Giáo án Đại số lớp 7 tuần 28

Giáo án Đại số lớp 7 tuần 28

Lớp giảng: 7E

Tuần 28

TIẾT 57. §.6CO„NG, TRỪ ĐA THỨC

I.MỤC TIÊU: Học xong bài này hs cần đạt:

1.KIến Thức: HS biết cộng trừ đa thức.

2.Kĩ Năng: Rèn luyện kỹ năng bỏ dấu ngoặc đahng trước có dấu ƒ+” hoặc dấu “-“, thu gọn đa thức,chuyển vế đa thức.

3.Thái Độ: Nghiêm túc trong học tập,cẩn thận trong quá trình cộng ,trừ đa thức,hợp tác với bạn.

II.CHUẨN BỊ CỦA GV VAÐ HS :

GV: Bảng phụ ghi bài tập,ghi ?1 đến ?2 (sgk), phấn màu,thước thẳng.

HS: Ôn lại qui tắc dấu ngoăc, các tính các của phép cộng.Làm trước các ?1,?2 (sgk),thước kẻ.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 7 tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày so`ïn: 11-3-2009
Ngày giảng: 16-3-2009
Lớp giảng: 7E
Tuần 28
TIẾT 57. §.6CO„NG, TRỪ ĐA THỨC
I.MỤC TIÊU: Học xong bài này hs cần đạt:
1.KIến Thức: HS biết cộng trừ đa thức.
2.Kĩ Năng: Rèn luyện kỹ năng bỏ dấu ngoặc đahng trước có dấu ƒ+” hoặc dấu “-“, thu gọn đa thức,chuyển vế đa thức.
3.Thái Độ: Nghiêm túc trong học tập,cẩn thận trong quá trình cộng ,trừ đa thức,hợp tác với bạn.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VAÐ HS :
GV: Bảng phụ ghi bài tập,ghi ?1 đến ?2 (sgk), phấn màu,thước thẳng.
HS: Ôn lại qui tắc dấu ngoăïc, các tính các của phép cộng.Làm trước các ?1,?2 (sgk),thước kẻ.
III.PP NÊU,GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ,LÀM VIỆC NHÓM.
IV.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1.Kiểm Tra ( 10’)
GV: Thế nào là đa thức? Cho ví vụ? Chữa Bài tập 27 tr.38 SGK. Thế nào là dạng thu gọn của đa thức? Bậc của đa thức là gì? Chữa bài tập 28 tr.13 SBT.
 GV ĐVĐ: Đa thức: x5 + 2x4 – 3x2 – x4 + 1 – x đã viết thành tổng của hai đa thức:x5 + 2x4 – 3x2 –x4 và 1 – x
và hiệu của hai đa thức :x5 + 2x4 – 3x2 và x4 - 1 + x.
Vậy ngược lại, muốn cộng, trừ da thức ta làm như thế nào? Đó là nội dung bài hôm nay.
2.Bài Mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: 1.CỘNG HAI ĐA THỨC (10’)
GV: Tổ chức cho hs đọc và nghiên cứu VD ( sgk).
GV: Để cộng hai đa thức trên,ta có thể làm như thế nào ?
GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu cách làm bài của SGK.
GV: Em nào thực hiện được ?
GV: Em hãy giải thích các bước làm của mình ?
GV:Giới thiệu: Ta nói đa thức: x2y+ 10x + xyz –3. 
 là tổng của hai đa thức M, N.
GV: Đưa nội dung BT 30 ( shk) lên bảng phụ,yêu cầu cả lớp thực hiện.
Cho P = x2y + x3 – xy2 + 3 và Q = x3 + xy2 – xy – 6
Tính tổng P + Q ?
GV:Viết hai đa thức rồi tính tổng của chúng ?
GV: Cho hs hoạt động nhóm
GV: Ta đã cộng hai đa thức, còn trừ hai đa thức làm thế nào? chúng ta sang phần hai
HS cả lớp tự đọc tr.39 SGK.
Một HS lên bảng trình bày:
Ví vụ:Cho hai đa thức:
M = 5x2y + 5x – 3 ; N = xyz – 4x2y + 5x -.
TínhM + N = (5x2y + 5x – 3) + (xyz – 4x2y + 5x -).
= 5x2y + 5x – 3 + xyz – 4x2y + 5x -( bỏ dấu ngoặc)
= (5x2y– 4x2y)+(5x+5x)+ xyz + (– 3 -) ( T / c giao hoán và kết hợp ).
= x2y+ 10x + xyz –3. ( cộng,trừ các đơn thưc đd)
HS giải thích các bước làm: .........
BT 30 ( shk): Tính tổng của hai đa thức:P + Q.
Kết quả P + Q = 2x3 + x2y – xy –3
Hai HS lên bảng trình bày bài làm của mình.
HS lớp nhận xét.
Hoạt động 2: 2.TRỪ HAI ĐA THỨC (13’)
GV: Viết lên bảng:Cho hai đa thức: P = 5x2y – 4xy2 + 5x – 3 Và Q 
= xyz – 4x2y + xy2 + 5x - 
Để trừ hai đa thức P và Q ta viết như sau:
P-Q = (5x2y–4xy2+5x –3) -(xyz –4x2y + xy2 + 5x - )
GV: Theo em, ta làm tiếp thế nào để được P – Q?
GV: Hãy giải thích cách làm của mình ?
GV:Lưu ý:Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “-” phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc.
GV giới thiệu 9x2y – 5xy2 – xyz -2Là hiệu của hai đa thức P và Q.
GV: Tổ chức cho hs đọc và nghiên cứu BT 31 (sgk)
Tính M + N; M – N; N – M
Nhận xét gì về kết quả M – N và N  M?
GV cho HS hoạt động theo nhóm để giải bài toán trên.
Nhóm 1,2: Tính M +N
Nhóm 3,4: Tính M – N
Nhóm 5,6: Tính N - M
GV: Kiểm tra bài làm của vài nhóm.
GV: Có nhận xét gì về kết quả của M - N và N – M? 
GV : Viết hai đã thức rồi tính hiệu của chúng ?
Gọi hai HS lên viết kết quả của mình trên bảng.
HS: Em bỏ ngoặc rồi thu gọn đa thức.
HS lên bảng làm bài:
P–Q = (5x2y – 4xy2 + 5 – 3) -(xyz–4x2y+xy2 +5x - )
= 5x2y – 4xy2 + 5x – 3 - xyz + 4x2y - xy2 - 5x + 
= 9x2y – 5xy2 – xyz -2
Bài 31 tr.40 SGK: Cho hai đa thức:
M = 3xyz – 3x2 + 5xy – 1;N = 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y
HS hoạt động theo nhóm,kết quả của nhóm:
* M + N = 
(3xyz – 3x2 + 5xy – 1 )+ (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y)
= 4xyz + 2x2 – y +2.
* M - N = 
(3xyz – 3x2 + 5xy – 1) - (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y)
= 2xyz + 10xy – 8x2 + y - 4
* N - M = 
(5x2 + xyz – 5xy + 3 – y) - (3xyz – 3x2 + 5xy – 1)
 = 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y - 3xyz + 3x2 - 5xy + 1
 = -2xyz – 10xy + 8x2 – y + 4
* Nhận xét: 
M – N và N – M là hai đa thức đối nhau.
Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
HS lớp nhận xét
Hai HS lên bảng làm bài.
Hoạt động3: Củng Cố ( 10’)
GV cho HS làm bài 29 tr.40 SGK: Tính: a) (x + y) + (x – y) ; b) (x + y) – (x – y)
Nhóm 1: Làm câu a.Kết quả: 2x
Nhóm 2: Làm câu b. Kết quả: 2y
GV cho HS làm bài 32 tr.40 SGK câu a: Tìm đa thức P ,biết: P + (x2 – 2y2) = x2 – y2 + 3y2 – 1.
Kết quả: P = 4y2 –1. 
GV: Bài toán trên còn có cách nào tính không?
GV cho HS nhận xét hai cách giải.
Lưu ý: Nên viết đa thức dưới dạng thu gọn rồi mới thực hiện phép tính.
V.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 2’)
Xem và làm lại các dạng bài tập đã làm trên lớp. Chú ý: Khi bỏ dấu hoặc, đằng trước có dấu “-“ phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc.Ôn lại qui tắc cộng trừ số hữu tỉ.
 Bài tập 32 (b), bài 33 tr.40 SGK.Bài 29, 30 tr.13 14 SBT.
Ngày soạn: 15-3-2009
Ngày giảng: 17-3-2009
Lớp giảng: 7E
Tuần 28
TIẾT 58. §.LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Học xong tiết này hs cần đạt:
1.KIến Thức: HS được củng cố kiến thức về đa thức :cộng ,trừ đa thức.
2.Kĩ Năng: Rèn luyện kỹ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+” hoặc dấu “-“, thu gọn đa thức,chuyển vế đa thức. HS được rèn luyện kỹ năng tính tổng, hiêïu các đa thức, tính giá trị đa thức.
3.Thái Độ: Nghiêm túc trong học tập,cẩn thận trong quá trình cộng ,trừ đa thức,hợp tác với bạn.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV: Bảng phụ ghi bài tập (sgk), phấn màu,thước thẳng.
HS: Ôn lại qui tắc dấu ngoăïc, các tính các của phép cộng.Làm trước các bài tập đã giao tiết trước,thước kẻ.
