Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 23+24 - Nguyễn Vũ Hoàng

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 23+24 - Nguyễn Vũ Hoàng

I. MỤC TIÊU : Học xong bài này học sinh cần phải:

 Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận.

 Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ thuận hay không

 Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận.

 Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia

II CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SBT

2. Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

 GV: Sửa một số lỗi thường vấp phải của HS qua tiết kiểm tra tuần trước.

3. Bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 23+24 - Nguyễn Vũ Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày so¹n: 15 / 11 / 2008
Ngµy d¹y : 18 / 11 / 2008
Tuần : 12
Tiết : 23
 Chương II: 
HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ
Bài 1: ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I. MỤC TIÊU :	Học xong bài này học sinh cần phải:
- Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận.
- Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ thuận hay không 
- Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
- Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia
II CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
Giáo viên: Giáo án, SGK, SBT 
Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định: 	
2. Kiểm tra bài cũ: 
	GV: Sửa một số lỗi thường vấp phải của HS qua tiết kiểm tra tuần trước.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Kiến thức
HĐ 1 : Định nghĩa:
- GV: Cho HS làm ? 1 .
- Hỏi: Nêu công thức tính quãng đường ?
- HS: Đứng tại chỗ trả lời. 
- GV: Từ ? 1 dẫn dắt HS đi đến nhận xét.
- GV: Giới thiệu định nghĩa 
- GV: Giới thiệu vài ví dụ :
	m = 3 . n 	;	 u = . v
- GV: cho HS làm ? 2 
- Hỏi: Để biết x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ nào thì ta phải làm gì ?
- Hỏi: Đại lượng y tỉ lệ thuận với x theo h/s tỉ lệ k =-. Thì ta suy ra được điều gì?
- GV: Hướng dẫn HS sửa hoàn chỉnh ? 2
- GV: Giới thiệu chú ý (Sgk tr.52)
- GV: Cho HS làm ? 3 
- GV giải thích: Biểu đồ cột cho ta biết chiều cao của các cột tỉ lệ thuận với khối lượng của khủng long.
- GV: Không yêu cầu giải thích kết quả. Chỉ cần HS dự đoán. 
1. Định nghĩa
? 1 	Giải 
	a) S = 15t
	b) m = D.V (D là hằng số khác 0)
Nhận xét : Sgk tr.52
Định nghĩa : Sgk tr.52
	Đại lượng y tỉ lệ thuận với x
	Nếu y = k.x (k 0) 
	Khi đó k gọi là hệ số tỉ lệ .
? 2 
Vì y tỉ lệ thuận với x theo h/s tỉ lệ k = -
Nên: y = - . x Þ x = - . y
Vậy x tỉ lệ thuận với y theo h/s tỉ lệ là -
Chú ý : Sgk tr. 52
? 3 
	Khủng long ở cột b: 8 tấn
	Khủng long ở cột c: 50tấn
	Khủng long ở cột d: 30tấn 
HĐ 2: Tính chất 
- GV: Cho HS làm ? 4 
- HS: Đọc đề ? 4
- Hỏi: Cho biết hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau và x1 = 3; y1 = 6. Hãy xác định hệ số tỉ lệ của y đối với x ?
- Hỏi: Khi biết k = 2 hãy thay mỗi dấu “?” trong bảng trên bằng một số thích hợp
- Hỏi : Có nhận xét gì về tỉ số giữa hai giá trị tương ứng
- GV giải thích thêm về sự tương ứng của x1 và y1 ; x2 và y2 ; ... (như Sgk tr. 53)
- GV: giới thiệu hai tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận tr. 53 SGK 
2. Tính chất :
? 4
x
x1= 3
x2 = 4
x3 = 5
x4 = 6
y
y1 = 6
y2 = ?
y3= ?
y4 = ?
a) Vì y và x là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
 Nên y = k.x (k 0)
 Theo bảng ta có x1 = 3 và y1 = 6
 Nên 6 = k.3 Þ k = 2. 
 Vậy hệ số tỉ lệ là 2
b) Vì k = 2 nên y = 2.x
	- Với x2 = 4 thì y2 = 2.4 = 8
	- Với x3 = 5 thì y3 = 2.5 = 10
	- Với x4 = 6 thì y4 = 2.6 = 12
c) ( = k)
* Tính chất: (của 2 đại lượng tỉ lệ thuận)
 Sgk tr_53
HĐ 3: Luyện tập, củng cố 
Bài 1 Sgk tr.53: 
- HS: Đọc đề bài.
- Hỏi: Vì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ là k nên ta được đẳng thức nào ?
- Hỏi: Hãy tìm k khi x = 6 thì y = 4. 
- Hỏi: Hãy biểu diễn y theo x khi có k=
- Hỏi: Khi x = 9 ta tính y như thế nào? 
- Hỏi: Khi x = 15 ta tính y như thế nào?
Bài 1 Sgk tr.53:
a) Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. 
Nên : y = kx
Þ k = = 
b) y = 
c) 	Khi x = 9 thì y = .9 = 6
	Khi x = 15 thì y = .15=10
Bài 2 Sgk tr.54: 
- GV: Phân tích cho HS:
	+ Cần biểu diễn y = (số) . x
	+ Lần tính y1 ; y2 ; y3 ; y5 ;
	+ Theo đề x4 = 2; y4 = - 4
- HS: Suy nghĩ làm vài phút. 
- HS: Lên bảng trình bày.
- GV: Chốt lại cách trình bày.
Bài 2 Sgk tr.54: 
Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận
Nên y = k.x
Theo đề ta có : x4 = 2; y4 = - 4
Nên - 4= k . 2 Þ k = -2
Do đó y = - 2.x
Với x1 = -3 thì y1 	= -2.(-3) = 6
Với x2 = -1 thì y2 	= -2.(-1) = 2
Với x3 = 1 thì y3 	= -2 . 1 = - 2
Với x5 = 5 thì y5 	= -2 . 5 = -10
Ta được: 
x
-3
-1
1
2
5
y
6
2
-2
-4
-10
4. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Học thuộc định nghĩa và nắm vững tính chất hai đại lượng tỉ lệ thuận.
	- Làm các bài tập 3, 4 Sgk tr.54 và bài tập 1, 2, 3, 4 Sbt tr.42+43
	- Xem trước bài: MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
Hướng dẫn bài 4 Sgk tr.54:
	Cần biểu diễn z = (hằng số).x
	Ta biết :	z = k.y 
	y = h.x
IV RÚT KINH NGHIỆM 
Tuần : 12
Tiết : 24
Ngày so¹n: 18 / 11 / 2008
Ngµy d¹y : 21 / 11 / 2008
Bài 2: MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
	Học xong bài này HS cần phải biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: Bài soạn, SGK, SBT, bảng phụ ghi đề bài tập 
2. Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước - Bảng nhóm 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định: 	
2. Kiểm tra bài cũ: 	 Định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận ?
3. Bài mới :
Hoạt động của Thầy và Trò 
Kiến thức
HĐ 1: Bài toán 1
- GV: HS đọc đề bài 
- GV: Ghi đề lên bảng
- GV: Gợi ý: gọi khối lượng của hai thanh chì tương ứng là m1 (g) và m2 (g).
- Hỏi: Như vậy 2 thanh chì đã cho có những giả thiết gì ?
- Hỏi: Khối lượng và thể tích của vật thể là hai đại lượng như thế nào ? 
- Hỏi: Từ đó suy ra được điều gì ?
- Hỏi: m1 và m2 có liên hệ gì với nhau ?
- GV: Cho HS suy nghĩ tự làm, sau đó GV sửa hoàn chỉnh .
- GV cho HS làm ? 1 
- GV: Gọi HS đọc ? 1
- GV gợi ý: Tương như bài toán 1 tuy nhiên chỉ khác ở chỗ bài toán 1 cho hiệu hai khối lượng còn bài ? 1 cho tổng hai khối lượng. 
- HS: Lên bảng trình bày
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
GV chốt lại phương pháp
- Xác định m và V là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
- Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để giải. 
- GV: yêu cầu HS đọc chú ý SGK tr 55
 1. Bài toán 1: Hai thanh chì có thể tích là 12cm3 và 17cm3. Mỗi thanh nặng bao nhiêu gam, biết rằng thanh thứ hai nặng hơn thanh thứ nhất 56,5 g ?
 Giải: Gọi khối lượng của hai thanh chì tương ứng là m1 (g) và m2 (g). 
 Do khối lượng và thể tích của vật thể là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau, nên: 
	 và m2 - m1 = 56,5
Suy ra: == 11,3 
Do đó:	m1 = 12 . 11,3 = 135,6
	m2 = 17 . 11,3 =192,1 
Vậy hai thanh chì có khối lượng là 135,6g và 192,1g 
? 1
 Giải: Gọi khối lượng của mỗi thanh kim loại tương ứng là m1 (g) và m2 (g) 
 Do khối lượng và thể tích của vật là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có :
 và m1 + m2 = 222,5
Suy ra: 
Do đó: 	m1 = 8,9.10 = 89 (g)
	m2 = 8.9.15 = 133,5 (g)
Hai thanh kim loại nặng 89(g) và 133,5(g)
Chú ý : (SGK tr 55)
HĐ 2 : Bài toán 2 
- GV: HS đọc bài toán 2
- HS: Hoạt động nhóm làm ? 2 
- Sau 3 phút GV gọi đại diện nhóm trình bày bài làm của nhóm mình.
- GV nhận xét kết quả hoạt động của nhóm và cho điểm 
2. Bài toán 2 : (SGK)
Giải : Vì số đo các góc A, B, C tỉ lệ với 1, 2, 3 ta có:
 và = 1800
= = 300
 Do đó: 	= 1 . 300 = 300
 	 	= 2 . 300 = 600
 	= 3 . 300 = 900
HĐ3:Luyện tập, củng cố
Bài 5 Sgk tr.55:
- GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài.
- GV: Hướng dẫn HS dựa vào tính chất: 
Để kiểm tra hai đại lượng tỉ lệ thuận
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài
- GV gọi HS nhận xét
Bài 5 Sgk tr.55:
Giải :
a) Vì 
 Nên x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau
b) Vì (1210)
 Nên x và y không tỉ lệ thuận với nhau
4. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại cách giải của bài toán 1 và bài toán 2
	- Làm các bài tập: 6, 7 Sgk tr.56 và các bài tập: 8; 14; 15 Sbt tr.44
IV RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_2324_nguyen_vu_hoang.doc