Giáo án Đại số Lớp 7 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022 - Lê Đình Hoài

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022 - Lê Đình Hoài

1. Mô tả chủ đề

a. Tình huống thực tiễn:

 Trong một buổi bán hàng, người bán cần bán các loại hàng hoá với cân nặng khác nhau.

Em hãy tìm ra công thức của chiếc cân lò xo để có thể biết được chênh lệch về sự biến dạng của lò xo trong cân sẽ liên quan gì đến cân nặng của các loại hàng hoá.

b. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học

c. Các bài học (môn học chính) có liên quan: Toán 7

d. Kiến thức nền có liên quan của môn chính:

- Đại lượng tỉ lệ thuận:

+ Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = k.x (k ≠ 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.

+ Nếu đại lượng x tăng thì đại lượng y tăng theo hệ số tỉ lệ k.

VD: Khi lò xo càng nén lại thì trọng lượng của vật được cân càng lớn

- Hàm số: Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x với x gọi là biến số

 

docx 6 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022 - Lê Đình Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	Ngày dạy: /01/2022
	Lớp dạy: 7
Tiết: 21, 22
CHỦ ĐỀ STEM: CÂN LÒ XO
1. Mô tả chủ đề
a. Tình huống thực tiễn: 
 Trong một buổi bán hàng, người bán cần bán các loại hàng hoá với cân nặng khác nhau.
Em hãy tìm ra công thức của chiếc cân lò xo để có thể biết được chênh lệch về sự biến dạng của lò xo trong cân sẽ liên quan gì đến cân nặng của các loại hàng hoá.
b. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học
c. Các bài học (môn học chính) có liên quan: Toán 7
d. Kiến thức nền có liên quan của môn chính:
- Đại lượng tỉ lệ thuận: 
+ Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = k.x (k ≠ 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.
+ Nếu đại lượng x tăng thì đại lượng y tăng theo hệ số tỉ lệ k.
VD: Khi lò xo càng nén lại thì trọng lượng của vật được cân càng lớn
- Hàm số: Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x với x gọi là biến số
e. Kiến thức liên môn 
- Môn Lý: Trọng lực, sự biến dạng,
2. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Biết được tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận
- Biết khái niệm hàm số và biết cách cho hàm số bằng bảng và bằng công thức
- Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số (đối số)
b. Phẩm chất: 
Trách nhiệm: Có trách nhiệm về phần việc cá nhân trong hoạt động nhóm, cặp đôi.
Nhân ái: Có sự tôn trọng về các nét văn hoá và truyền thống của các dân tộc của Việt Nam
d. Phát triển năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực học tập; vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng, nhận biết
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống đã cho; lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động, đánh giá được kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
Năng lực đặc thù bộ môn:
a. Năng lực mô hình hoá: Sử dụng được các mô hình toán học để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp.
b. Năng lực tư duy và lập luận: Thực hiện được việc lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề.
c. Năng lực giao tiếp toán học: Thực hiện được việc trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác.
3. Thiết bị, vật liệu:
* GV: Máy tính, máy chiếu
*Mỗi nhóm HS (Gợi ý): Một chiếc cân lò xo Newton (đơn vị N), các vật tượng trung cho hàng hoá, bảng ghi các giá trị tương ứng với mỗi loại hàng hoá
4.Tiến trình dạy học
Hoạt động 1. Xác định nhiệm vụ
a. Mục tiêu: 
- Nêu được nguyên lý hoạt động của cân lò xo
- Lập được một hàm số dựa vào 4 đối tượng: Độ biến dạng ∆l của lò xo, gia tốc không đổi g = 10 m/s2, độ cứng của lò xo k = 30N/m, cân nặng m của vật.
b. Nội dung
- Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của chiếc cân lò xo dựa vào kiến thức đã học về đại lượng tỉ lệ thuận.
- Lập công thức liên hệ giữa độ giãn của lò xo với cân nặng của vật.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