III.PP NÊU,GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ,LÀM VIỆC NHÓM.
IV.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1.Kiểm tra ( 10’)
GV:Chữa BT 33(SGK): Tính tổng của hai đa thức: a) M = x2y + 0,5y3 – 7,5x3y2 + x3 ;N = 3xy3 – x2y + 5,5 x3y2
Kết quả: M + N =(x2y + 0,5y3 – 7,5x3y2 + x3) + (3xy3 – x2y + 5,5x3y2) = 3,5xy3 – 2x3y2 + x3
b) P = x5 + xy + 0,3y2 – x2y3 – 2 ; Q = x2y3 + 5 –1,3 y2
Kết quả: P + Q = (x5 + xy + 0,3y2 – x2y3 – 2) + (x2y3 + 5 –1,3 y2) = x5 + xy + y2 + 3
GV nhận xét, cho điểm HS.
2.Bài Mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: LUYỆN TẬP ( 34’)
GV: Đưa nội dung bài tập 35 tr.40 SGK lên bảng phụ
GV: Tổ chức cho hs làm bài tại lớp ít phút,gọi đại diện 2 hs lên bảng trình bày.
GV: Qua bài tập trên ta cần lưu ý điều gì ? 
GV: Tổ chức cho hs lớp nêu nhận xét bài làm của bạn.
GV: Đưa nội dung bài tập 36tr.40 SGK lên bảng phụ
GV: Muốn tính giá trị của mỗi đa thức ta làm như thế nào?
GV cho HS cả lớp làm bài vào vở, gọi hai HS lên bảng làm câu a và câu b.
GV: Tổ chức cho hs lớp nêu nhận xét bài làm của bạn.
GV: Nhấn mạnh lại một lần nữa.
GV: Đưa nội dung bài tập 37tr.40 SGK lên bảng phụ:
Viết một đa thức bậc ba với hai biến x,y và có ba hạng tử ?
GV tổ chức cho HS thi đua giữa hai đội chơi,đội nào viết nhiều nhất đa thức thoả mãn yêu cầu của đầu bài trong cùng một thời gian 3 phút là thắng cuộc.
GV: Tổ chức cho hs dưới lớp nêu nhận xét và đánh gái đội thắng cuộc.
GV: Đưa nội dung bài tập 37tr.40 SGK lên bảng phụ:
Cho các đa thức: 
A = =x2 – 2y + xy +1 ; B = x2 + y – x2y2 – 1
Tìm đa thức C sao cho:
a.C = A + B b.C + A = B ?
GV: Muốn tìm đa thức C để C + A = B ta làm thế nào?
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu a và b.
Hãy cho biết bậc của đa thức C ở hai câu a và b.
GV: nêu nhận xét và đánh bài làm của hs.
HS: Đọc nghiên cứu BT 35 (sgk):
HS 1: Tính M + N
M + N = (x2 – 2xy + y2) + (y2 + 2xy + x2 + 1) 
 = 2x2 + 2y2 + 1
HS 2: Tính M – N
M – N = (x2 – 2xy + y2) - (y2 + 2xy + x2 + 1) 
 = x2 – 2xy + y2 – y2 - 2xy - x2 - 1
HS: Ban đầu nên để hai đa thức trong ngoặc, sau đó mới bỏ dấu ngoặc để tránh nhầm dấu.
* Bài 36 tr.41 SGK: Tính giá trị của mỗi đa thức:
HS: Nêu dự đoán......
HS1:a) x2+2xy –3x3 + 2y3 + 3x3 – y3 = x2 + 2xy + y3.
tại x = 5 và y = 4
Thay x = 5 và y = 4 vào đa thức ta có:
x2 + 2xy + y3 = 52 + 2.5.4 + 43 = 25 + 40 + 64 = 129.
HS 2:
b) xy – x2y2 + x4y4 – x6y6 + x8y8 tại x = -1; y = -1
= xy – (xy)2 + (xy)4 – (xy)6 + (xy)8 
Mà xy = (-1).(-1) = 1
Vậy giá trị của biểu thức: = 1 – 12 + 14 – 16 + 18 = 1
* Bài 37 tr.41 SGK 
Tùy các nhóm viết được.
* Bài 38 tr.41 SGK
Một HS đọc đề bài
HS: Muốn tìm đa thức C để C + A = B ta chuyển vế C = B – A.
HS cả lớp làm bài vào vở, hai HS lên bảng làm bài
HS 1: a) C = A + B
C =(x2 – 2y + xy +1) + (x2 + y – x2y2 – 1)
C =x2 – 2y + xy +1 + x2 + y – x2y2 – 1
C =2x2 - x2y2 + xy – y
HS 2: câu b
b) C + A = B Þ C = B - A
C = (x2 + y – x2y2 – 1) - (x2 – 2y + xy +1) 
C = x2 + y – x2y2 – 1 - x2 + 2y - xy –1
C = 3y – x2y2 – xy –2
V.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1’):
Kí duyệt: 16-3-2009
Xem và làm lại toàn bộ nội dung các BT trên lớp.
Đọc và nghiên cứu bài: Đa Thức Một Biến.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc