Tiết 1
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG, NGUỒN SÁNG, VẬT SÁNG
I. TÓM TẮT KIẾN THỨC
- Ta nhận biết đựơc ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta.
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng gồm: Nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
II. BÀI TẬP
Bài 1.1 SBT – C
Bài 1.2 SBT – B
Bài 1.3 SBT – Trong phòng cửa gỗ đóng kín ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng vì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó cũng không có ánh sáng bị mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta.
Ngày giảng: .. Tiết 1 Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng, vật sáng I. Tóm tắt kiến thức - Ta nhận biết đựơc ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta. - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng gồm: Nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. II. Bài tập Bài 1.1 SBT – C Bài 1.2 SBT – B Bài 1.3 SBT – Trong phòng cửa gỗ đóng kín ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng vì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó cũng không có ánh sáng bị mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta. Bài 1.4 SBT – Vì ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen do đó phân biệt được miếng bìa đen với các vật ở xung quanh. Bài 1.1 SBT – Gương đó không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng chiếu váo nó. III. dặn dò: - Làm thêm các bài tập ngoài sgk và sbt Ngày giảng: .. Tiết 2 Sự truyền ánh sáng I. Tóm tắt kiến thức - Định luận truyền thẳng ánh sáng: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng - Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng II. Bài tập Bài 2.1 SBT – Không nhìn thấy vì ánh sáng từ đèn phát ra truyền đi theo đường CA, mắt ở bên dưới đường CA nên ánh sáng từ đèn không truyền vào mắt được. Phải để mắt trên đường CA kéo dài. Bài 2.2 SBT – Đội trưởng đứng trước người thứ nhất sẽ thấy người này che khuất tất cả những người còn lại III. dặn dò: - Làm thêm các bài tập còn lại 2.3; 2.4 Ngày giảng: .. Tiết 3 Định luật phản xạ ánh sáng I. Tóm tắt kiến thức - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới II. Bài tập Bài 3.1 SBT – B Bài 3.2 SBT – B Bài 3.3 SBT – Vì đêm rằm âm lịch mặt trời, trái đất, mặt trăng mới có khả năng nằm trên cùng một đường thẳng, trái đất mới có thể chặn ánh sáng mặt trời chiếu sáng mặt trăng. III. dặn dò: - Làm thêm các bài tập còn lại 3.4 Ngày giảng: .. Tiết 4 ảnh của vật tạo bởi gương phẳng I. Tóm tắt kiến thức - ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật - Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương II. Bài tập Bài 5.1 SBT – C Bài 5.2 SBT – Vẽ SS’ vuông góc với gương và SH = HS’ Vẽ SI, SK và các pháp tuyến IN1, và KN2, sau đó vẽ i = i’ ta có 2 tia phản xạ IR1 và KR2 kéo dài gặp nhau ở đúng điểm S’ III. dặn dò: Làm thêm các bài tập còn lại 5.4; 5.4 Ngày giảng: .. Tiết 5 Gương cầu lồi I. Tóm tắt kiến thức - ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật - Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng II. Bài tập Bài 7.1 SBT – A Bài 7.2 SBT – C Bài 7.3 SBT – Mặt ngoài cái thì bóng, cái nắp cốc bóng, cái vung nồi bóng. Càng đưa vật lại gần gương ảnh càng lớn. III. dặn dò: Làm thêm các bài tập còn lại 7.4 Ngày giảng: .. Tiết 6 Gương cầu lõm I. Tóm tắt kiến thức - ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật - Gưong cầu lõm có tác dụng biến đổi chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. II. Bài tập Bài 8.1 SBT – Xếp các gương phản nhỏ theo hình một chỏm cầu, mặt phản xạ tạo thành mặt lõm của gương cầu. Hướng gương lõm lắp ráp này về phía mặt trời. điều chỉnh cho chỗ ánh sáng hội tụ đúng vào thuyền giặc. Bài 8.2 SBT – Mặt lõm của thìa, muôi, vung nồi. Vật càng gần gương, ảnh ảo càng nhỏ III. dặn dò: Làm thêm các bài tập còn lại 8.3 Ngày giảng: .. Tiết 7 Nguồn âm I. Tóm tắt kiến thức - Những vật phát ra âm gọi là nguồn âm - Các nguồn âm đều dao động II. Bài tập Bài 10.1 SBT – D Bài 10.2 SBT – D Bài 10.3 SBT – Khi gẩy đàn ghi ta: Dây đàn dao động Bài 10.4 SBT – Dây cao su dao động Bài 10.5 SBT – ống nghiệm và nước trong ông nghiệm dao động Cột không khí trong ống nghiệm dao động III. dặn dò: - Làm thêm các bài tập nâng cao ở các sách tham khảo Ngày giảng: .. Tiết 8 Độ cao của âm I. Tóm tắt kiến thức - Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số gọi là héc(Hz) - Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn. - Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ. II. Bài tập Bài 11.1 SBT – D Bài 11.2 SBT Số dao động trong một giây gọi là tần số Đơn vị tần số là Héc (Hz) Tai người bình thường nghe được những âm có tần số từ 20Hz – 20000Hz Âm càng bổng thì tần số dao động càng lớn Âm càng trầm thì có tần số dao động càng nhỏ Bài 11.4 SBT Con muỗi vỗ cánh nhiều hơn ong đât Tần số dao động của cánh chim nhỏ (<20Hz) nên không nghe được âm do cánh chim đang bay tạo ra. III. dặn dò: Làm thêm các bài tập còn lại 11.3 và 11.5 Ngày giảng: .. Tiết 9 Độ to của âm I. Tóm tắt kiến thức - Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to. - Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (db) II. Bài tập Bài 12.1 SBT – B Bài 12.2 SBT Đơn vị đo độ to của âm là dB Dao động càng mạnh thì âm phát ra càng to Dao động càng yếu thì âm phát ra càng nhỏ Bài 12.4 SBT – Khi thổi mạnh, ta làm cho lá chuối ở đầu bẹp của kèn dao động mạnh và tiếng kèn phát ra to. Bài 12.5 SBT – Khi thổi sáo, nếu thổi càng mạnh thì âm phát ra càng to III. dặn dò: Làm thêm các bài tập còn lại 12.3 Ngày giảng: .. Tiết 10 Môi trường truyền âm I. Tóm tắt kiến thức - Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm. - Chân không không thể truyền được âm. - Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí II. Bài tập Bài 13.1 SBT – A Bài 13.2 SBT - Tiếng động chân người đi đã truyền qua đất trên bờ, rồi qua nước và đến tai cá nên cá bơi tránh ra chỗ khác Bài 13.4 Khoảng 1km Bài 13.5 SBT – Âm đã truyền từ miệng bạn này đến tai bạn kia qua những môi trường khí, rắn. III. dặn dò: Làm thêm các bài tập còn lại 13.3 Ngày giảng: .. Tiết 11 Phản xạ âm tiếng vang I. Tóm tắt kiến thức - Âm gặp những vật chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây - Các vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt. Các vật mền, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém(còn được gọi là các vật hấp thụ âm tốt) II. Bài tập Bài 14.1 SBT – C Bài 14.2 SBT - C Bài 14.3 SBT – Nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ, tiếng nói nghe rất rõ vì ở đó ta không những nghe được âm nói ra trực tiếp mà còn nghe được đồng thời cả âm phản xạ từ mặt nước ao, hồ. III. dặn dò: Làm thêm các bài tập còn lại 14.4-14.6 Ngày giảng: .. Tiết 12 Chống ô nhiễm tiếng ồn I. Tóm tắt kiến thức - Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người. - Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. - Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta thường sử dụng các vật liệu khác nhau như bông, vải, xốp, gạch, gỗ, bê tôngđể làm giảm tiếng ồn truyền đến tai. Những vật liệu này thường gọi là những vật liệu cách âm. II. Bài tập Bài 15.2 SBT – D Bài 15.3 SBT - C Bài 15.4 SBT Giảm độ to của tiếng ồn phát ra: Cấm bóp còi, lắp ống xả xe máy Ngăn chặn đường truyền âm: Xây tường chắn, đóng cửa kính Hướng âm đi theo đường khác: trồng cây xanh. III. dặn dò: Làm thêm các bài tập còn lại 15.5-15.6 Ngày giảng: .. Tiết 13 Sự nhiễm điện do cọ xát I. Tóm tắt kiến thức - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát - Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. II. Bài tập Bài 17.1 SBT Những vật bị nhiễm điện là: Vỏ bút bi nhựa, lược nhựa. Những vật không bị nhiễm điện là: bút chì gỗ, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, mảnh giấy. Bài 17.2 SBT - D Bài 17.3 SBT Khi chưa cọ xát thước nhựa, tia nước chảy thẳng. Khi thước nhựa được cọ xát, tia nước bị hút, uốn cong về phía thước nhựa. Thước nhựa sau khi bị cọ sát đã bị nhiễm điện. III. dặn dò: Làm thêm các bài tập còn lại 17.4 Ngày giảng: .. Tiết 14 Hai loại điện tích: I. Tóm tắt kiến thức - Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân - Một vật mang điện âm nếu thừa electron mang điện dương nếu thiếu electron . II. Bài tập Bài 18.1 SBT - D Bài 18.2 SBT - Hình a ghi dâu + cho vật B; Hình b ghi dâu - cho vật C; Hình c ghi dâu - cho vật F; Hình d ghi dâu + cho vật H Bài 18.3 SBT Tóc bị nhiễm điện dương. khi có các e chuyển từ tóc sang lược nhựa Vì các sợi tóc đó nhiễm điện cùng loại III. dặn dò: Làm thêm các bài tập còn lại 18.4 Ngày giảng: .. Tiết 15 Dòng điện- nguồn điện I. Tóm tắt kiến thức - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng - Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn. II. Bài tập Bài 19.1 SBT Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Hai cực của mỗi pin hay acquy là các cực dương và âm của nguồn điện Dòng điện lâu dài chạy trong dây điện nối liền các TB điện với hai cực của nguồn điện. Bài 19.2 SBT - C III. dặn dò: Làm thêm các bài tập còn lại 19.3 Ngày giảng: .. Tiết 16 Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại I. Tóm tắt kiến thức - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua - Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng II. Bài tập Bài 20.1 SBT Các điện tích có thể dịch chuyển qua (vật dẫn điện) Các điện tích không thể dịch chuyển qua vật cách điện Kim loại là chất dẫn điện vì trong đó có các e có thể dịch chuyển có hướng Bài 20.2 SBT hai lá nhôm xòe ra vì chúng nhiễm điện cùng loại và đẩy nhau. Không có hiện tượng gì xảy ra. Vì thanh nhựa là vật cách điện. Hai lá nhôm gắn với quả cầu A cụp bớt lại, còn hai lá nhôm gắn với quả cầu B xòe ra. III. dặn dò: Làm thêm các bài tập còn lại 20.3-20.4 Ngày giảng: .. Tiết 17 Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện I. Tóm tắt kiến thức - Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng - Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. II. Bài tập Bài 21.1 SBT Bài 21.2 SBT Bài 21.3 SBT Dây thứ hai chính là khung xe đạp nôi cực thứ 2 của đinamô với đấu thứ hai của đèn Chú ý đinamô có cực dương và âm thay đổi luân phiên III. dặn dò: Trình bày lại bài tập vào vở bài tập Ngày giảng: .. Tiết 18 Tác dụng nhiệt tác dụng phát sáng của dong điện I. Tóm tắt kiến thức - Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nừu vật dẫn nóng lên đến nhiệt độ cao thì phát sáng. - Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn đi ốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. II. Bài tập Bài 22.1 SBT Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt động của nồi cơm điện, ấm điện. Tác dụng nhiệt của dong điện là không có ích trong hoạt động của quạt điện, máy thu hình và máy thu thanh. Bài 22.3 SBT - D III. dặn dò: Học bài và làm bài tập 22.2 sbt Ngày giảng: .. Tiết 19 Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện I. Tóm tắt kiến thức - Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt, thép. - Dòng điện có tác dụng hoá học vì khi đi qua dung dịch muối đồng thì tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm - Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật. II. Bài tập Bài 23.1 SBT - B Bài 23.2 SBT - C Bài 23.3 SBT - D III. dặn dò: Học bài và làm bài tập 23.4 sbt Ngày giảng: .. Tiết 20 Cường độ dòng điện I. Tóm tắt kiến thức - Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. - Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe(A) - Cường độ dòng điện càng lớn thì tác dụng của nó càng mạnh II. Bài tập Bài 24.1 SBT 0.35A = 350mA 425mA = 0.425 A 1.28A = 1280 mA 32mA = 0.032A Bài 23.2 SBT GHĐ là 1,2 A ĐCNN là 0.1A I1 = 0.3A I1 = 1 ABài 23.3 SBT - D III. dặn dò: Học bài và làm bài tập 24.3 và 24.4 sbt Ngày giảng: .. Tiết 21 Hiệu điện thế I. Tóm tắt kiến thức - Đo hiệu điện thế bằng vôn kế - Đơn vị của hiệu điện thế là vôn(V) - Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó, do đó giữa hai cực của mỗi nguồn điện có một hiệu điện thế - Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đó khi chưa mắc vào mạch - Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó. II. Bài tập Bài 25.1 SBT 500kV = 500 000V 220V = 0,22kV 0,5V = 500mV 6kV = 6000V Bài 25.2 SBT GHĐ của vôn kế là 10V ĐCNN của vôn kế là 0,5V Số chỉ của vôn kế khi kim chỉ ở vị trí (1) là 1,5V Số chỉ của vôn kế khi kim chỉ ở vị trí (2) là 7V III. dặn dò: Học bài và làm bài tập 25.3 sbt Ngày giảng: .. Tiết 22 An toàn khi sử dụng điện I. Tóm tắt kiến thức - Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện với cường 70mA trở lên hoặc làm việc với hiệu điện thế 40V trở lên là nguy hiểm với cơ thể người . Cầu chì tự động ngắt mạch khi có dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch. Phải thực hiện các qui tắc an toàn khi sử dụng điện. II. Bài tập Bài 29.1 SBT _ B Bài 29.3 SBT - D Bài 29.4 SBT - các việc làm b), c), e) III. dặn dò: Học bài và làm bài tập 29.2 sbt
Tài liệu đính kèm: