I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Trình bày được bảng “tần số” là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn.
2. Kĩ năng
Lập bảng “tần số” từ bảng số liệu thống kê ban đầu và nhận xét
3. Thái độ
- HS rèn tính cẩn thận , kỉ luật
- HS có hứng thú trong học tập
4. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ
- Năng lực toán học: Năng lực lập luận và tư duy toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hóa toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, giáo án điện tử, phần mềm dạy học
2. Học sinh: SGK, vở ghi, đọc trước nội dung bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định (1 phút): kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
Rút kinh nghiệm Tiết 40: Luyện tập. Qua việc chữa bài cho HS, nhận thấy, Hs còn nhầm lẫn khi xác định tần số. GV rèn cho HS tính cẩn thận và nêu 1 số cách để tránh sai khi đếm. Ngày soạn: 18/1/2022 TIẾT 41: BẢNG “TẦN SỐ” CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU MỤC TIÊU Kiến thức: Trình bày được bảng “tần số” là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn. Kĩ năng Lập bảng “tần số” từ bảng số liệu thống kê ban đầu và nhận xét Thái độ HS rèn tính cẩn thận , kỉ luật HS có hứng thú trong học tập Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ Năng lực toán học: Năng lực lập luận và tư duy toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hóa toán học. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực CHUẨN BỊ Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, giáo án điện tử, phần mềm dạy học Học sinh: SGK, vở ghi, đọc trước nội dung bài ở nhà. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định (1 phút): kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra) 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS - GV chiếu bảng 7 (SGK-9) - GV đặt vấn đề: Tuy các số đã viết theo dòng, cột song vẫn còn rườm rà và gây khó khan cho việc nhận xét về việc lấy giá trị của dấu hiệu, liệu có thể tìm được một cách trình bày gọn và hợp lí hơn để dễ nhận xét hơn không? - HS quan sát bảng 7 - HS chú ý lắng nghe Hoạt động 2. Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Lập bảng “tần số” (15 phút) Mục tiêu: Lập bảng “tần số” từ bảng số liệu thống kê ban đầu và nhận xét - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 (4’) làm ?1 (SGK-9) - GV gọi 2 nhóm trình bày - GV gọi 2 nhóm nhận xét - GV nhận xét chung - GV bổ sung thêm vào bên phải và bên trái bảng như sau: Giá trị (x) 98 99 100 101 102 Tần số (n) 3 4 16 4 3 N = 30 - GV giải thích cho HS hiểu: Giá trị (x), tần số (n), N = 30 và giới thiệu bảng như thế gọi là “Bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu”. Để cho tiện ta gọi bảng đó là bảng “tần số” - GV yêu cầu HS trở lại bảng 1 (SGK-4) lập bảng “tần số” - HS hoạt động nhóm - Đại diện 2 nhóm trình bày 98 99 100 101 102 3 4 16 4 3 - HS nhận xét - HS chú ý quan sát - HS lắng nghe - HS lập bảng “tần số” ứng với bảng 1 I. Lập bảng “tần số” ?1 (SGK-9) Hoạt động 2.2: Chú ý (8 phút) Mục tiêu: HS chuyển bảng tần số dạng ngang và dọc để thuận tiện cho tính toán. - GV hướng dẫn HS chuyển bảng “tần số” dạng “ngang” như bảng 8 thành bảng “dọc”, chuyển dòng thành cột - GV: Tại sao phải chuyển bảng số liệu thống kê ban đầu thành bảng tần số? - GV cho HS đọc chú ý b - GV gọi 1 HS đọc to phần đóng khung trong SGK-10 - HS làm theo hướng dẫn của GV - HS: Việc chuyển thành bảng “tần số” giúp chúng ta quan sát, nhận xét giá trị của dấu hiệu 1 cách dễ dàng, có nhiều thuận lợi trong việc tính toán sau này - HS đọc chú ý - HS đọc phần đóng khung II. Chú ý: Hoạt động 3: Luyện tập – Vận dụng (15 phút) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài - GV cho HS làm bài 6 (SGK-11) - GV liên hệ thực tế: Mỗi gia đình cần thực hiện chủ trương về phát triển dân số của nhà nước. Mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con - GV tổ chức cho HS trò chơi toán học theo bài 5 (SGK-11) - GV tổ chức 2 đội chơi (mỗi đội gồm 5 em). Bảng danh sách của lớp có thống kê ngày, tháng, năm sinh được đưa lên màn hình và phát cho mỗi đội + Yêu cầu các đội thống kê các bạn có cùng tháng sinh thì xếp thành 1 nhóm + Đội thắng là đội thống kê nhanh và đúng theo mẫu - HS làm bài cá nhân - HS lắng nghe - HS tham gia trò chơi III. Luyện tập Bài 6 (SGK-11) a) Dấu hiệu: Số con của mỗi gia đình b) Nhận xét: - Số con của các gia đình trong thôn là từ 0 đến 4 - Số gia đình có 2 con chiếm tỉ lệ cao nhất - Số gia đình có từ 3 con trở lên chỉ chiếm xấp xỉ 23,3% Hướng dẫn về nhà (3 phút) Học bài theo SGK và vở ghi. BTVN: 7 (SGK-11); 4, 5, 6 (SBT-6, 7) Chuẩn bị cho tiết sau: Luyện tập. Đọc trước các đề bài trong SGK, ghi ra giấy những câu hỏi thấy khó và chưa biết làm. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 18/1/2022 TIẾT 42: LUYỆN TẬP MỤC TIÊU Kiến thức Tiếp tục củng cố cho HS về khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng. Kĩ năng Củng cố kĩ năng lập bảng “tần số” từ bảng số liệu ban đầu. Từ bảng tần số viết lại bảng số liệu ban đầu.. Thái độ HS rèn tính cẩn thận , kỉ luật HS có hứng thú trong học tập Phát huy tính tích cực, sáng tạo, làm việc nhóm Thêm yêu thích môn học Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ Năng lực toán học: Năng lực lập luận và tư duy toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hóa toán học. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực CHUẨN BỊ Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, giáo án điện tử, phần mềm dạy học Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, đồ dùng học tập TIẾN TRÌNH HẠY HỌC Ổn định lớp (1p): Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (11 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV nêu câu hỏi kiểm tra: 1. Chữa bài 5 (SBT-6) 2. Chữa bài 6 (SBT-7) - GV cho HS nhận xét bài làm của 2 bạn và cho điểm - 2 HS chụp ảnh nộp bài cho cô Bài 5 (SBT-6) a) Có 26 buổi học trong tháng b) Dấu hiệu: Số HS nghỉ học trong mỗi buổi c) Nhận xét: - Có 10 buổi không có HS nghỉ học trong tháng - Có 1 buổi lớp có 6 HS nghỉ học - Số HS nghỉ học còn nhiều Bài 6 (SBT-7) a) Dấu hiệu: Số lỗi chính tả trong mỗi bài tập làm văn b) Có 40 bạn làm bài c) Nhận xét: - Không có bạn nào không mắc lỗi - Số lỗi ít nhất là 1 - Số lỗi nhiều nhất là 10 - Số bài có từ 3 đến 6 lỗi chiếm tỉ lệ cao 3. Bài mới: (30 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Mở đầu (3p) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, gợi nhớ kiến thức đã học ở tiết trước Hỏi nhanh, đáp nhanh GV chiếu bài 1 SBT,gọi HS trả lời các câu hỏi, qua đó hỏi HS về: dấu hiệu là gì? Giá trị của dấu hiệu là gì? Tần số của một giá trị là gì? HS trả lời Hoạt động 2. Luyện tập (20 phút) Mục tiêu: HS xác định đúng dấu hiệu, số các giá trị, số các giá trị khác nhau và tìm được tần số tương ứng. - GV cho HS làm bài 8 (SGK-12) - GV gọi lần lượt từng HS trả lời từng câu hỏi - GV giới thiệu cho HS về một số thành tích của đội tuyển bắn súng Việt Nam trong các kì thi ở trong và ngoài nước - GV cho HS làm bài 9 (SGK-12) - GV gọi lần lượt từng HS trả lời từng câu hỏi - GV quan sát và chấm bài 1 số HS - GV đưa đề bài lên màn hình và yêu cầu HS đọc đề bài Cho bảng tần số: Giá trị (x) 110 115 120 125 130 Tần số (n) 4 7 9 8 2 N = 30 Hãy từ bảng này viết lại bảng số liệu ban đầu - GV: Em có nhận xét gì về nội dung yêu cầu cảu bài này với bài vừa làm? - GV: Bảng số liệu ban đầu này phải có bao nhiêu giá trị, các giá trị như thế nào? - GV yêu cầu HS lập bảng số liệu ban đầu - GV đưa đề bài tập sau lên mà hình, yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 (4’) làm bài Để khảo sát kết quả học toán của lớp 7A, người ta kiểm tra 10 HS của lớp. Điểm kiểm tra được ghi như sau: 4; 4; 5; 6; 6; 6; 8; 8; 8; 10 a) Dấu hiệu là gì? Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu? b) Lập bảng tần số theo hàng ngang và theo cột dọc. Nêu nhận xét (giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất) - GV gọi 2 nhóm trình bày - GV nhận xét chung - GV chốt kiến thức đã được luyện tập trong giờ học - HS đọc đề bài - HS trả lời - HS lắng nghe - HS đọc đề - HS trả lời - HS đọc đề bài - HS: Bài toán này là bài toán ngược của bài toán lập bảng tần số - HS: Bảng số liệu ban đầu này phải có 30 giá trị: 4 giá trị 110, 7 giá trị 115, 9 giá trị 120, 8 giá trị 125, 2 giá trị 130 - HS lập bảng - HS hoạt động nhóm - Đại diện 2 nhóm tình bày 1. Bài 8 (SGK-12) a) Dấu hiệu: Điểm số đạt được của mỗi lần bắn súng. Xạ thủ bắn 30 phát b) Nhận xét: - Điểm số thấp nhất: 7 - Điểm số cao nhất: 10 - Số điểm 8 và 9 chiếm tỉ lệ cao Bài 9 (SGK-12) a) Dấu hiệu: Thời gian giải một bài toán của mỗi HS (tính theo phút) Số các giá trị: 35 b) Nhận xét: - Thời gian giải một bài toán nhanh nhất: 3 phút - Thời gian giải một bài toán chậm nhất: 10 phút - Số bạn giải một bài toán từ 7 đến 10 phút chiếm tỉ lệ cao Hướng dẫn về nhà (3p) Xem lại các bài tập đã làm trên lớp BTVN: 7, 2.1 đến 2.3 (SBT-7, 8) Chuẩn bị bài: Xem trước bài “Biểu đồ”, sau đó liên hệ với cách vẽ biểu đồ trong môn địa lí. IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: