Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 32

Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 32

I. MỤC TIÊU

- Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức.

- Rèn kĩ năng viết đơn thức, đa thức có bậc xác định, có biến và hệ số theo yêu cầu của đề bài. Tính giá trị của biểu thức đại số, thu gọn đơn thức, nhân đơn thức.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

GV : Bảng phụ ghi đề bài, thước kẻ, phấn màu. Phiếu học tập của HS.

HS : Làm câu hỏi và bài tập ôn tập GV yêu cầu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Phương pháp sử dụng:

- Phương pháp luyện tập và thực hành.

- Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ.

3. Nội dung bài dạy:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 – Tiết 65	Ngày dạy: 13/4/2009
ÔN TẬP CHƯƠNG IV (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức.
- Rèn kĩ năng viết đơn thức, đa thức có bậc xác định, có biến và hệ số theo yêu cầu của đề bài. Tính giá trị của biểu thức đại số, thu gọn đơn thức, nhân đơn thức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV : Bảng phụ ghi đề bài, thước kẻ, phấn màu. Phiếu học tập của HS.
HS : Làm câu hỏi và bài tập ôn tập GV yêu cầu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp luyện tập và thực hành.
- Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ.
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA (8 phút)
GV: Nêu câu hỏi và gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
- Đơn thức là gì?
- Đa thức là gì?
– Thế nào là hai đơn thức đồng dạng?
Chữa bài tập 63 (a,b) tr. 50 SGK
Cho đa thức:
 M(x) = 5x3+2x4–x2+3x2–x3–x4+1–4x3
a) Sắp xếp các hạng tử của đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến.
Hỏi thêm: Trước khi sắp xếp các hạng tử của đa thức ta cần làm gì.
b) Tính M(1) và M(–1)
GV: Gọi Hs nhận xét và GV cho điểm HS.
HS: lên bảng trả lời các câu hỏi của GV.
- HS lần lượt phát biểu định nghĩa đơn thức và đa thức.
- Phát biểu định nghĩa đơn thức đồng dạng như sgk.
a) M(x) = (2x4 –x4) + (5x3 –x3 –4x3) + (–x2 + 3x2) +1
M(x) = x4 + 2x2 +1
HS: Trả lời câu hỏi của GV.
Trước khi sắp xếp các hạng tử của đa thức ta cần thu gọn đa thức.
b) M(1)=14+2.12+1 = 4
 M(–1)=(–1)2+2.(–1)2+1 = 4
HS: Nhận xét.
Hoạt động 2: ÔN TẬP – LUYỆN TẬP (35 phút)
Bài 56 tr.17 SBT
Cho đa thức:
f(x) = –15x3 + 5x4 – 4x2 + 8x2 – 9x3 – x4 + 15 – 7x3
a) Thu gọn đa thức trên:
b) Tính f(1) ; f(–1)
GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, sau đó cho HS cả lớp làm bào tập vào vở bài tập và gọi hai HS lên bảng lần lượt làm câu a và b.
GV yêu cầu HS nhắc lại:
– Lũy thừa bậc chẵn của số âm
– Lũy thừa bậc lẻ của số âm
GV: Gọi HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên bảng trình bày.
GV: Gọi Hs nhận xét lần lượt các nội dung mà các nhóm vừa làm.
Bài 62 tr.50 SGK
( Đưa đề bài lên bảng phụ )
Cho hai đa thức:
P(x) = x5 – 3x2 + 7x4 – 9x3 + x2 – x 
Q(x) = 5x4 – x5 + x2 – 2x3 + 3x2 – 
a) Sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức theo lũy thừa giảm dần của biến. (GV lưu ý HS vừa rút gọn, vừa sắp xếp đa thức)
b) Tính P(x) + Q(x) và P(x) – Q(x) (nên yêu cầu HS cộng trừ hai đa thức theo cột dọc)
c) Chứng tỏ rằng x =0 là nghiệm của đa thức P(x) nhưng không phải là nghiệm của đa thức Q(x)
GV: Khi nào thì x = a được gọi là nghiệp của đa thức P(x)?
– Tại sao x=0 là nghiệm của đa thức P(x)?
– Tại sao x=0 không phải là nghiệm của đa thức Q(x)?
GV: Gọi HS nhận xét.
HS: thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên bảng trình bày.
a) f(x) = (5x4 – x4) + (–15x3 – 9x3– 7x3) + (–4x2 + 8x2 ) + 15
f(x) = 4x4 + (–31x3 ) + 4x2 + 15 
 = 4x4 – 31x3 + 4x2 + 15
b) f(1) = 4.14 – 31.13 + 4.12 + 15
 = 4 – 31 + 4 + 15 = –8
f(–1) = 4.(–1)4 – 31.(–1)3 + 4.(–1)2 + 15
 = 4 + 31 + 4 + 15 = 54
HS: Nhấc lại các nội dung kiến thức đã học theo yêu cầu của GV.
HS: Nhận xét.
HS: Thảo luận nhóm và gọi đại diện lên bảng thực hiện.
P(x) = x5 – 3x2 + 7x4 – 9x3 + x2 – x 
 = x5 + 7x4 – 9x3– 2x2 – x
Q(x) = 5x4 – x5 + x2 – 2x3 + 3x2 – 
 = – x5 + 5x4 – 2x3 + 4x2 – 
 P(x) = x5 + 7x4 – 9x3– 2x2 – x
 Q(x)= – x5 + 5x4 – 2x3 + 4x2 – 
P(x) + Q(x) = 12x4 – 11x3+2x2– x–
 P(x) = x5 + 7x4 – 9x3– 2x2 – x
 Q(x)= – x5 + 5x4 – 2x3 + 4x2 – 
P(x)– Q(x) =2x5 + 2x4–7x3– 6x2 –x–
HS: x = a được gọi là nghiệm của đa thức P(x) nếu tại x = a đa thức P(x) có giá trị bằng 0 (hay P(a) = 0)
HS: vì 
 P(0) = 05 + 7.04 – 9.03– 2.02 – 0 = 0
 x = 0 là nghiệm của đa thức.
HS: vì
Q(0)= – 05 + 5.04 – 2.03 + 4.02 – =– (0)
 x = 0 không phải là nghiệm của Q(x).
HS: Nhận xét.
Hoạt động 3: HUỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)
Ôn tập các câu hỏi lý thuyết, các kiến thức cơ bản của chương, các dạng bài tập.
Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Bài tập về nhà số 55, 57 tr.17 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32.doc