Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 59: Luyện tập - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Sen

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 59: Luyện tập - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Sen

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS được củng cố kiến thức về đa thức, cộng trừ đa thức.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng tính tổng, hiệu các đa thức, tính giá trị của đa thức.

3. Phẩm chất: Có trách nhiệm với việc học, rèn luyện nếp học chủ động

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tính toán, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tính toán.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu và giải vấn đề

2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. GV: Bảng phụ ghi nội dung các bài tập, phấn màu, giáo án word, giáo án điện tử, phiếu học tập, bảng nhóm,.

2. HS: Sách giáo khoa, Ôn tập kiến thức về đa thức, cộng trừ đa thức.

 

docx 6 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 59: Luyện tập - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày soạn: 25 / 03/2022
Tiết 59
Ngày dạy: 28/ 03/2022 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: HS được củng cố kiến thức về đa thức, cộng trừ đa thức.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng tính tổng, hiệu các đa thức, tính giá trị của đa thức.
3. Phẩm chất: Có trách nhiệm với việc học, rèn luyện nếp học chủ động
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tính toán, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tính toán.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu và giải vấn đề
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 
1. GV: Bảng phụ ghi nội dung các bài tập, phấn màu, giáo án word, giáo án điện tử, phiếu học tập, bảng nhóm,.....
2. HS: Sách giáo khoa, Ôn tập kiến thức về đa thức, cộng trừ đa thức.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. Hoạt động khởi động: (7 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: HS giải quyết được bài tập về cộng, trừ đa thức.
c) Sản phẩm: HS giải được ô chữ.
d) Tổ chức thực hiện: 
 * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Thế nào là đa thức, bậc của đa thức, cách cộng trừ đa thức.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Đặt vấn đề: Hôm nay chúng ta tiếp tục thức hiện các dạng toán liên quan đến các nội dung trên trong tiết luyện tập hôm nay
B. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đa thức. Cộng, trừ đa thức. Thu gọn đa thức.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV giới thiệu nội dung cần tìm hiểu trong tiết học:
Tìm bậc của đa thức
Cộng, trừ đa thức
Tính giá trị của đa thức
Hoạt động 1. Tìm bậc của đa thức(8 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về bậc của đa thức .
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
GV: Đưa bài tập 1 lên màn hình.
HS: Cả lớp quan sát bài tập.
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
HS: Đọc đề bài toán.
GV: Yêu cầu HS định hướng cách giải.
HS: Đứng tại chỗ định hướng các giải.
GV: Yêu cầu cả lớp thảo luận cặp đôi(2 bạn thành 1 cặp): tìm bậc của 3 đa thức trong thời gian 2 phút
GV: Quan sát và trợ giúp học sinh. 
GV: Thu kết quả 5 cặp đôi nhanh nhất sẽ ghi điểm cộng.
- Mời 1 HS lên bảng trình bày.
HS: Nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. (bổ sung nếu thiếu, sai)
GV: Chốt lại.
GV chính xác hóa và nhắc lại kiến thức cần lưu ý: Khi tìm bậc của đa thức,ta cần thu gọn đa thức rồi tìm bậc của đa thức đó.
Dạng 1: thu gọn và Tìm bậc của đa thức
Bài tập 1: Hãy tìm bậc của mỗi đa thức sau:
A = x5-2x6+3x3-x5-1
B = x2y2-y2+5x2-3x2y+5
C=x3yz+4x2y3z2-x3yz-3x2y3-11
Giải:
A = x5-2x6+3x3-x5-1 
 = -2x6+3x3-1
 Đa thức A có bậc là 6
B= x2y2-y2+5x2-3x2y+5
Đa thức B có bậc là 4
C=x3yz+4x2y3z2-x3yz-3x2y3-11
= 4x2y3z2-3x2y3-11
Đa thức C có bậc là 7
Hoạt động 2. Cộng trừ đa thức (15 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đa thức: cộng, trừ đa thức. 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
GV: Đưa bài tập 35 lên màn hình.
GV: Gọi HS nêu hướng giải.
HS: Định hướng cách giải
GV: Yêu cầu lớp hoạt động theo nhóm:
Giao nhiệm vụ cho các nhóm: cộng trừ các đa thức.
Nhóm 1,3: câu a
Nhóm 2,4: Câu b
- Thời gian hoàn thành bài tập 3 phút 
GV: Hết thời gian đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS: Nhận xét bài 
GV nhận xét, đánh giá. 
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các bước cộng trừ đa thức.
HS: Trả lời.
GV lưu ý HS: Trước khi cộng hoặc trừ đa thức nên để những đa thức trong ngoặc, sau đó mới bỏ ngoặc để tránh nhầm lẫn.
Dạng 2: cộng trừ đa thức
Bài tập 35: Cho hai đa thức:
M= x2 – 2xy + y2
N= y2 + 2xy + x2 + 1
a. Tính M +N
b. Tính M – N
Giải:
a) M + N = (x2 – 2xy + y2)+ (y2 + 2xy + x2 + 1)
= x2 – 2xy + y2 + y2 + 2xy + x2 + 1
= (x2+ x2) + (y2 + y2) + (– 2xy+ 2xy) + 1
= 2x2 + 2y2 + 0 + 1
= 2x2 + 2y2 +1.
Vậy M + N = 2x2 + 2y2 +1.
b) M – N = (x2 – 2xy + y2)– (y2 +2xy +x2 + 1)
= x2 – 2xy + y2 – y2 – 2xy – x2 – 1
= (x2– x2) + (y2 – y2) + (– 2xy – 2xy) – 1
= 0 + 0 – 4xy – 1
= – 4xy – 1.
Vậy M – N = – 4xy – 1.
Hoạt động 3: Dạng 3: Tính giá trị của đa thức(10 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đa thức: tính giá trị của đa thức.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS giải được bài tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
GV: Đưa bài tập 36 lên màn hình.
GV: Để tính giá trị của mỗi đa thức ta làm như thế nào?
HS: Trả lời.
- Giáo viên yêu cầu lớp hoạt động theo nhóm:
Nhóm 1,3: Tính giá trị của đa thức A
Nhóm 2,4: Tính giá trị của đa thức B
- Học sinh thực hiện trong thời gian 3 phút
- Đại diện 2 nhóm trình bày 2 nhóm còn lại nhận xét.
- GV: Quan sát và trợ giúp nếu cần.
HS: Nhận xét bài.
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức: Trước khi tinh giá trị của đa thức nên thu gọn đa thức rồi mới thay giá trị của biến vào đa thức
Dạng 3: Tính giá trị của đa thức
Bài tập 36: Tính giá trị của mỗi đa thức:
A= x2+2xy-3x3+2y3+3x3-y3, 
tại x = 5 và y = 4
B= xy-x2y2+x4y4-x6y6+x8y8 , 
tại x = -1 và y = -1
Giải:
* Ta có: 
A= x2+2xy-3x3+2y3+3x3-y3  =x2+(-3x3+3x3)+(2y3-y3) +2xy 
= x2 + 0x3 + y3 + 2xy = x2 + y3 + 2xy 
Thay x = 5 và y = 4 vào đa thức A ta có:
A= x2 + y3 + 2xy= 52+ 43+2.5.4 =25+64+40 = 129 
Vậy A=129, tại x =5 và y = 4.. 
* Ta có: 
B = xy-x2y2+x4y4-x6y6+x8y8 
= xy-(xy)2+(xy)4-(xy)6+(xy)8
Với x = -1; y = - 1 thì 
x.y = (-1).(-1) = 1. 
Thay x.y = 1 vào đa thức B ta được:
B = xy-(xy)2+(xy)4-(xy)6+(xy)8
 =1- 12+14-16+18=1
Vậy B=1 tại x = -1 và y = -1.
C. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng(5 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức cơ bản về đa thức và cộng trừ đa thức, HS được hướng dẫn cụ thể nội dung chuẩn bị bài
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d) Tổ chức thực hiện: 
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học
HS: Phát biểu các tính chất và quy tắc 
GV: Củng cố bằng sơ đồ tư duy.
Bài tập vận dụng: Cho các đa thức:
A= 4x2-5xy+3y2
B= 3x2+2xy+y2
C= x2+3xy+2y2
Tính giá trị của A+B+C  tại x = 1 và y = -1 
GV: Yêu cầu cả lớp thực hiện bài toán này và thu vài em nhanh và đúng nhất ghi điểm 10.
Hướng dẫn: 
Ta có: A+ B+ C = (4x2 – 5xy+3y2) + (3x2 +2xy+y2) + (x2 + 3xy+2y2)
	 = 4x2 – 5xy+3y2 + 3x2 +2xy+y2 + x2 + 3xy+2y2 = 8x2+6y2
Thay x = 1; y = - 1 vào đa thức A+B+C ta được: 8x2+6y2= 8.12+ 6.(-1)2=14
Vậy giá trị của đa thức A+B+C, tại x = 1 và y = -1 là 14.
Nếu còn thời gian thì yêu cầu HS lên bảng giải. Hết thời gian chuyển thành bài tập về nhà.
* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm vững: Cách tìm bậc đa thức, cộng, trừ hai đa thức, tính giá trị của đa thức.
- Xem lại các bài tập đã sửa.
- Giải bài tập 37/ trang 41 sgk và bài tập 30, 32, 32 sách bài tập.
- Đọc trước bài: §5. Đa thức một biến
V. RÚT KINH NGHIỆM:
–{—

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_59_luyen_tap_nam_hoc_2021_2022_le.docx