Giáo án dạy môn Hình học 7 tiết 50: Luyện tập

Giáo án dạy môn Hình học 7 tiết 50: Luyện tập

Tiết PPCT: 50 LUYỆN TẬP

Ngày dạy:

1) Mục tiêu:

 a) Kiến thức: Củng cố các định lí quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa các đường xiên và hình chiếu của chúng.

 b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình theo yêu cầu đề bài.

 c) Thái độ: Giáo dục ý thức vận dụng kiến thức toán vào thực tiễn.

2) Chuẩn bị :

 a) Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, êke, bút viết bảng, bút chỉ bảng.

 b) Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy môn Hình học 7 tiết 50: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 50 LUYỆN TẬP 
Ngày dạy:	
1) Mục tiêu: 
 a) Kiến thức: Củng cố các định lí quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa các đường xiên và hình chiếu của chúng.
 b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình theo yêu cầu đề bài.
 c) Thái độ: Giáo dục ý thức vận dụng kiến thức toán vào thực tiễn.
2) Chuẩn bị :
 a) Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, êke, bút viết bảng, bút chỉ bảng.
 b) Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
3) Phương pháp dạy học:
Đặt và giải quyết vấn đề . Hỏi_đáp. Hợp tác theo nhóm.
4) Tiến trình:
 4.1) Ổn định tổ chức: Điểm danh
 4.2) Kiểm tra bài cũ: Ghép trong bài mới.
 4.3) Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Gọi 1HS lên sửa bài 11 SGK
Cho hình vẽ
Dùng quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác để chứng minh rằng: Nếu BC<BD thì AC < AD
Gọi HS nhận xét và GV đánh giá.
Cho HS làm bài 13 SGK
Cho hình 16
Hãy chứng minh rằng:
BE<BC
DE<BC
Gợi ý: Dùng quan hệ đường xiên, hình chiếu.
Tại sao BE<AC?
Làm thế nào để chứng minh DE<BC?
Hãy xét các đường xiên EB, ED kẻ từ E đến đường thẳng AB.
Cho HS làm bài 13 SBT (đưa đề bài lên bảng phụ)
GV yêu cầu HS vẽ tam giác ABC có AB=AC=10 cm; BC=12 cm.
GV: Cung tròn tâm A bán kính 9 cm có cắt đường thẳng BC không ? Có cắt cạnh BC không ? (có)
Hãy chứng minh nhận xét đó căn cứ vào những định lí đã học.
Chú ý : vẽ AH ^ BC Tính AH ?
Tại sao D và E nằm trên cạnh BC ?
4.4) Củng cố và luyện tập:
Yêu cầu HS hoạt động nhóm nghiên cứu bài 12 SGK.
Cho đường thẳng a // b, thế nào là khoảng cách của hai đường thẳng song song? 
Chiều rộng của tấm gỗ là gì ? Muốn đo chiều rộng của tấm gỗ ta phải đặt thước như thế nào ? Hãy đo bề rộng miếng gỗ của nhóm và cho số liệu thực tế.
Mỗi nhóm có một tấm bìa cứng và thực hiện cách đo ,cho biết kết quả. GV kiểm tra.
I) Sửa bài tập:
Bài 11 / 60 SGK:
Có BC <BD C nằm giữa B và D
Xét tam giác vuông ABC có 
 nhọn.
Mà và là hai góc kề bù
 tù.
Xét tam giác ACD có tù
 nhọn >
AD>AC(quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác)
II) Bài tập:
Bài 13/60 SGK:
	D ABC ; 
GT	D Ỵ AB ; E Ỵ AC
KL	a) BE < BC.
	b) DE < BC.
a) Do E Ỵ BC nên AE < AC .
=> BE < BC (1) 
( quan hệ đường xiên, hình chiếu ).
b) Do D Ỵ AB nên AD < AB
=> ED < EB .(2) 
( quan hệ đường xiên, hình chiếu ).
Từ (1) và (2) => DE < BC .
Bài 13/25 SBT:
Xét tam giác vuông AHB và AHC:
 AH cạnh chung.
AB = AC gt)
Vậy D vuông AHB = D vuông AHC
( cạnh huyền –cạnh góc vuông)
=> HB = HC = BC:2 = 6 cm
D vuông AHB có : 
AH2 = AB2 – HB2 ( định lí Pytago)
AH2 = 102 – 62 = 64
=> AH = 8 cm
Vì bán kính cung tròn tâm A lớn hơn khoảng cách từ A tới đường thẳng BC nên cung tròn (A;9cm) cắt đường thẳng BC tại 2 điểm . Gọi hai giao điểm này là D và E.
Giả sử D và C nằm cùng phía với H trên đường thẳng BC.
Do AD = 9cm; AC = 10 cm
=> AD HD < HC 
(quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu)
Nên D nằm giữa H và C
Vậy cung tròn (A;9cm) cắt cạnh BC 
Bài 12/60 SGK:
- Cho a // b, đoạn thẳng AB vuông góc với hai đường thẳng a và b, độ dài đoạn thẳng AB là khoảng cách của hai đường thẳng song song.
- Chiều rộng của tấm gỗ là khoảng cách của hai cạnh song song.
- Muốn đo chiều rộng của tấm gỗ ta phải đặt thước vuông góc với hai cạnh song song của nó.
 4.5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc các định lí, tính chất: đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu.
- BTVN: 14/60 SGK và 15;17 /25,26 SBT.
- Ôn tập quy tắc chuyển vế trong bất đẳng thức.
5) Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 50.doc