Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 17: Làm tròn số

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 17: Làm tròn số

I- MỤC TIÊU:

- Kiến thức: +Học sinh nắm được quy tắc làm tròn số, các thuật ngữ “gần bằng”, “xấp xỉ”, “làm tròn đến chữ số.”.

- Kỹ năng: Thực hiện đúng quy tắc làm tròn số.

- Thái độ: + Học sinh biết được ý nghĩa thực tế của việc làm tròn số.

 + Có ý thức vận dụng quy ước làm tròn số trong cuộc sống hàng ngày.

II- CHUẨN BỊ:

- GV: Thước thẳng có chia khoảng.

- HS: Máy tính bỏ túi.

III- PHƯƠNG PHÁP:

Luyện tập thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

IV- TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1:

7A2:

7A3:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 4 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 17: Làm tròn số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9
Tiết: 17
ND: 12/10/2009
 LÀM TRÒN SỐ 
MỤC TIÊU:
- Kiến thức: +Học sinh nắm được quy tắc làm tròn số, các thuật ngữ “gần bằng”, “xấp xỉ”, “làm tròn đến chữ số...”.
- Kỹ năng: 	Thực hiện đúng quy tắc làm tròn số.
Thái độ: 	+ Học sinh biết được ý nghĩa thực tế của việc làm tròn số.
	+ Có ý thức vận dụng quy ước làm tròn số trong cuộc sống hàng ngày.
CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng có chia khoảng.
HS: Máy tính bỏ túi.
PHƯƠNG PHÁP: 
Luyện tập thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 	7A1:	
7A2:	
7A3:	
Kiểm tra bài cũ:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
NỘI DUNG
- Phân số như thế nào thì viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?	(3 đ)
- Phân số như thế nào thì viết được dưới dạng số thập vô hạn tuần hoàn?	(3 đ)
- Aùp dụng: xét phân số và xem phân số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn? (4đ)
- Gọi học sinh lên bảng phát biểu lý thuyết trước.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và chấm điểm. 
Một phân số tối giản mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. Một phân số tối giản mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
=viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn vì mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5. 
= viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn vì mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 là 3.
Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
NỘI DUNG
- GV: đưa ra nội dung ví dụ 1 và vẽ hình lên bảng.
- Học sinh vẽ hình vào vở.
- GV: trên trục số 4,3 gần với hai số nguyên nào?
- HS: 4 và 5.
- GV: trên trục số em thấy 4,3 gần với số nguyên 4 hay gần với số nguyên 5 hơn?
- HS: 4,3 gần 4 hơn.
- GV: vậy ta làm tròn 4,3 thành 4 hay thành 5?
- HS: làm tròn 4,3 thành 4.
- GV: ta viết 4,3»4 (4,3 gần bằng 4)
- GV: tương tự, 4,9 gần hai số nguyên nào?
- HS: gần 4 và 5?
- GV: 4,9 gần số nào hơn?
- HS: 4,9 gần 5 hơn.
- GV: vậy làm tròn thành bao nhiêu?
- HS: làm tròn thành 5
- GV: Để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị ta chọn số như thế nào?
- HS: ta lấy số nguyên gần nó nhất.
Cho học sinh làm ?1
- HS: 	5,4»5.
	5,8»6
	4,5»?
- GV: ta có quy ước riêng sẽ nói đến phần sau.
- GV ghi ví dụ 2 lên bảng.
- GV: chữ số hàng nghìn là chữ số nào?
- HS: chữ số 2.
- GV: vậy 72900 gần 72000 hay 73000 hơn?
- HS: 73000.
- GV: vậy ta làm tròn thế nào?
- HS: 72900»73000.
- GV: chỉ ra số thập phân thứ 3:
- HS: là chữ số 3.
- GV: vậy làm tròn 0,8134»0,813.
- Cho học sinh đọc quy ước trường hợp 1.
- Giáo viên củng cố quy ước.
- GV: phần bị bỏ đi là phần nào? Chữ số đầu tiên trong phần bị bỏ đi là chữ số nào?
- GV: chữ số đầu tiên trong phần bị bỏ đi nhỏ hơn 5 ta làm thế nào?
Cho học sinh đọc trường hợp 2.
- GV nhắc lại quy ước.
Giáo viên nêu ví dụ.
- GV: chữ số đầu tiên trong phần bị bỏ đi là chữ số nào?
- HS: là chữ số 5.
- GV:Vậy ta làm tròn như thế nào theo trường hợp 2?
- HS: 1360»1400.
- GV: vậy trường hợp ban đầu 4,5»?
- HS4,5»5
- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm ?3
- Các em còn lại làm vào vở.
- Cho học sinh so sánh bài làm của mình và bài của bạn để nhận xét, góp ý.
- Giáo viên: em làm tròn theo trường hợp nào?
- HS: câu a,c làm tròn theo trường hợp 1 và câu b làm tròn theo trường hợp 2. 
1. Ví dụ:
VD1: làm tròn số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị
	4,3»4
	4,9»5
? 1 
	5,4»5.
	5,8»6
	4,5»?
VD2: làm tròn 72900 đến hàng nghìn (làm tròn nghìn)
72900»73000
VD3: làm tròn số 0,8134 đến hàng phần nghìn (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 3)
	0,8134»0,813
2. Quy ước làm tròn số:
Trường hợp 1: SGK/36
VD1: 
a) làm tròn 49,449 đến chữ số thập phân thứ nhất
	49,449»49,400»49,4
b) làm tròn 442 đến hàng chục:
	442»440
Trường hợp 2:	SGK/36
VD2:
a) làm tròn 3,4652 đến chữ số thập phân thứ hai
	3,4652»3,4700»3,47
b) làm tròn 1360 đến hàng trăm:
	1360»1400
?3
	a) 79,3826»79,383
	b) 79,3826»79,38
	c) 79,3826»79,4
4.Củng cố và luyện tập:
 - Giáo viên: em hãy phát biểu lại hai quy ước làm tròn số?
- Nếu chữ số đầu tiên trong phần bị bỏ đi bé hơn 5 thì giữ nguyên bộ phận còn lại còn phần bị bỏ đi thay bằng các chữ số 0.
- Nếu chữ số đầu tiên trong phần bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì thêm 1 vào chữ số đứng trước nó còn phần bị bỏ đi thay bằng các chữ số 0.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm hoạt động thảo luận làm bài tập 73 trong thời gian 3 phút.
- Sau 3 phút học sinh nộp đáp án nhóm.
- Giáo viên gọi học sinh bất kỳ trong nhóm trình bày lời giải của nhóm mình.
- Cho học sinh các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét đánh giá bài làm của các nhóm và khen ngợi nhóm làm tốt nhất.
- Giáo viên củng cố lại quy ước làm tròn số một lần nữa.
Bài tập 73: 
	7,923 »7,92
	17,418»17,42
	79,1364»79,14
	0,155»0,16
	60,996»61,00
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc lòng hai quy ước làm tròn số trang 36/SGK. 
Xem lại các bài tập ví dụ và bài tập 73 đã làm hôm nay.
Làm bài tập 76 SGK trang 37.
Chuẩn bị bài 78,79,80 phần luyện tập.
Mang máy tính bỏ túi (nếu có). 
V- RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_17_lam_tron_so.doc