- Hiểu được nguyên lý hoạt động và cách sử dụng cân lò xo cho việc cân các vật dụng, hàng hoá.
- Lập được công thức tính cân nặng của một vật dựa vào các đối tượng cho trước:
m=kg⋅Δl=3Δl
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
1, Xác định yêu cầu: 
Lập được công thức tính khối lượng của một vật dựa vào độ biến dạng của lò xo trong quá trình cân các vật.
2, Xây dựng ý tưởng: GV chia lớp học thành 04 nhóm
+ Mỗi nhóm sẽ suy nghĩ cách thức , xây dựng ý tưởng trong 10 phút.
+ GV thu kết quả sản phẩm của mỗi nhóm.
3, Thực hiện:
+ GV cho HS thực hiện sản phẩm tại lớp.
5, Chia sẻ giải pháp. 
+ GV cho 01 HS đại diện của các nhóm hoàn thành được sản phẩm lên chia sẻ giải pháp của nhóm đó (Về khâu thực hiện, sử dụng kiến thức nền).
+ Từ các giải pháp của HS thì GV cho HS hình thành các kiến thức trong chủ đề: 
- Hai đại lượng nào là tỉ lệ thuận với nhau?
- Từ bảng kết quả, hãy nêu khái niệm về hàm số.
e. Đánh giá:
- HS tự đánh giá theo nhóm, các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau.
- GV đánh giá sự tiến bộ của HS và nhóm căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập.
4.2 Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
a. Mục tiêu:
- HS hình thành kiến thức về hàm số
b. Nội dung: 
* Tìm hiểu kiến thức nền liên quan:
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x với x gọi là biến số 
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
- HS xác định và ghi được thông tin, kiến thức về hàm số.
- Các câu trả lời chi tiết của HS cho các câu hỏi của GV
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
- GV đưa ra câu hỏi và gợi ý để HS thảo luận nhằm tìm ra công thức đúng cho bài thực hành.
Câu hỏi:
+ Trong các đại lượng đã nêu, những đại lượng nào không đổi, những đại lượng nào cần phải đo đạt?
+ Hai đại lượng cần đo đạt có liên hệ gì với nhau?
+ Gợi ý công thức tính độ cứng của lò xo k=FΔl; công thức tính F = m.g
e. Đánh giá:
- HS tự đánh giá theo nhóm, các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau.
- GV đánh giá sự tiến bộ của HS và nhóm căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập.
RÚT KINH NGHIỆM:
- Trong quá trình HS thực hiện sản phẩm, GV có thể đưa ra một số tư vấn đề HS hoàn thiện được sản phẩm của mình.
- Khuyến khích sự trao đổi qua lại giữa các nhóm nhằm thể hiện tốt hơn sản phẩm của nhóm mình.
Tuần 12	Ngày dạy: /01/2022
	Lớp dạy: 7
Tiết: 23
MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được mặt phẳng tọa độ là mặt phẳng chứa hệ trục tọa độ. Hiểu khái niệm tọa độ của một điểm.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực học tập; vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng, nhận biết
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống đã cho; lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động, đánh giá được kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
Năng lực đặc thù bộ môn:
a. Năng lực mô hình hoá: Sử dụng được các mô hình toán học để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp.
b. Năng lực tư duy và lập luận: Thực hiện được việc lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề.
c. Năng lực giao tiếp toán học: Thực hiện được việc trình
bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác.
3. Phẩm chất: 
Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện bài tập.
Trách nhiệm: Có trách nhiệm về phần việc cá nhân trong hoạt động nhóm, cặp đôi.
Yêu nước: Thông qua việc tìm được vị trí của Việt Nam qua kinh tuyến và vĩ tuyến, có thêm sự hiểu biết về vị trí địa lí và tình yêu đất nước hình chữ S của dân tộc ta. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên: Thước kẻ, SGK , bảng phụ ghi ví dụ 1, bài tập 24 sgk
2. Học sinh: Thước kẻ, ôn tập về khái niệm đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Đặt vấn đề(cá nhân)
Nội dung
Sản phẩm
- Mục tiêu: HS biết tọa độ địa lí của một điểm gồm kinh độ và vĩ độ; Kí hiệu về vị trí chỗ ngồi trong rạp xem phim; Xác định vị trí một điểm
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Tọa độ địa lí của mũi Cà Mau; vị trí trong rạp chiếu phim; Vị trí một điểm trên mặt phẳng
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
HS đọc và tìm hiểu ví dụ SGK, trả lời câu hỏi:
 ?: Ở ví dụ 1 tọa độ một địa điểm trên bản đồ được xác định như thế nào?
?: Ở ví dụ thứ 2: Dòng chữ H1 có nghĩa là gì?
?: Vấn đề đặt ra cho bài học hôm nay là gì ?
* GV đánh giá nhận xét câu trả lời của hs
* GV chốt: Trong toán học để xác định vị trí của mỗi điểm trên mặt phẳng người ta dùng một cặp gồm hai số
Ví dụ 1:Tọa độ địa lí của mũi Cà Mau là: 
	104040’Đ
 80 30’B
Ví dụ 2: sgk
-Trong toán học để xác định vị trí của mỗi điểm trên mặt phẳng người ta dùng một cặp gồm hai số. Làm thế nào để có hai số đó ? 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Mặt phẳng toạ độ (cá nhân kết hợp với cặp đôi) 
Nội dung
Sản phẩm
Mục tiêu: HS vẽ được hệ trục tọa độ và nêu đặc điểm của hệ trục tọa độ; Nắm được khái niệm MPTĐ.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Vẽ hệ trục tọa độ Oxy. Các trục Ox và Oy gọi là các trục tọa độ, Ox là trục hoành, Oy là trục tung. O gọi là gốc tọa độ
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV: Vẽ hệ trục tọa độ và giới thiệu đó là hệ trục tọa độ
- HS quan sát hình vẽ, tìm hiểu SGK trả lời các câu hỏi:
+ Hệ trục tọa độ Oxy vẽ như thế nào ? Đặc điểm của hệ trục tọa độ ?
+ Mặt phẳng tọa độ là gì ? 
* GV đánh giá nhận xét câu trả lời của HS
* GV chốt: Oxy là hệ trục tọa độ. Các trục Ox và Oy gọi là các trục tọa độ, Ox là trục hoành, Oy là trục tung
O gọi là gốc tọa độ
- Oxy là hệ trục tọa độ. Các trục Ox và Oy gọi là các trục tọa độ, Ox là trục hoành, Oy là trục tung
- O gọi là gốc tọa độ
Hoạt động 3: Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ
Nội dung
Sản phẩm
- Mục tiêu: HS biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng; Biết biểu diễn một điểm lên mặt phẳng tọa độ
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Biểu diễn được M(x0 ;y0) lên mặt phẳng; Xác định được x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M; Tìm được tọa độ của điểm O
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV vẽ điểm P trên mặt phẳng tọa độ, giới thiệu tọa độ của điểm P.
HS quan sát hình vẽ trả lời:
+ Đường thẳng qua P vuông góc với trục hoành, trục tung tại điểm nào? 
+ Tọa độ của một điểm được xác định như thế nào ?
+ Nếu có cặp số (-1; 2) ta xác định điểm P như thế nào?
+ Làm ?1 SGK
+ Tìm tọa độ của gốc O
* GV đánh giá nhận xét câu trả lời của HS
* GV chốt kiến thức và giới thiệu trường hợp tổng quát
 (Vẽ P như Hình vẽ trên)
- Cặp số(-1; 2) là toạ độ của điểm P. Kí hiệu là P(-1; 2), -1 là hoành độ, 2 là tung độ của điểm P.
Trên mặt phẳng tọa độ 
+ Mỗi điểm M xác định một cặp số( x0 ;y0). Ngược lại, mỗi cặp số ( x0 ;y0) xác định một điểm M. 
+ Cặp số ( x0 ;y0) gọi là tọa độ của điểm M, x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M
+ Kí hiệu M( x0 ;y0) là điểm M có tọa độ (x0 ;y0)
?2 Tọa độ của gốc O là: O(0; 0)
C. LUYỆN TẬP 
Hoạt động 4: Bài tập (cá nhân)
Nội dung
Sản phẩm
- Mục tiêu: xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng; Biết biểu diễn một điểm lên mặt phẳng tọa độ
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi
- Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
- Sản phẩm: Viết tọa độ điểm, biểu diễn điểm trên mặt phẳng tọa độ
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
1) Làm bài 32sgk
2) Vẽ hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm A(3; -1); B(-4; -2) 
2 HS lên bảng thực hiện
Bài 32sgk
M(-3, 2) ; N(2, -3) ; P(0, -2) ; Q(-2,0)
BT: Vẽ hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm P(-1, 2) ; M(2, -1) ; N(0, -2) ; Q(-2,0)
D. VẬN DỤNG 
- Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán nhằm mục đích phát triển năng lực tự học, sáng tạo , tự học , tự giác, tích cực 
Nắm vững k/n và qui định về mặt phẳng toạ độ. Làm bài 33, 34, 35 SGK 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_7_tuan_12_nam_hoc_2021_2022_le_dinh_hoai.docx