1. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: + HS hiểu khái niệm biểu thức đại số.
- Kỹ năng: + Cho được các ví dụ về biểu thức đại số.
+ Viết được các biểu thức đại số thay cho phát biểu bằng lời.
- Thái độ: + Giáo dục HS làm việc khoa học.
2. TRỌNG TM:
3. CHUẨN BỊ:
- GV: bảng phụ ghi phần BT3.
- HS: On khái niệm về biểu thức đã được học.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A4:
7A5:
4.2. Kiểm tra bài cũ:
CHƯƠNG IV : BIỂU THỨC ĐẠI SỐ Kiến thức: Học sinh hiểu khái niệm biểu thức đại số. Biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số. Biết thế nào là đơn thức, đa thức, đa thức một biến. Thế nào là nghiệm của một đa thức. Kỹ năng: Nhận biết đơn thức đồng dạng. Cộng, trừ đa thức nhiều biến, một biến. Tìm nghiệm của một đa thức một biến. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận. Rèn khả năng quan sát, phán đoán, nhận xét. Tuần: 25 Tiết: 55 ND: 23/2/2012 KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ MỤC TIÊU: Kiến thức: + HS hiểu khái niệm biểu thức đại số. - Kỹ năng: + Cho được các ví dụ về biểu thức đại số. + Viết được các biểu thức đại số thay cho phát biểu bằng lời. Thái độ: + Giáo dục HS làm việc khoa học. TRỌNG TÂM: CHUẨN BỊ: GV: bảng phụ ghi phần BT3. HS: Oân khái niệm về biểu thức đã được học. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A4: 7A5: 4.2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nêu câu hỏi ôn lại kiến thức cũ (không cho điểm câu hỏi này): - GV: Ở các lớp dưới và lớp 6 em đã biết khái niệm về biểu thức. - GV: em nào còn nhớ thế nào là một biểu thức? - HS: Các số được nối với nhau bởi các dấu phép tinh cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa lập thành một biểu thức. - GV: chương 4 này chúng ta sẽ đến với khái niệm biểu thức đại số, khái niệm đơn thức, đa thức. Các phép toán về đơn thức, đa thức, tìm hiểu thê nào là nghiệm của một đa thức. Các số được nối với nhau bởi các dấu phép tinh cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa lập thành một biểu thức. 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS NỘI DUNG HĐ 1: Nhắc lại về biểu thức - GV: bạn vừa nhắc lại khái niệm biểu thức, vậy em nào có thể cho ví dụ vài biểu thức? - Học sinh nêu ví dụ. - GV: các biểu thức em vừa nêu ví dụ trên còn gọi là biểu thức đại số - GV: vậy em nào có thể viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có chiều rộng bằng 5 và chiều dài bằng 8 (cm)? - HS: (5+8).2 - GV: em hãy viết biểu thức biểu thị diện tích của hình chữ nhật có chiều rộng bằng 3 và chiều dài hơn chiều rộng 2 (cm)? - HS: 3.(3+2) HĐ 2: Khái niệm về biểu thức đại số - GV: nêu vấn đề như ở SGK. - GV: trong bài toán này, a là đại diện cho một số nào đó mà ta chưa biết, cách làm thì xem a như một số đã biết. - GV: vậy biểu thức biểu thị chu vi của HCN là gì? - HS: (5+a).2 - GV: khi a = 2 thì biểu thức trên được viết lại bằng gì? - HS: (5+a).2 = (5+2).2 - GV: em hãy viết biểu thức biểu thị diện tích của HCN có chiều dài hơn chiều rộng 2 (cm)? - GV: chiều rộng và dài có chưa? - HS: chưa - GV: vậy ta có thể gọi a là gì? - HS: có thể gọi a là chiều rộng của hình chữ nhật thì chiều dài là a+2. - GV: vậy diện tích là gì? - GV: (5+a).2 và a.(a+2) là hai biểu thức đại số, vậy biểu thức đại số và biểu thức có gì khác nhau? - HS: biểu thức không có chữ còn biểu thức đại số có chữ đại diện cho số nào đó. - GV: nêu các ví dụ về biểu thức đại số. - Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung bài ?3 - GV yêu cầu học sinh làm theo nhóm nhỏ (theo bàn) trong 2 phút. - GV: em hãy cho biết biểu thức đại số biểu thị quãng đường đi được sau x (h) của một ôtô đi với vận tốc 30 km/h? - HS: 30.x - GV gọi học sinh nêu trả lời. - Học sinh nhận xét. - GV: trong biệu thức đại số, chữ đại diện cho số ta gọi là biến số (gọi tắt là biến) - GV: trong biểu thức đại số, vì chữ đại diện cho số nên khi thực hiện các phép toán trên các chữ ta có thể vận dụng các tính chất như khi thực hiện như trên các số. - GV: trong chương trình toán 7 ta không nghiên cứu các biểu thức có chứa biến ở mẫu ví dụ biểu thức . Nhắc lại về biểu thức: VD1: 5 + 2 – 3 12 : 6.2 153 : 5 + 7 .4 VD2: Biểu thức biểu thị chu vi của HCN có chiều rộng 5 (cm) và chiều dài 8 (cm) là (5+8).2 ? 1 Diện tích của hình chữ nhật là 3.(3+2) cm2. 2. Khái niệm về biểu thức đại số: Bài toán: Viết biểu thức biểu thị chu vi của HCN có 2 cạnh liên tiếp là 5 (cm) và a (cm). Giải: Biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật là: (5+a).2 (cm) ? 2 Gọi a là chiều rộng HCN (cm) Chiều dài của HCN là a+2 (cm) Vậy diện tích của hình chữ nhật là: a.(a+2) (cm2) VD: 4.a; 2.(5+a) 3.(x+y); x2; ? 3 a) 30.x (km) b) 5.x + 35.y (km) Chú ý: SGK/25 4.4. Củng cố và luyện tập: - GV: em hiểu thế nào là biểu thức đại số? - HS: biểu thức đại số là một biểu thức trong đó có các biến đại diện cho số nào đó. - GV: cho học sinh thảo luận nhóm làm bài trong thời gian 3 phút. - HS: trình bày đáp án. - GV: gọi học sinh nhận xét. - GV: nhận xét bài làm các nhóm và khen ngợi nhóm làm tốt nhất. - GV: em hãy nêu công thức tính diện tích của hình thang? - HS: - GV: đưa bảng phụ có sẳn bài tập 3 lên bảng. - GV: em hãy nối các ý 1,2,3,4,5 với a,b,c,d,e sao cho phù hợp. - Giáo viên gọi lần lượt học sinh lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở. - GV: em nhận xét bạn làm đúng hay chưa? - HS nhận xét. - Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. Bài tập 1: a) Tổng của x và y là: x+y b) Tích của x và y là x.y c) Tích của tổng x và y với hiệu của x và y là: (x+y).(x-y) Bài tập 2: Diện tích của hình thang là: (đvdt) Bài tập 3: 2.b 3.a 4.c 5.d 4.5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: a) đối với tiết học này Học thuộc khái niệm biểu thức đại số. Xem kỹ lại các ví dụ về biểu thức đại số. Đọc lại nội dung ở vở ghi. b) Đối với tiết học sau Làm bài tập 4, 5 SGK . Hướng dẫn bài tập 4 khi nhiệt độ tăng ta làm phép toán gì? (cộng) Khi nhiệt độ giảm ta làm phép toán gì? (trừ) Hướng dẫn bài tập 5: Một quý bằng bao nhiêu tháng? (3 tháng) Khi được thưởng thì cộng vào hay trừ ra? (cộng) Đọc trước “giá trị của một biểu thức đại số”. Mang máy tính bỏ túi. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: