Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 40: Ôn tập Chương 2 - Năm học 2010-2011

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 40: Ôn tập Chương 2 - Năm học 2010-2011

I- MỤC TIÊU:

- Kiến thức: +Hệ thống hoá các kiến thức về tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau, đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch.

- Kỹ năng: +Rèn luyện thực hiện phép tính.

 +Vận dụng kiến thức để giải các bài toán thực tế.

- Thái độ: +Có ý thức tự giác làm bài tập.

 +Làm việc cẩn thận, có quy trình.

II- TRỌNG TM: Rn luyện kĩ năng giải cc bi tốn vận dụng tính chất dy tỉ số bằng nhau, tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.

Vẽ đồ thị hm số y = ax ( a # 0)

III- CHUẨN BỊ:

- GV: máy tính bỏ túi.

- HS: Ơn tỉ lệ thức, đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch và dãy tỉ số bằng nhau. Hm số, cch vẽ đồ thị

IV- TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A4:

 7A5

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 40: Ôn tập Chương 2 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:19
Tiết: 40
ND: 23 /12/2011
ÔN TẬP CHƯƠNG II
MỤC TIÊU:
- Kiến thức: +Hệ thống hoá các kiến thức về tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau, đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Kỹ năng: +Rèn luyện thực hiện phép tính.
	 +Vận dụng kiến thức để giải các bài toán thực tế.
- Thái độ: 	 +Có ý thức tự giác làm bài tập.
	 +Làm việc cẩn thận, có quy trình.
TRỌNG TÂM: Rèn luyện kĩ năng giải các bài tốn vận dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch. 
Vẽ đồ thị hàm số y = ax ( a # 0)
CHUẨN BỊ:
GV: máy tính bỏ túi.
HS: Ơn tỉ lệ thức, đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch và dãy tỉ số bằng nhau. Hàm số, cách vẽ đồ thị
TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A4:	
 7A5	
Kiểm tra bài cũ:	
Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
 NỘI DUNG
 Hoạt động 1: Lí thuyết
Câu 1: phát biểu định nghĩa tỉ lệ thức? 
Câu 2: phát biểu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức và viết công thức thể hiện tính chất này?
Câu 3: Khi nào hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau? Cho ví dụ.
Câu 4: Khi nào hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau? Cho ví dụ.	 
- GV: gọi 4 học sinh phát biểu.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên chốt lại và chấm điểm.
1.Lí thuyết
Câu 1: Tỉ lệ thức là đẳng thức của hai tỉ số 
Câu 2: Trong một tỉ lệ thức, tích của hai ngoại tỉ bằng tích của hai trung tỉ: 
Câu 3: Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = k.x (k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.
Câu 4: Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức hay x.y=a (a là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a.
 Hoạt động 2: Bài tập 
Giáo viên nêu đề bài.
- GV: đề bài cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên theo định nghĩa ta có được công thức nào?
- HS: y=k.x
- GV: vậy muốn tìm k ta thực hiện như thế nào?
- HS: y=k.x Þk=y:x Þk=3:5=
- GV: vậy em biểu diễn y theo x như thế nào?
- HS: y = k.x = .x
- GV: nêu cách tìm y khi biết giá trị tương ứng của x?
- HS: lấy k nhân x.
Giáo viên yêu cầu học sinh áp dụng tìm y.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên nêu đề bài 2.
- GV: đề bài cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên theo định nghĩa ta có được công thức nào?
- HS: x.y=a hay 
- GV: vậy muốn tìm a ta thực hiện như thế nào?
- HS: a=x.y=-2.2=-4
- GV: vậy em muốn tìm y theo x ta làm như thế nào?
- HS: lấy a:x
- GV: còn em muốn tìm x ta làm như thế nào?
- HS: lấy a:y
- Giáo viên yêu cầu học sinh áp dụng tìm y và x để điền vào ô trống.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên nêu đề bài.
- GV: 30 phút bằng bao nhiêu giờ?
- HS: 0,5 giờ.
- GV: số sản phẩm làm được và thời gian làm việc là hai đại lượng có quan hệ như thế nào?
- HS: tỉ lệ thuận với nhau.
- GV: vậy em lập được tỉ lệ thức nào?
- HS: 
- GV: tìm x như thế nào?
- HS: x = (8.2):0,5 = 36
- GV: vậy công nhân đó làm một ngày được bao nhiêu sản phẩm như thế?
- HS: 36
2.Bài tập :
Bài tập 1: Cho biết x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 5 thì y=3.
a) tìm hệ số tỉ lệ k của y đối với x
b) Biểu diễn y theo x.
c) Tính giá trị của y khi x = -10 và x =5.
Giải:
a) vì x và y tỉ lệ thuận nên y=k.x 
	Þk=y:x
	Þk=3:5=
b) y = k.x = .x
c) Khi x =-10 thì y = .(-10)=-6
Khi x = 5 thì y = .5 = 3
Bài 2: Cho biết x và y tỉ lệ nghịch như ở bảng sau:
x
-2
1
y
-1
2
a) tìm hệ số tỉ lệ nghịch a của y đối với x.
b) Điền số thích hợp vào ô trống.
Giải: 
a)Vì x tỉ lệ nghịch với y nên 
a=x.y=-2.2=-4
b) từ đó ta điền được các số như sau: 
x
4
-2
-8
1
y
-1
2
- 3
-4
Bài 3: Một công nhân cứ 30 phút thì làm được hai sản phẩm. Hỏi trong một ngày làm 8 giờ thì công nhân đó làm được bao nhiêu sản phẩm?.
Giải:	30 phút = 0,5 giờ
Gọi số sản phẩm công nhân đó làm được trong một ngày là x.
	Vì số sản phẩm làm được tỉ lệ thuận với thời gian làm việc nên ta có: 
 Þx = (8.2):0,5 = 36
Trả lời: trong một ngày làm việc, công nhân đó làm được 36 sản phẩm. 
Củng cố và luyện tập:
Giáo viên nêu đề bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt đề toán
- HS: Công nhân	ngày làm
	 100	 180
	 150	 x
- GV: số công nhân và số ngày làm xong công việc là hai đại lượng có quan hệ như thế nào với nhau?
- HS: tỉ lệ nghịch với nhau.
- GV: vậy theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch em có được điều gì?
- HS: 100.180=150.x
- GV: tìm x như thế nào?
- HS: 	Þ18000=150.x
	Þx =18000:150
	Þx = 120
- GV: vậy nếu tăng thêm 50 công nhân thì làm xong đoạn đường đó hếtbao nhiêu ngày? 
- HS: 	120 ngày 
Bài 4: Một đội công nhân làm đường có 100 người làm xong một đoạn đường hết 180 ngày. Hỏi nếu lúc đầu tăng thêm 50 người thì làm xong đoạn đường đó trong bao lâu biết năng suất của mỗi người là như nhau?
Giải 
	Công nhân	ngày làm
	 100	 180
	 150	 x
Gọi x là số ngày làm xong đoạn đường đó.
vì số công nhân và số ngày làm xong công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có:
100.180=150.x
	Þ18000=150.x
	Þx =18000:150
	Þx = 120
Trả lời: nếu tăng thêm 50 công nhân thì làm xong đoạn đường hết 120 ngày.
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
a) Đối với tiết học này
- Xem lại tính chất của tỉ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
- Ôn kỹ định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận, định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Xem lại thật kỹ các bài tập đã làm hôm nay.
b) Đối với tiết học sau
- Chuẩn bị SGK tập 2, xem trước bài “ Thu nhập thống kê..”
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_40_on_tap_chuong_2_nam_hoc_2010_20.doc