Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 55+56 - Năm học 2012-2013 - Phạm Quang Sang

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 55+56 - Năm học 2012-2013 - Phạm Quang Sang

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh biết thế nào là hai đơn thức đồng dạng và tính được tổng, hiệu của chúng.

2. Kỹ năng: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.

3. Thái độ: Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi học tập.

II. Chuẩn bị:

- Gv: Phấn màu, Sgk.

- Hs: Sgk.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp (1’).

2. Kiểm tra bài cũ.

 

doc 6 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 55+56 - Năm học 2012-2013 - Phạm Quang Sang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/03/2013
Tuần : 27, tiết PPCT: 55
ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết thế nào là hai đơn thức đồng dạng và tính được tổng, hiệu của chúng.
2. Kỹ năng: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
3. Thái độ: Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi học tập.
II. Chuẩn bị:
Gv: Phấn màu, Sgk.
Hs: Sgk.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp (1’).
2. Kiểm tra bài cũ.
Đề bài
Đáp án
Biểu điểm
Hs1: đơn thức là gì ? Lấy ví dụ 1 đơn thức thu gọn có bậc là 4 với các biến là x, y, z.
Hs2: Tính giá trị đơn thức 5x2y2 tại x = -1; y = 1.
Hs cho ví dụ.
Tại x=-1, y=1: 5.(-1)2.12=5
10
10
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv: đưa ?1 lên máy chiếu.
Hs: hoạt động theo nhóm, viết ra giấy trong.
GV: thu giấy trong của 3 nhóm đưa lên máy chiếu.
HS: theo dõi và nhận xét
 Các đơn thức của phần a là đơn thức đồng dạng.
GV: Thế nào là đơn thức đồng dạng?
HS: 3 học sinh phát biểu.
GV: đưa nội dung ?2 lên 
HS: làm bài: bạn Phúc nói đúng.
GV: cho học sinh tự nghiên cứu SGK.
HS: nghiên cứu SGK khoảng 3' rồi trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV: Để cộng trừ các đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào.
GV: yêu cầu học sinh làm ?3HS: Cả lớp làm bài ra giấy trong.
GV: thu 3 bài của học sinh trình bày trên bảng
HS: Cả lớp theo dõi và nhận xét.
GV: đưa nội dung bài tập lên .
HS: nghiên cứu bài toán.
 - 1 học sinh lên bảng làm.
 - Cả lớp làm bài vào vở.
1. Đơn thức đồng dạng 
- Hai đơn thức đồng dạng là 2 đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
* Chú ý: SGK
2. Cộng trừ các đơn thức đồng dạng 
- Để cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
Bài tập 16 (tr34-SGK)
Tính tổng 25xy2; 55xy2 và 75xy2.
(25 xy2) + (55 xy2) + (75 xy2) = 155 xy2
4. Củng cố:
Bài tập 17 - tr35 SGK (cả lớp làm bài, 1 học sinh trình bày trên bảng)
Thay x = 1; y = -1 vào biểu thức ta có:
(Học sinh làm theo cách khác)
Bài tập 18 - tr35 SGK
Giáo viên đưa bài tập lên máy chiếu và phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập.
Học sinh điền vào giấy trong: LÊ VĂN HƯU
5. Dặn dò:
Nắm vững thế nào là 2 đơn thức đồng dạng
Làm thành thạo phép cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
Làm các bài 19, 20, 21, 22 - tr12 SBT.
Tiết sau luyện tập
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 07/03/2013
Tuần : 27, tiết PPCT: 55
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh được củng cố về thu gọn đơn thức, đơn thức đồng dạng, tính gi trị biểu thức, tính tổng hiệu các đơn thức đồng dạng.
2. Kỹ năng: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng, tính giá trị biểu thức, thu gọn đơn thức.
3. Thái độ: Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi học tập.
II. Chuẩn bị:
Gv: Sgk, phấn màu, bảng phụ ghi trò chơi toán học, nội dung kiểm tra bài cũ.
Hs: Sgk.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ 
Đề bài
Đáp án
Biểu điểm
Hs1:
a) Thế nào là 2 đơn thức đồng dạng?
b) Các cặp đơn thức sau có đồng dạng hay không ? Vì sao.
Hs2:
a) Muốn cộng trừ các đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào ?
b) Tính tổng và hiệu các đơn thức sau:
=
=
Hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
a, b đồng dạng vì có cùng phần biến
c, d không đồng dạng.
Cộng trừ hệ số, giữ nguyên phần biến.
=3x2.
=xyz
5
5
5
5
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Cho làm bài 19/36 Sgk
HS: đứng tại chỗ đọc đầu bài.
GV: Muốn tính được giá trị của biểu thức tại x = 0,5; y = 1 ta làm như thế nào?
HS: Ta thay các giá trị x = 0,5; y = 1 vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
GV: yêu cầu học sinh tự làm bài.
HS: 1 học sinh lên bảng làm bài.
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Còn có cách tính nào nhanh hơn không.
- HS: đổi 0,5 = 
GV: Cho hs làm bài 20/36 Sgk
 - yêu cầu học sinh tìm hiểu bài và hoạt động theo nhóm.
HS: Các nhóm làm bài vào giấy.
 - Đại diện nhóm lên trình bày.
GV: Cho làm bài 22 / 36 Sgk
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
GV: Để tính tích các đơn thức ta làm như thế nào?
- HS: 
 + Nhân các hệ số với nhau
 + Nhân phần biến với nhau.
GV: Thế nào là bậc của đơn thức ?
HS: Là tổng số mũ của các biến.
GV: Giáo viên yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm ?
 - Lớp nhận xét.
GV: Cho làm bài 23 / 36 SGk
GV: Yêu cầu đọc nội dung bài tập.
H S: điền vào ô trống.
(Câu c học sinh có nhiều cách làm khác)
Bài tập 19 (tr36-SGK)
Tính giá trị biểu thức: 16x2y5-2x3y2 
. Thay x = 0,5; y = -1 vào biểu thức ta có:
. Thay x = ; y = -1 vào biểu thức ta có:
Bài tập 20 (tr36-SGK)
Viết 3 đơn thức đồng dạng với đơn thức 
-2x2y rồi tính tổng của cả 4 đơn thức đó.
Bài tập 22 (tr36-SGK)
Đơn thức có bậc 8
Đơn thức bậc 8
Bài tập 23 (tr36-SGK)
a) 3x2y + 2 x2y = 5 x2y
b) -5x2 - 2 x2 = -7 x2
c) 3x5 + - x5 + - x5 = x5
4. Củng cố:
Học sinh nhắc lại: thế nào là 2 đơn thức đồng dạng, qui tắc cộng trừ đơn thức đồng dạng.
5. Dặn dò:
Ôn lại các phép toán của đơn thức.
Làm các bài 19-23 (tr12, 13 SBT)
Đọc trước nghiên cứu kĩ bài đa thức.
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_5556_nam_hoc_2012_2013_pham_quang.doc