Giáo án dạy Đại số 7 tiết 61: Luyện tập

Giáo án dạy Đại số 7 tiết 61: Luyện tập

Tiết 61. LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố các kiến thức về đa thức một biến, cộng, trừ đa thức một biến.

2. Kỹ năng:

- Biết sắp xếp thành thạo đa thức theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến và tính tổng, hiệu các đa thức.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong giờ học, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Bảng phụ ghi bài tập, thước thẳng, phấn màu.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 906Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Đại số 7 tiết 61: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2011
Ngày giảng:7A / /2011
 7B / /2011
Tiết 61. Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức về đa thức một biến, cộng, trừ đa thức một biến.
2. Kỹ năng:
- Biết sắp xếp thành thạo đa thức theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến và tính tổng, hiệu các đa thức.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
II. Đô dùng dạy học:
1. GV: Bảng phụ ghi bài tập, thước thẳng, phấn màu.
2. HS: Thước thẳng.
III. Tổ chức dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Khởi động ( 15 phút)
GV chép đề bài lên bảng.
Yêu cầu HS làm bài kiểm tra 15’
GV yêu cầu HS thu bài kiểm tra ra đầu bàn, GV đi thu bài kiểm tra
 Kiểm tra 15’
Đề bài: Cho hai đa thức sau:
P(x) = 8x4 - 5x3 + x2 - 
Q(x) = x4 - 2x3 + x2 - 5x - 
a) Tính P(x) + Q(x)
b) P(x) - Q(x)
c) Tìm bậc của các đa thức vừa tìm được.
Đáp án và hướng dẫn chấm:
a) Tính P(x) + Q(x) ( 4 điểm )
 P(x) + Q(x) = 9x4 - 7x3 + 2x2 - 5x - 1
b) Tính P(x) - Q(x) ( 4 điểm )
P(x) - Q(x) = 7x4 - 3x3 + 5x + 
c) ( 2 điểm) Tìm được bậc của mỗi đa thức ( 1 đ)
- Đa thức 9x4 - 7x3 + 2x2 - 5x – 1 có bậc là 4.
- Đa thức 7x4 - 3x3 + 5x + 
có bậc là 4.
HS nộp bài kiểm tra ra các đầu bàn.
Hoạt động 1: Luyện tập ( 28 phút)
- Mục tiêu: 
 Củng cố các kiến thức về đa thức một biến, cộng, trừ đa thức một biến.
 Biết sắp xếp thành thạo đa thức theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến và tính tổng, hiệu 
các đa thức.
- Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.
- Cách tiến hành:
GV hướng dẫn HS làm bài 50 (SGK - 46)
 Gọi 1 HS đọc đề bài.
 Gọi 2 HS lên bảng thu gọn 2 đa thức N và M.
 GV: Vừa sắp xếp, vừa thu gọn.
 Gọi đại diện HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn.
 Gọi 2 HS lên tính N + M và N - M
 Gọi HS dưới lớp nhận xét
 GV nhận xét, chốt lại.
 GV hướng dẫn HS làm bài 51. (SGK - 46)
 Gọi HS đọc đề bài.
 Gọi 2 HS lên bảng thu gọn đa thức và sắp xếp các đa thức theo luỹ thừa tăng của biến.
 Gọi 2 HS lên làm ý b.
 GV: Khi cộng, trừ đa thức cần thu gọn đa thức.
GV hướng dẫn HS làm bài 52. (SGK - 46)
Tính giá trị của đa thức:
P(x) = x2 - 2x - 8 tại x = -1; x = 0; x = 4
 Nêu kí hiệu giá trị của đa thức P(x) tại x=-1 ?
 Gọi 3 HS lên bảng tính P(-1); P(0); P(4).
GV hướng dẫn HS làm bài 53 (SGK - 46)
 Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm trong 3 phút.
 GV kiểm tra bài làm của các nhóm
* Bài tập thêm:
Bài làm của bạn Vân có đúng không ? tại sao?
1, Cho P(x) = 3x2 + x - 1
Q(x) = 4x2 - x + 5
P(x) - Q(x) = (3x2 + x - 1) - (4x2 - x + 5)
= 3x2 + x - 1 - 4x2 - x + 5
= - x2 + 4
2, A(x) = x6 - 3x4 + 7x2 + 4
a, Đa thức A(x) có hệ số cao nhất là 7 vì 7 là hệ số lớn nhất trong các hệ số.
b, Đa thức A(x) là đa thức bậc 4 vì đa thức có 4 hạng tử.
* Kết luận: GV chốt lại một số nội dung kiến thức cơ bản cần ghi nhớ.
Bài 50 (SGK - 46)
 2 HS lên bảng thu gọn đa thức.
a, N = -y5 + (15y3 - 4y3) + (5y2 - 5y2) - 2y
= - y5 + 11y3 - 2y
M = (y5 + 7y5)+(y3 - y3) + (y2 - y2) - 3y + 1
= 8y5 - 3y + 1
b, N + M = (- y5 + 11y3 -2y) + (8y5-3y+1)
= - y5 + 11y3 -2y + 8y5-3y+1
= - 7y5 + 11y3 - 5y + 1
N - M = (- y5 + 11y3 -2y) - (8y5-3y+1)
= - y5 + 11y3 - 2y - 8y5+ 3y - 1
= -9y5 + 11y3 + y - 1
Bài 51 (SGK - 46)
a, P(x) = -5 + (3x2-2x2)+(-3x3 - x3) + x4 - x6
= -5 + x2 - 4x3 + x4 - x6
Q(x) = -1 + x + x2 + (x3 - 2x3) - x4 + 2x5
= -1 + x + x2 - x3 - x4 + 2x5
b, 2 HS lên bảng thực hiện.
 P(x) = -5 + x2 - 4x3 + x4 - x6
 +Q(x) = -1+ x + x2 - x3 - x4 + 2x5
P(x) + Q(x) =-6 + x + 2x2-5x3+2x5 -x6
 P(x) = -5 + x2 - 4x3 + x4 - x6
 - Q(x) = -1+ x + x2 - x3 - x4 + 2x5
P(x) - Q(x) =-4 - x - 3x3+ 2x4- 2x5-x6
Bài 52 (SGK - 46)
 HS: P(-1)
Đại diện 3 HS lên bảng thực hiện.
P(-1) = ... = -5
P(0) = ... = -8
P(4) = ... = 0
Bài 53 (SGK - 46)
a, P(x) - Q(x)
 P(x) = x5- 2x4 + x2 - x + 1
+ - Q(x) =3x5-x4- 3x3 +2x - 6
 P(x) - Q(x) = 4x5 - 3x4- 3x3+ x2+ x - 5
b, Q(x) - P(x)
 Q(x) = 3x5 -x4 - 3x3 + 2x - 6
 + - P(x) = x5 - 2x4 + x2 - x + 1
Q(x) - P (x) =-4x5+ 3x4+ 3x3- x2- x+ 5
NX: Các hạng tử cùng bậc của hai đa thức có hệ số đối nhau.
 Đại diện một nhóm lên bảng trình bày.
Bài tập thêm:
1, P(x) - Q(x) bạn Vân sai vì khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “-“ bạn chỉ đổi dấu hạng tử đầu tiên mà không đổi dấu tất cả các hạng tử trong dấu ngoặc.
2, 
a, Bạn Vân sai vì hệ số cao nhất của đa thức là hệ s của luỹ thừa bậc cao nhất của đa thức đó, A(x) có hệ số cao nhất là 1 ( hệ số của x6)
b, Bạn Vân làm sai vì bậc của đa thức một biến ( khác đa thức không, đã thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó, đa thức A(x) là đa thức bậc 6.
HS lắng nghe và khắc sâu.
Tổng kết và Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút)
- Tổng kết: 
 Phát biểu quy tắc phá ngoặc khi đằng trước có dấu “ –“ ?
 Thế nào là bậc của đa thức, bậc của đơn thức ?
 Thế nào là hệ số cao nhất ? Hệ số tự do ?
- Hướng dẫn học tập ở nhà: 
 Bài tập về nhà: 39, 40, 41, 42 
 Đọc trước bài “ Nghiệm của đa thức một biến”
 Ôn lại quy tắc chuyển vế đã học ở lớp 6.

Tài liệu đính kèm:

  • doct61.doc