Giáo án dạy môn Hình học 7 tiết 41: Luyện tập

Giáo án dạy môn Hình học 7 tiết 41: Luyện tập

Tiết PPCT: 41 LUYỆN TẬP

Ngày dạy:

1) Mục tiêu:

 a) Kiến thức: Củng cố các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.

 b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng chứng minh tam giác vuông bằng nhau. Kĩ năng trình bày một bài tập chứng minh hình học.

 c) Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học cho học sinh.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy môn Hình học 7 tiết 41: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 41 LUYỆN TẬP 
Ngày dạy:	
1) Mục tiêu: 
 a) Kiến thức: Củng cố các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
 b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng chứng minh tam giác vuông bằng nhau. Kĩ năng trình bày một bài tập chứng minh hình học.
 c) Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học cho học sinh.
2) Chuẩn bị :
 a) Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, êke, bút viết bảng, bút chỉ bảng.
 b) Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
3) Phương pháp dạy học:
- Đặt và giải quyết vấn đề .
- Hỏi_đáp.
- Hợp tác theo nhóm.
4) Tiến trình:
 4.1) Ổn định tổ chức: Điểm danh
 4.2) Kiểm tra bài cũ: 
Nêu các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông?
HS nêu lại như SGK. GV đánh giá và cho điểm.
 4.3) Giảng bài mới:	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Cho HS làm bài 65/137 SGK
Gọi 1HS lên bảng vẽ hình và ghi gt, kl ?
Để chứng minh AH=AK em làm thế nào? (chứng minh : )
Gọi HS lên bảng trình bày.
Cho HS làm bài 98/110 SBT
Gọi 1HS lên bảng vẽ hình và ghi gt, kl ?
DABC cân ta cần chứng minh điều 
gì ? (AB = AC hoặc )
trên hình đã có hai tam giác nào có cạnh AB, AC (hoặc ) đủ điều kiện bằng nhau?
(Có DABM và DACM có hai cạnh và một góc bằng nhau, nhưng góc bằng nhau đó không xen giữa hai cạnh bằng nhau.)
GV: Hãy vẽ thêm đường phụ để tạo ra hai tam giác vuông trên hình chứa góc A1,A2 mà chúng đủ điều kiện bằng nhau.
Gọi 1 HS lên bảng làm.
Qua bài trên hãy cho biết một tam giác có những điều kiện gì thì tam giác đó là tam giác cân?Bài học kinh nghiệm.
Bài 65/137 SGK:
	D ABC cân tại A()
GT	
KL	a) AH=AK
 b) AI là phân giác 
Chứng minh:
DABH và DACK có :
 chung
AB=AC (Vì DABC cân tại A)
Vậy DABH = DACK
( cạnh huyền_góc nhọn )
=> AH = AK (cạnh tương ứng )
b) Nối AI có: DAKI = DAHI(cạnh huyền_cạnh góc vuông )
vì AK=AH (cmt)
Cạnh AI chung
=>AI là phân giác góc A.
Bài 98/110 SBT:
	D ABC
	MB = MC
GT	
KL	D ABC cân	
Chứng minh:
Từ M kẻ MK AB tại K
MH tại H
Xét DAKM và DAHM có: 
Cạnh huyền AM chung. 
 (gt)
Vậy DAKM = DAHM
( cạnh huyền_góc nhọn )
=> MK = MH (cạnh tương ứng )
Xét DBKM và D CHM có: 
MK = MH ( cmt).
MB = MC (gt) 
Vậy DBKM = DCHM
(cạnh huyền_cạnh góc vuông )
=> (góc tương ứng )
Nên D ABC cân tại A (đpcm)
Bài học kinh nghiệm:
Một tam giác có đường phân giác đồng thời là đường trung tuyến thì tam giác đó cân tại đỉnh xuất phát đường trung tuyến.
 4.4) Củng cố và luyện tập:
- Hai tam giác vuông có một cạnh huyền bằng nhau thì bằng nhau không?
- Hai tam giác vuông có một góc nhọn và một cạnh góc vuông bằng nhau thì bằng nhau ?
- Hai cạnh góc vuông của tam giác này bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông thì hai tam giác bằng nhau ?
(HS trả lời GV đánh giá)
4.5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài và xem lại các bài tập đã làm.
- Mỗi tổ chuẩn bị: 4 cọc tiêu (mỗi cọc dài 1,2 m); 1 giác kế; 1 sợi dây dài khoảng 10 m;1 thước đo độ dài. Chuẩn bị tiết sau thực hành ngoài trời.
5) Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 41.doc