Tiết 13 Đ9. SỐ THẬP PHÂN HỮU HẠN,
SỐ THẬP PHÂN VÔ HẠN TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn.
- HS biết được số hữu tỉ là số có biểu diễn thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
2. Kĩ năng:
- Hs nhận biết được số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn.
- Dùng điều kiện để nhận biết được một phân số tối giản biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn.
3. Thái độ:
- Đồng tình, hợp tác, yêu thích môn học.
Ngày soạn: / /2010 Ngày giảng:7A /10/2010 7B / /2010 Tiết 13 Đ9. Số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn. - HS biết được số hữu tỉ là số có biểu diễn thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn. 2. Kĩ năng: - Hs nhận biết được số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn. - Dùng điều kiện để nhận biết được một phân số tối giản biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn. 3. Thái độ: - Đồng tình, hợp tác, yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: 2. HS: III. Tổ chức giờ học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Khởi động (3 phút) ? Số 0,32323232... có phải là số hữu tỉ không? để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài học ngày hôm nay. - Hs chú ý lắng nghe. Hoạt động 1: Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn ( 20 phút) - Mục tiêu: - Hs biết được số nào là số thập phân hữu hạn, số nào là số thập hân vô hạn tuần hoàn. - Đồ dùng dạy học: - Cách tiến hành: - GV đưa đề bài ví dụ 1 lên bảng, y/c hs thực hiện. ? Để viết các phân số về dạng số thập phân ta làm như thế nào? ? Ngoài cách lấy tử chia cho mẫu ta còn cách nào? - GV giới thiệu: đó là số thập phân hữu hạn. Ví dụ 1: Viết các phân số dưới dạng số thập phân. - Lấy tử chia cho mẫu. 3 : 20 = 0,15 37 : 25 = 1,48 - Phân tích mẫu ra thừa số nguyên tố, sau đó thêm bớt thừa số phụ để mẫu trở thành luỹ thừa của 10. - GV đưa đề bài ví dụ 2 lên bảng. - GV giới thiệu: phép chia này không bao giờ chấm dứt, nếu tiếp tục chia trong thương, chữ số 6 sẽ được lặp đi lặp lại. Ta nói rằng khi chia 5 cho 12, ta được một số, đó là số thập phân vô hạn tuần hoàn. - Số 0,416666... được viết gọn là 0,41(6) - Số 6 gọi là chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,41(6) - Y/c hs đọc thêm những ví dụ và cách đọc trong sgk. - Y/c hs đọc phần chú ý * Kết luận : Thế nào là số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn? Ví dụ 2: Viết phân số dưới dạng số thập phân. 5 : 12 = 0,416666... - Hs chú ý lắng nghe. - Hs đọc phần chú ý. 1HS đứng tại chỗ chả lời Hoạt động 2: Nhận xét ( 20 phút) - Mục tiêu: - HS nhận biết được khi nào một phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn, khi nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. - Đồ dùng dạy học: - Cách tiến hành - Xem lại ví dụ 1: ? Mẫu của các phân số trong ví dụ 1 chứa những thừa số nguyên tố nào? ? Các phân số đã được viết ở dạng tối giản chưa? ? Khi nào viết được một phân số về dạng số thập phân hữu hạn? - Xem ví dụ 2: ? Mẫu của phân số trong ví dụ 2 chứa những thừa số nguyên tố nào? ? Khi nào viết được phân số về dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn? - GV chốt lại 2 điều kiện. - Y/c hs suy nghĩ làm ? - Gọi hs lên bảng thực hiện. - Gọi hs khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại. - GV thông báo: người ta chứng minh được rằng mỗi số thập phân vô hạn tuần hoàn đều là một số hữu tỉ. ? Trả lời câu hỏi mở bài. - Gọi 1 hs đọc phần kết luận. - thừa số nguyên tố 2 và 5. - Đã được viết ở dạng tối giản. - Khi các phân số tối giản với mẫu dương, mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5. - Chứa thừa số nguyên tố 2 và 3 - Khi các phân số tối giản, có mẫu dương, mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5. ? Số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn: Số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn: ? HS chú ý lắng nghe. - HS trả lời câu hỏi phần mở đầu. * Kết luận: sgk - 35 - Y/c hs suy nghĩ làm bài tập 65 (sgk - 34) Y/c hs suy nghĩ làm bài 66 (sgk - 34) * Kết luận: khi nào một số viết được dưới dạng một số thập phân hữu hạn, một số thập phân vô hạn tuần hoàn? Bài 65 (sgk - 34) Vì các mẫu chỉ có ước nguyên tố là 2 và 5. Bài 66 (sgk - 34) Vì mẫy có ước nguyên tố khác 2 và 5. 1HS đứng tại chỗ trả lời Tổng kết và hớng dẫn học ở nhà (2’) * Tổng kết: ? Nêu điều kiện để một số hữu tỉ viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn? ? Số thập phân vô hạn tuần hoàn có phải là số hữu tỉ không? * HDVN: - Học thuộc lí thuyết - Xem lại các bài tập đã chữa. - BTVN: 67, 68, 69 (sgk - 35,36) - Giờ sau luyện tập.
Tài liệu đính kèm: