I- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:+ HS củng cố khái niệm mặt phẳng toạ độ và cách biểu diễn một điểm trên mặt phẳng toạ độ.
+ Ôn cách biểu diễn một điểm trên mặt phẳng toạ độ đọc toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ.
- Kỹ năng: + Vẽ đúng hệ trục toạ độ.
+ Đọc đúng toạ độ của một điểm.
+ Biểu diễn một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó.
- Thái độ: Giáo dục HS làm việc khoa học, chính xác, cẩn thận.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ ghi BT 35.
- HS: Thước kẻ thẳng.
III- PHƯƠNG PHÁP:
Đặt và giải quyết vấn đề.
IV- TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1:
7A2:
7A3:
2. Kiểm tra bài cũ:
Tuần: 19 Tiết: 36 ND: 21/12/2009 LUYỆN TẬP MỤC TIÊU: - Kiến thức:+ HS củng cố khái niệm mặt phẳng toạ độ và cách biểu diễn một điểm trên mặt phẳng toạ độ. + Ôn cách biểu diễn một điểm trên mặt phẳng toạ độ đọc toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ. Kỹ năng: + Vẽ đúng hệ trục toạ độ. + Đọc đúng toạ độ của một điểm. + Biểu diễn một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó. Thái độ: Giáo dục HS làm việc khoa học, chính xác, cẩn thận. CHUẨN BỊ: GV: Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ ghi BT 35. HS: Thước kẻ thẳng. PHƯƠNG PHÁP: Đặt và giải quyết vấn đề. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1: 7A2: 7A3: 2. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi một học sinh lên bảng sửa bài tập 33 SGK trang 67 (10 đ) - Giáo viên gọi một số học sinh nộp vở bài tập để kiểm tra. - Giáo viên nhận xét vở bài tập của học sinh. - GV: em hãy cho biết bài tập 33 bạn vẽ hình đúng hay chưa? - HS: nhận xét. - GV: đánh giá, chấm điểm. Bài tập 33: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS NỘI DUNG - GV: nhìn vào mặt phẳng toạ độ, các em hãy cho biết một điểm bất kỳ thuộc trục hoành thì có tung độ bằng bao nhiêu? - HS: bằng 0 - GV: còn một điểm bất kỳ thuộc trục tung thì có hoành độ bằng bao nhiêu? - HS: bằng 0 Giáo viên đưa hình vẽ lên bảng. - GV: các em hãy cho biết toạ độ của các điểm A, B, C, D, P, Q, R là bao nhiêu? - Học sinh thảo luận nhóm trong 3 phút. - GV gọi học sinh trả lời. - HS nhận xét. - GV nhận xét. - Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài. - Giáo viên gọi một học sinh lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở. - Cho học sinh nhận xét bài làm và góp ý bổ sung. - Giáo viên nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh và chấm điểm. - GV: hàm số y được cho ở bảng như sau: - GV: em nào viết được các cặp giá trị tương ứng (x; y) của hàm số trên? - Giáo viên gọi một học sinh lên bảng ghi. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. - GV: em nào vẽ được hệ trục toạ độ và xác định các điểm biểu diễn các cặp giá trị (x; y) như trên? - Giáo viên gọi một học sinh lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở. - GV: em thấy bạn vẽ đúng hay sai? - Học sinh nhận xét. - Giáo viên đánh giá và cho điểm. Bài tập 34: - Điểm thuộc trục hoành có tung độ bằng 0. - Điểm thuộc trục tung có hoành độ bằng 0. Bài tập 35: A(0,5; 2) B(2; 2) C(2; 0) D(0,5; 0) P(-3; 3) Q(-1; 1) R(-3; 1) Bài tập 36: Tứ giác ABCD là hình vuông. Bài tập 37: 4. Củng cố và luyện tập: - GV: em hãy nhắc lại nhận xét về toạ độ của một điểm bất kỳ thuộc trục tung và một điểm bất kỳ thuộc trục hoành? 3. Bài học kinh nghiệm: - Điểm thuộc trục hoành có tung độ bằng 0. - Điểm thuộc trục tung có hoành độ bằng 0. 5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Ôn cách vẽ, đọc tên toạ độ, biểu diễn các điểm trên hệ trục toạ độ Oxy. Xem lại bài tập 35, 36, 37, 38 đã làm hôm nay. Đọc phần có thể em chưa biết trang 69, SGK. Đọc trước bài sau phần “đồ thị của hàm số là gì”. Mang thước kẻ có chia khoảng. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: