết 
quả hoạt động nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
- Thiết bị dạy học: Thước thẳng, các slide có nội dung các bài tập.
- Học liệu: sách giáo khoa, tài liệu trên mạng internet.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động1: mở đầu (5 phút)
* Mục tiêu: Nhắc lại các kiến thức về mặt phẳng tọa độ mà hs đã biết đồng thời kích 
thích cho học sinh tìm thêm vấn đề mới là ý nghĩa khi biểu diễn các điểm lên mặt phẳng 
tọa độ.
* Nội dung: Các câu hỏi hệ thống lại khái niệm về mặt phẳng tọa độ. 
* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
* Hình thức: Hoạt động cá nhân.
 Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung
- Giao nhiệm vụ học tập:
? Ta có thể đọc được tọa độ của một điểm bất kì 
nằm trong MPTĐ hay không?
?: Ta có thể biểu diễn một điểm lên MPTĐ hay 
không?
? Khi có MPTĐ và điểm biểu diễn lên trên đó thì 
cho ta biết được những điều gì?
- Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện yêu cầu 
của GV theo cá nhân.
- Báo cáo, thảo luận: cá nhân báo cáo Hs nêu nhận xét câu trả lời của bạn.
- Kết luận, nhận định
- HS nhận xét, bổ sung bài làm.
- GV chốt kiến thức bằng nhận xét và gợi động 
cơ.
Tiết luyện tập hôm nay sẽ trả lời và củng cố lại 
cho chúng ta những kiến thức về mặt phẳng tọa 
độ
2. Hoạt động hình thành kiến thức (29 phút)
HĐ 1: Viết tọa độ của các điểm cho trước trên mặt phẳng tọa độ.
* Mục tiêu: HS biết tìm tọa độ của các điểm cho trước trên mặt phẳng tọa độ.
* Nội dung: Bài 32, 35 SGK
* Sản phẩm: Tìm được tọa độ của điểm cho trước trên mặt phẳng tọa độ.
* Hình thức: HĐ cá nhân, hoạt động nhóm đôi.
 Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung
GV đưa dạng toán 1 và phương pháp trên Tivi. 1. Dạng 1: Viết tọa độ của các điểm 
- GV giao nhiệm vụ 1: Đọc và ghi vào vở. cho trước trên mặt phẳng tọa độ.
- HS thực hiện nhiệm vụ 1: Quan sát, lắng nghe * Phương pháp: 
và ghi bài. - Bước 1: Tìm hoành độ (tìm x ) từ 
 điểm M dóng vuông góc vớiOx .
 - Bước 2: Tìm tung độ (tìm y) từ M 
 dóng vuông góc với Oy . 
GV chiếu nội dung bài 32 lên Tivi
- GV giao nhiệm vụ 2: Làm bài 32 SGK- Tr67 Bài tập 32: (SGK/ Tr67):
- Hướng dẫn hỗ trợ:
+ Xác định trục tung, trục hoành.
+ Sử dụng phương pháp vừa ghi để tìm tọa độ của 
các điểm.
+ Cho biết hoành độ của điểm M, tung độ của 
điểm M.
- Thực hiện nhiệm vụ: Hs hoàn thành bài tập 32 
sgk
- Phương thức hoạt động: Hỏi trực tiếp kết quả 
của HS.
-Sản phẩm học tập:
a) M ( 3;2) ; N(2; 3); P(0;-2); Q(-2;0)
b) Nhận xét: Tọa độ các cặp điểm M và N, P và a) Viết tọa độ các điểm M , N, P, Q 
Q trong hình 19.
có đặc điểm: Hoành độ của điểm này là tung độ b) Em có nhận xét gì về tọa độ các 
của điểm kia. cặp điểm: M và N , P và Q .
- Báo cáo, thảo luận: cá nhân trình bày.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chuẩn hóa 
lời giải. GV chiếu nội dung bài 35 lên Tivi
* GV giao nhiệm vụ 3: yêu cầu hs làm bài 35 - 
SGK/Tr68
* Hướng dẫn hỗ trợ: Bài tập 35: SGK/Tr68
+ Sử dụng cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc bằng 
thước thẳng có vạch chia xen-ti-met để dóng các 
đường vuông góc thật chuẩn.
+ Dùng thước thẳng dóng từ các điểm các đường 
thẳng vuông góc với trục hoành và trục tung để 
tìm hoành độ, tung độ của từng điểm.
* HS thực hiện nhiệm vụ:
 + Sử dụng hình trong sách giáo khoa, vận dụng 
phương pháp để đưa ra đáp án.
 + Phương thức hoạt động: HĐ cá nhân, trao đổi 
trong bàn, kiểm tra chéo. Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ 
- Sản phẩm học tập: nhật ABCD và của tam giác PQR 
- Tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD là: 
 trong hình 20 .
 A(0,5;2); B(2;2); C(2;0); D(0,5;0)
- Tọa độ các đỉnh của tam giác PQR là:
 P( 3;3); Q(-1;2); R(-3;1)
* Báo cáo, thảo luận: Cá nhân báo cáo. HS tự 
nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá, 
chốt kiến thức
HĐ 2: Biểu diễn các điểm có tọa độ cho trước trên mặt phẳng tọa độ
* Mục tiêu: Biết cách xác định một điểm trên mặt phảng tọa độ Oxy khi biết tọa độ của 
điểm đó.
* Nội dung: Bài 33, 36 SGK
* Sản phẩm: Biểu diễn được các điểm cho trước tọa độ trên mặt phẳng tọa độ Oxy.
* Hình thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm đôi.
 Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ 1: 2. Dạng 2: Biểu diễn các điểm có 
- Quan sát trên màn hình Tivi nghe và ghi tọa độ cho trước trên mặt phẳng tọa 
phương pháp vào vở. độ
* HS thực hiện nhiệm vụ 1: Quan sát, lắng * Phương pháp:
nghe và ghi bài. - Từ điểm biểu diễn hoành độ của 
 điểm cho trước kẻ đường thẳng (nét 
 đứt) song song với trục tung.
 - Từ điểm biểu diễn tung độ của điểm 
 cho trước kẻ đường thẳng (nét đứt) 
 song song với trục hoành.
 - Giao điểm của 2 đường thẳng đó là 
 điểm phải tìm.
 * Bài 33: SGK/Tr67
*iGV giao nhiệm vụ 2: Làm bài 33 SGK/Tr67 Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh 1 2 
 dấu các điểm A 3; ; B 4; ; 
 2 4 
– Hướng dẫn, hỗ trợ: Đối với học sinh yếu có thể C 0;2,5 
hỗ trợ bằng cách đặt câu hỏi để học sinh trả lời:
+ Cho biết hoành độ của điểm A, đâu là trục 
hoành?
+ Cho biết tung độ của điểm A, đâu là trục tung
+ Hướng dẫn HS đặt thước để dựng các đường 
vuông góc bằng nét đứt.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2: 
+ Vẽ hệ trục tọa độ Oxy
+ Chia các đoạn thẳng đơn vị trên 2 trục bằng 
nhau.
+ Làm theo phương pháp và hướng dẫn của GV.
– Phương thức hoạt động: Cá nhân, nhóm đôi
– Sản phẩm học tập: 
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm theo bàn 
trả lời.
- Nhóm khác nhận xét. 
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét thái độ làm 
bài các nhóm, đánh giá, chốt kiến thức.
 * Bài 36: SGK/Tr68
* GV giao nhiệm vụ 2: yêu cầu hs làm bài 36 
 Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh 
SGK/Tr68
– Hướng dẫn, hỗ trợ: Đối với học sinh yếu có thể dấu các điểm A( 4; 1);B( 2; 1); 
hỗ trợ bằng cách đặt câu hỏi để học sinh trả lời: C( 2; 3) ; D( 4; 3). Tứ giác ABCD 
+ Cho biết hoành độ của điểm A, đâu là trục là hình gì?
hoành?
+ Cho biết tung độ của điểm A, đâu là trục tung
+ Hướng dẫn HS đặt thước để dựng các đường 
vuông góc bằng nét đứt.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2: 
+ Vẽ hệ trục tọa độ Oxy
+ Chia các đoạn thẳng đơn vị trên 2 trục bằng nhau.
+ Làm theo phương pháp và hướng dẫn của GV.
– Phương thức hoạt động: Cá nhân
– Sản phẩm học tập: 
- Tứ giác ABCD là hình vuông.
* Báo cáo, thảo luận: hs lên bảng trình bày.
- Hs khác nhận xét. 
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét đánh giá, 
chốt kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (8 phút)
* Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học.
* Nội dung: Một số bài tập.
* Sản phẩm: Biết làm một số bài tập mở rộng.
* Hình thức: Hoạt động cá nhân, cặp đôi, HS trình bày.
 Hoạt động của GV + HS Tiến trình nội dung
GV chiếu đề bài trên màn hình Tivi bài tập Bài tập 1: Xác định dấu của tọa độ điểm 
1 M (x; y) khi:
* GV giao nhiệm vụ 1: HS suy nghĩ trả lời a) M nằm trong góc phần tư thứ I
bài tập 1. b) M nằm trong góc phần tư thứ II
- Hướng dẫn, hỗ trợ: c) M nằm trong góc phần tư thứ III
+ Cần xác định được các góc phần tư. d) M nằm trong góc phần tư thứ IV
+ Lấy 1 điểm bất kỳ trong các góc phần tư 
đó rồi tìm tọa độ của chúng sẽ có câu trả 
lời. * Nhận xét: 
* HS thực hiện nhiệm vụ 1: Theo sự - Điểm nằm trong góc phần tư thứ I và thứ 
hướng dẫn, hỗ trợ của GV. III thì hoành độ và tung độ cùng dấu.
– Phương thức hoạt động: Cá nhân, nhóm - Điểm nằm trong góc phần tu thứ II và 
đôi thứ IV thì hoành độ và tung độ trái dấu.
– Sản phẩm học tập: a) Khi M nằm trong góc phần tư thứ I thì 
 x 0 và y 0
b) Khi M nằm trong góc phần tư thứ II 
thì x 0 và y 0
c) Khi M nằm trong góc phần tư thứ III 
thì x 0 và y 0
d) Khi M nằm trong góc phần tư thứ IV 
thì x 0 và y 0
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm theo 
bàn trả lời, hs khác nhận xét 
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét đánh 
giá, chốt kiến thức.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng (3 phút)
* Mục tiêu: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với tọa độ.
* Nội dung: Có thể em chưa biết trang 69 SGK.
* Sản phẩm: Hiểu được người phiếm thị có thể chơi cờ bằng chỉ dẫn lời nói.
* Hình thức: Cá nhân.
 Hướng dẫn tự học ở nhà:
– Xem lại các bài tập đã làm trên 
lớp
– Làm các bài tập 37, 38 SGK; 
Bài 46, 47, 48 SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_7_cong_van_5512_chuong_2_tiet_32_luyen_ta.doc