I. MỤC TIÊU:
Củng cố kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức thu gọn, đơn thức đồng dạng.
HS được rèn kĩ năng tính giá trị của một biểu thức đại số, tính tích các đơn thức, tính tổng và hiệu các đơn thức đồng dạng, tìm bậc của đơn thức.
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, nhanh.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: SGK, Bảng phụ ghi đề bài tập.
2. Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước.
III. TIẾN HÀNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Tuần : 26 Tiết : 55 Ngày so¹n: 07 / 03 / 2009 Ngµy dạy : 10 / 03 / 2009 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Củng cố kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức thu gọn, đơn thức đồng dạng. HS được rèn kĩ năng tính giá trị của một biểu thức đại số, tính tích các đơn thức, tính tổng và hiệu các đơn thức đồng dạng, tìm bậc của đơn thức. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, nhanh. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Giáo viên: - SGK, Bảng phụ ghi đề bài tập. 2. Học sinh: - Thực hiện hướng dẫn tiết trước. III. TIẾN HÀNH TIẾT DẠY : 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi 1: Thế nào là hai đơn thức đồng dạng? Các cặp đơn thức sau có đồng dạng không? Vì sao? a) x2y và - x2y; b) 2xy và xy; c) 5x và 5x2; d) -5x2yz và 3xy2z Hỏi 2: Muốn cộng, trừ các đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào? Tính tổng và hiệu các đơn thức sau: a) x2 + 5x2 + (-3x2) ; b) xyz - 5xyz - xyz 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức Bài 19 Sgk tr.36: - Hỏi: Muốn tính giá trị của một biểu thức khi biến nhận một giá trị ta làm thế nào ? - HS: Lên bảng làm . - HS+GV: Nhận xét. Bài 20 Sgk tr.36: - HS: Đọc đề. - Hỏi: Các đơn thức đồng dạng thì có đặc điểm gì chung? - HS: Đứng tại chỗ lấy ví dụ ba đơn thức đồng dạng với đơn thức: -2x2y - GV: Nhận xét. - HS: Lên bảng tính tổng bốn thức - HS+GV: Nhận xét. Bài 19 Sgk tr.36: Vì x = 0,5; y = -1 Nên 16 x2 y5 - 2 x3 y2 = 16.(0,5)2.(-1)5 - 2.(0,5)3.(-1)2 = 16 . 0,25.( -1) - 2 . 0,125 . 1 = - 4 - 0,25 = - 4,25 Vậy tại x = 0,5; y = -1 thì giá trị của biểu thức 16x2y5 - 2x3y2 là - 4,25 Bài 20 Sgk tr.36: Ba đơn thức đồng dạng với đơn thức: -2x2y là: 7x2y; -4 x2y; x2y; Tổng của bốn đơn thức là: (-2x2y) + 7x2y + (-4 x2y) + ( x2y) = = x2y Bài 22 Sgk tr.36: - Hỏi: Muốn tính tích các đơn thức ta làm thế nào ? - Hỏi: Thế nào là bậc của đơn thức ? - GV: Gọi 2HS lên bảng làm. - HS+GV: Nhận xét. Bài 22 Sgk tr.36: a) và =.(x4.x).(y4.y) = x5 . y3 ( Có bậc 8) b) và . = .(x2.x).(y.y4) = x3y5 (Đơn thức này có bậc 8) Bài tập 23 Sgk tr.36 + Bài 23 SBT tr. 13: - HS: Suy nghĩ làm vài phút. - HS: Được phép thảo luận với các bạn lân cận. - GV: Gọi lần lượt HS lên điền kết quả vào ô trống. Chú ý: câu c, e có thể có nhiều kết quả. Bài tập 23 Sgk tr.36 + Bài 23 SBT tr. 13 a) 3x2y + 2x2y = 5x2y b) -5x2 -2x2 = -7x2 c) 3x5 + -4x5 + 2x5 = x5 d) -8xy + 5xy = -3xy e) 4x2z + 2x2z - x2z = 5x2z HĐ2: Tổ chức “Trò chơi toán học” Tìm các nhóm đơn thức đồng dạng trong các đơn thức sau, rồi tính tổng của từng nhóm đồng dạng: -2x2yz; -2xy2z; -2xyz2; -2xy2z; -2xy2z; -2x2yz; -2xyz2; -2x2yz; -2xyz2; -2xy2z; -2x2yz; -2xyz2; -2xy2z; -2xy2z; -2xyz2; -2x2yz; -2xy2z; -2x2yz; -2xyz2; -2xyz2; -2xy2z; -2xy2z; -2x2yz; -2xyz2; -2x2yz; -2xyz2; -2x2yz; -2xyz2; - GV: Chia lớp thành bốn đội. - Mỗi đội làm trên bảng phụ, - Đội nào nhanh và đúng sẽ được điểm cao nhất. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại các bài đã giải. - BTVN: 21; 22 SBT tr.12 - Xem trước bài đa thức. V RÚT KINH NGHIỆM Ngày so¹n: 10 / 03 / 2009 Ngµy dạy : 12 / 03 / 2009 Tuần : 26 Tiết : 56 Bài 5: ĐA THỨC I. MỤC TIÊU: HS nhận biết được đa thức thông qua một số ví dụ cụ thể. Biết thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khả năng quuan sát. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Giáo viên: - Sgk, bài soạn . 2. Học sinh: - Thự hiện hướng dẫn tiết trước. IV. TIẾN HÀNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Thu gọn biểu thức: x2 + x2 - 2x2 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức HĐ1: Đa thức - GV: Giới thiệu hình vẽ và tính diện tích - Hỏi: Diện tích hình vẽ gồm tổng diện tích các hình nào ? - Hỏi: Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật ? diện tích D vuông ? - GV: Biểu thức trên gồm các đơn thức liên hệ với nhau bởi phép toán cộng. - Hỏi: Hãy cho các ví dụ về biểu thức như thế ? - GV: Giới thiệu đa thức. - Hỏi: Thế nào là một đa thức? ® Định nghĩa đa thức. - GV: Giới thiệu hạng tử - Hỏi: Chỉ rõ các hạng tử của các đa thức ở ví dụ trên ? - GV: Ta kí hiệu đa thức bằng: A, B, C ... - HS: Làm nhanh ? 1 - HS: Đọc chú ý Sgk tr.37 1. Đa thức : Ví dụ : Các biểu thức: a) x2 + y2 + xy b) 3x2 - y2 + xy - 7x c) x2y - 3xy + 3x2y - 3 + xy - x + 5 Định nghĩa đa thức: Sgk tr.37 Chú ý: Sgk tr.37 HĐ2: Thu gọn đơn thức - Hỏi: Trong đa thức: N = x2y - 3xy + 3x2y - 3 + xy - x + 5 có những hạng tử nào đồng dạng với nhau ? - Hỏi: Hãy thực hiện cộng các đơn thức đồng dạng? - Hỏi: Trong đa thức: 4x2y - 2xy -x + 2 còn hạng tử nào đồng dạng với nhau nữa không ? - GV: Đa thức 4x2y - 2xy - x + 2 là dạng thu gọn của đa thức N. - HS: Lên bảng làm ? 2. - HS+GV: Nhận xét. 2. Thu gọn đơn thức: Ví dụ: Xét đa thức N = x2y - 3xy + 3x2y - 3 + xy -x + 5 Ta có: N = (x2y+3x2y)+(-3xy+xy)-x+(-3+5) N = 4x2y - 2xy - x + 2. ? 2 Q = x2y + xy + x + HĐ3: Bậc của đa thức - GV: Xét M = x2y5 - xy4 + y6 + 1 - Hỏi: Em hãy cho biết đa thức M đã thu gọn chưa ? - Hỏi: Em hãy cho biết đa thức M có mấy hạng tử ? - Hỏi: Em hãy chỉ rõ các hạng tử của đa thức M và bậc của mỗi hạng tử đó ? - Hỏi: Hạng tử nào có bậc cao nhất ? - GV: Giới thiệu bậc của đa thức M là 7 - Hỏi: Vậy bậc của đa thức là gì ? - HS: Đọc phần chú ý trong Sgk tr.38 - HS: Làm ? 3 - Hỏi: Đa thức Q đã thu gọn chưa ? - HS: Lên bảng trình bày. - HS+GV: Nhận xét. 3. Bậc của đa thức: Cho đa thức: M = x2y5 - xy4 + y6 + 1 Hạng tử: x2y5 có bậc 7; -xy có bậc 5; y6 có bậc 6; 1 có bậc 0; Ta nói 7 là bậc của đa thức M. Định nghĩa: Sgk tr.37 Chú ý : Sgk tr.38 ? 3 Q = -3x5 -x3y -xy2 + 3x5 + 2. Q = (-3x5 + 3x5 ) -x3y -xy2 + 2 Q = -x3y -xy2 + 2 Đa thức Q có bậc là 4 HĐ4: Củng cố : Bài 24 Sgk tr.38: - GV: Hướng dẫn học sinh làm nhanh - HS: Đứng tại chỗ trả lời. - GV: Gọi HS nhận xét Bài 25 Sgk tr.38: - HS: Đọc đề bài. - Hỏi: Các đa thức đã thu gọn chưa ? - 2 HS: Lên bảng trình bày. - HS+GV: Nhận xét. Bài 24 Sgk tr.38: a) 5x + 8y b) (10.12)x + (15.10)y = 120x+150y Hai biểu thức trên đều là một đa thức Bài 25 Sgk tr.38: a) 3x2 - x + 1 + 2x - x2 = (3x2 - x2 ) + (- x + 2x) + 1 = 2x2 + x + 1. Đa thức này có bậc là 2 b) 3x2 + 7x3 - 3x3 + 6x3 - 3x2 = 10x3. = (3x2 - 3x2 ) +( 7x3 - 3x3 + 6x3 ) = 10x3 Đa thức này có bậc là 3 4. Hướng dẫn học ở nhà : - Nắm vững đa thức là gì? Biết viết một đa thức dưới dạng thu gọn. Biết tìm bậc của đa thức. - Bài tập về nhà 26; 27; 28 Sgk tr.38 và bài tập: 24; 25 Sbt tr.13 - Ôn lại các tính chất của phép cộng các số hữu tỉ. V RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: