Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình cả năm

Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình cả năm

1. Kiến thức:

- Ôn tập về kiểu văn bản nhật dụng.

- Củng cố, mở rộng nâng cao về tác giả, xuất xứ của tác phẩm.

- Hiểu được nội dung và nghệ thuật của văn bản.

- Cảm nhận được tình cảm của cha mẹ dành cho con và tính truyện trong văn bản “Mẹ tôi”, “Cổng trường mở ra”.

- Ôn tập kĩ năng tạo lập văn bản.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết, đọc, hiểu văn bản biểu cảm

- Rèn kĩ năng tìm, phát hiện các chi tiết ý nghĩa và viết đoạn văn cảm thụ.

3. Thái độ, phẩm chất:

- Nghiêm túc tự giác học tập.

- Trân trọng tình cảm gia đình – nhà trường – xã hội dành cho mình

- Hiểu rõ ý nghĩa ngày khai trường, nâng niu trân trọng những kỉ niệm tuổi đến trường.

- Nhận thức giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình

4. Năng lực:

- Năng lực đọc hiểu, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.

 

docx 386 trang Người đăng Tân Bình Ngày đăng 23/05/2024 Lượt xem 48Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1:
Tiết 1,2. CHUYÊN ĐỀ: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
(CỔNG TRƯỜNG MỞ RA; MẸ TÔI)
Tiết 3. CHUYÊN ĐỀ: CÁC KĨ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
( LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN)
I. Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức:
- Ôn tập về kiểu văn bản nhật dụng.
- Củng cố, mở rộng nâng cao về tác giả, xuất xứ của tác phẩm.
- Hiểu được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Cảm nhận được tình cảm của cha mẹ dành cho con và tính truyện trong văn bản “Mẹ tôi”, “Cổng trường mở ra”.
- Ôn tập kĩ năng tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết, đọc, hiểu văn bản biểu cảm
- Rèn kĩ năng tìm, phát hiện các chi tiết ý nghĩa và viết đoạn văn cảm thụ.
3. Thái độ, phẩm chất:
- Nghiêm túc tự giác học tập.
- Trân trọng tình cảm gia đình – nhà trường – xã hội dành cho mình
- Hiểu rõ ý nghĩa ngày khai trường, nâng niu trân trọng những kỉ niệm tuổi đến trường.
- Nhận thức giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình
4. Năng lực:
- Năng lực đọc hiểu, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
II. Tiến trình lên lớp
Tiết 1,2. CHUYÊN ĐỀ: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
(CỔNG TRƯỜNG MỞ RA; MẸ TÔI)
A. Hệ thống lại kiến thức đã học (30 phút)
Hoạt động của GV – HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG 
 GV tổ chức cho học sinh nhớ lại khái niệm văn bản nhật dụng bằng câu hỏi: 
? Em nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng?
 GV tổ chức chơi trò chơi: hỏi nhanh đáp nhanh để hệ thống lại những văn bản sẽ được học trong chương trình THCS mà giáo viên đã giới thiệu trên lớp.
- GV tổ chức cho Học sinh hát tập thể 01 bài hát vừa chuyền tay nhau 1 chiếc khăn quàng đỏ. Quản trò là lớp phó học tập. Quản trò hô “dừng”. Khi đó chiếc khăn tay trên bạn nào thì bạn đó trả lời câu hỏi sau: Lưu ý câu trả lời không được trùng với câu trả lời của bạn phía trước.
/?/ Những văn bản nhật dụng sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn THCS lớp 6,7?
GV ghi nhanh kết quả của các em lên bảng và chốt kiến thức:
- Lớp 6 được học một số văn bản nhật dụng như: “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử”; “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”; “Động Phong nha”.
- Lớp 7 có các văn nhật dụng sau: “Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê”, “ Ca Huế trên sông Hương”.
Các văn bản trên thuộc các chủ đề: Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, quan hệ giữa thiên nhiên và con người, giáo dục và vai trò của phụ nữ, văn hóa
/?/ Theo em để tiếp cận hai văn bản này chúng ta cần có những phương pháp và cách học nào? 
 HS tự do trả lời
GV chốt kiến thức.
/?/ Hai văn bản “Cổng trường mở ra” và “mẹ tôi” thuộc chủ đề nào?
- Chủ đề gia đình, nhà trường
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG 
1. Khái niệm
Văn bản nhật dụng là kiểu văn bản
- Về nội dung: Đề cập đến những vấn đề bức thiết trong xã hội, được toàn xã hội quan tâm.
- Có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau, thuộc các kiểu văn bản khác nhau: tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận.
2. Những văn bản nhật dụng sẽ học trong chương trình Ngữ Văn 7:
- Cổng trường mở ra
- Mẹ tôi
- Cuộc chia tay của những con búp bê
- Ca Huế trên sông Hương
3. Hướng tiếp cận văn bản nhật dụng
- Đọc các chú thích, lưu ý các chú thích về sự kiện
- Đọc trên cơ sở liên hệ với thực tế cuộc sống của bản thân, gia đình, cộng đồng.
- Sau khi tiếp cận văn bản cần đưa ra những suy nghĩ, đề xuất ý kiến, biện pháp
- Vận dụng kiến thức liên môn để hiểu văn bản
- Cần chú ý đến đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt của văn bản để phân tích nội dung
Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức văn bản: Cổng trường mở ra
 GV giới thiệu với thiệu với học sinh tập truyện “Harry Potter” và “ Những tấm lòng cao cả”=> Để gợi dẫn giới thiệu với học sinh về dịch giả Lí Lan và văn bản “Mẹ tôi”.
GV cho học sinh hoạt động nhóm để cùng ôn lại kiến thức về hai văn bản “Cổng trường mở ra” và “ mẹ tôi” bằng hệ thống sơ đồ câm.
- GV chốt và cung cấp thêm những thông tin ngoài sách giáo khoa:
+ Thông tin lời tâm sự của Lý Lan:
- Nhà văn Lý Lan tâm sự: “Đó là một bài văn tôi viết khoảng mười năm trước, lúc cháu tôi sắp vào lớp một. Tôi chứng kiến tất cả sự chuẩn bị và cảm thông nỗi lòng của em tôi. Chị em tôi mồ cô mẹ khi còn quá nhỏ, các em tôi không hề có niềm hạnh phúc được mẹ cầm tay dẫn đến trường. Hình ảnh đó là nỗi khao khát mà khi làm mẹ em tôi mới thực hiện được. Mãi mãi hình ảnh mẹ đưa con đến trường là biểu tượng đẹp nhất trong xã hội loài người.”
+ Giới thiệu văn bản: Từ mẹ trong tiếng nói loài người (Phụ lục 1)

II- Chủ đề: Gia đình, nhà trường trong các văn bản: Cổng trường mở ra; mẹ tôi
1. Văn bản “Cổng trường mở ra”
a. Nghệ thuật: 
- Sử dụng độc thoại nội tâm, người mẹ đã mở rộng cõi lòng mình để nói với con bằng cách tâm sự với chính mình, làm cho:
	+ Hình ảnh mẹ hiện lên một cách trực tiếp
	+ Văn bản thẫm đẫm chất trữ tình
	+ Giúp tác giả có khả đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để miêu tả một cách chính xác tâm trạng lo lắng, bâng khuâng, hạnh phúc của người mẹ. Đó là những cung bậc cảm xúc khó nói nên lời.
	+ Tâm trạng người mẹ bộc lộ một cách tự nhiên, chân thực và cảm động. Người đọc chứng kiến một đêm không ngủ của mẹ với tình cảm sâu sắc
- Miêu tả tâm trạng nhân vật rất tinh tế, chân thực, sống động, cụ thể với nhiều hình thức khác nhau, miêu tả trực tiếp, miêu tả trong sự đối lập với người con.
- Sử dụng thời gian nghệ thuật giàu ý nghĩa: Đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con. Ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời mỗi người là một cái mốc vô cùng thiêng liêng, trong đại. Vì thế cái đêm trước ngày khai trường đó bất kì người mẹ nào cũng có biết bao nỗi niềm, cảm xúc.
b. Nội dung: 
- Tình yêu thương con sâu nặng, thiết tha của người mẹ.
- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường cũng như ý nghĩa của việc học tập trong cuộc đời mỗi người.
2. Mẹ tôi 
a. Nghệ thuật
- Văn bản chọn hình thức viết thư. Đây là nét nghệ thuật độc đáo bởi:
+ Thư là loại văn bản bình thường để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Những tình cảm sâu sắc, thiêng liêng thường rất tế nhị, kín đáo nhiều khi không thể nói trực tiếp được. Mượn hình thức là một bức thư, người bố đã gửi gắm được biết bao nỗi niềm, tâm trạng của mình. Đó là nỗi buồn bã, tức giận của mình, bộc lộ được nỗi xót xa, thất vọng, đau đớn khi đứa con không xứng đáng với sự trông đợi của bố. Đây cũng là cách bộc lộ khéo léo của tác giả. Mượn hình thức là một bức thư, người bố còn bày tỏ tình cảm người mẹ En- ri- cô với con. Đây là một đoạn văn hay nhất, giàu sức biểu cảm nhất, xúc động lòng ta nhất. Người bố sau khi kể lại những việc làm, tình cảm người mẹ để đi đến khẳng định: Tình mẹ con thiêng liêng sâu nặng. Đức hi sinh thầm lặng, tình mẫu tử cao cả vô cùng. Không chỉ có vậy, người bố còn dự cảm bao tình huống đau đớn, xót xa, để khẳng định một chân lý, một quy luật muôn đời về tình mẫu tử khăng khít, gắn bó, bền chặt mãi mãi.
+ Nếu nói bằng văn bản ý từ sẽ sâu sắc hơn, sự sắp xếp sẽ chặt chẽ hơn. 
+ Hơn nữa nếu viết bằng thư thì chỉ riêng người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa không làm người phạm lỗi bị tổn thương. 
+ Tạo cho con một thế giới riêng để con ngẫm nghĩ, đọc đi, đọc lại và thấm thía. Con có thể xem đó là một kỉ niệm, một bài học lưu lại trong đời để không bao giờ quên.
- Chọn tình huống giả định rất đặc sắc, làm nổi bật chủ đề tư tưởng của văn bản, đó là tình yêu thương sâu nặng của người mẹ.
b. Nội dung
- Tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ hiền.
- Nhắc nhở mỗi người: tình yêu thương và kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ, nhục nhã cho những kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó
Phiếu bài tập ôn tập: Hãy thảo luận với bạn trong vòng 5’ hãy hoàn thành những nội dung thiếu trong phiếu bài tập sau:
Tác giả:
Giá trị nội dung:.
Tên văn bản:
.
Giá trị nghệ thuật:.
B. Luyện tập : (60 phút)
B.1. Tổ chức làm bài tập liên quan đến tác phẩm: Cổng trường mở ra
Hoạt động của GV – HS
Kiến thức cần đạt
- Hình thức tổ chức luyện tập : cá nhân
Bài tập 1
a, “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này. Có thể thay thế tiêu đề khác được không?
b, Tại sao người mẹ cứ nhắm mắt lại là “dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổngđường làng dài và hẹp”.
- HS thực hiện
- HS trả lời, HS nhận xét
- GV chốt
- Hình thức tổ chức luyện tập : hoạt động nhóm (4 nhóm)
Bài tập 2:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 
“Cái ấn tượng ghi sâu mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.”
(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? 
Câu 2. Trong đoạn văn, người mẹ mong muốn điều gì?
Câu 3. Tìm ba câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn về thầy cô, bạn bè và mái trường.
Câu 4. Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Chia sẻ về ngày đầu tiên đi học vào lớp Một của em.
- GV hướng dẫn HS thực hiện
Bước 1. Đọc kĩ đoạn văn và câu hỏi 
Bước 2. Gạch chân vào các từ ngữ quan trọng trong câu hỏi 
Bước 3. Hướng dẫn trả lời 
Câu 1: Nhớ lại kiến thức liên quan đến bài học 
Câu 2: Đọc kĩ đoạn văn và dựa vào các từ ngữ trong đoạn văn để trả lời(có thể gạch vào đoạn văn)
Câu 3: Tìm các câu ca dao, tục ngữ
Câu 4: -Nêu ý kiến của em 
 -Trình bày chia sẻ của em bằng một đoạn văn (3 – 5 câu) nói về cảm xúc, tậm trạng, chuẩn bị quần áo, sách vở khi bước vào lớp Một.
- HS từng 4 nhóm lên trình bày kết quả
- HS nhận xét, GV nhận xét và chốt kiến thức
II. Luyện tập
1. Văn bản: Cổng trường mở ra
Bài tập 1
a, Nhan đề “Cổng trường mở ra” cho ta hiểu cổng trường mở ra để đón các em học sinh vào lớp học, đón các em vào một thế giới kì diệu, tràn đầy ước mơ và hạnh phúc. Từ đó thấy rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với con người.
b, Ngày đầu tiên đến trường, cũng vào cuối mùa thu lá vàng rụng, người mẹ được bà dắt tay đến trường, đự ngày khai giảng năm học mới. Ngày đầu tiên ấy, đã in đậm trong tâm hồn người mẹ, những khoảnh khắc, những niềm vui lại có cả nỗi chơi vơi, hoảng hốt. Nên cứ nhắm mắt lại là người mẹ nghĩ đến tiếng đọc bài trầm bổng đó. Người mẹ còn muốn truyền cái rạo rực, xao xuyến của mình cho con, để rồi ngày khai trường vào lớp một của con sẽ là ấn tượng sâu sắc theo con suốt cuộc đời.
Bài tập 2:
Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản “Cổng trường mở ra”, của Lý Lan 
Câu 2. Mẹ mong ấn tượng về ngày đầu tiên đi học sẽ khắc sâu mãi trong lòng con.
Câu 3.
 Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.
Ơn thầy soi lối mở đường 
Cho con vững bước dặm trường tương lai
- Tiên học lễ, hậu học văn
- B ... ận
- Thời gian thực hiện: 60’
- Hình thức: Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh.
- Định hướng rõ đề thuộc dạng nghị luận nào, thực hiện theo dạng nghị luận ấy.
2. Luyện tập.
GV tổ chức cho học sinh thực hành luyện tập theo 01 đề cụ thể:
- GV phân chia thời gian thực hành để rèn kĩ năng phân phối thời gian cho học sinh.
- Sau mỗi phần luyện tập, giáo viên chốt đáp án để học sinh tự chấm điểm cho bản thân,
Đề bài luyện tập số 01:
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm).
 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
 Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ?
Câu 3 (1,0 điểm). Nội dung chính mà đoạn trích trên đề cập đến là gì ?
Câu 4 (1,0 điểm). Tìm cụm chủ - vị làm nòng cốt câu trong : Đó là một truyền thống quý báu của ta. Cho biết đó có phải là câu mở rộng không? Vì sao?
Câu 5 (2,0 điểm). Từ đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn từ 6 đến 7 câu để nói về vai trò, trách nhiệm của em đối với tập thể lớp 
Phần II. Làm văn (5,0 điểm).
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim".
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn 7
 Thời gian làm bài: 90 phút
Phần
Câu/ý
Nội dung
Điểm

Đọc hiểu (5,0 điểm)
1
Văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh.
0,5
2
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
0,5
3
Khẳng định sức mạnh tinh thần yêu nước của dân tộc ta khi có giặc xâm chiếm.
Lưu ý : 
- HS đưa ra đầy đủ các ý trên đạt điểm tối đa 
1,0
4
Đó // là một truyền thống quý báu của ta.
C V
=>Không phải câu mở rộng vì chỉ có 1 kết câu C-V làm nòng cốt.
0,5
0,5

5
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò, trách nhiệm của em đối với việc phát huy lòng yêu nước .
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn theo những ý sau:
+ Yêu gia đình, làng xóm, quê hương, gắn bó, tự hào về quê hương, đất nước.
+ Sẵn sàng tham gia mọi phong trào,  góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
+ Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng đạo đức nhân cách.
+ Tự rút ra bài học cho bản thân.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
Phần II. Làm văn (5,0 điểm).
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim".
Thang điểm
Đáp án
Điểm chấm

Câu 2
(5,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
 Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
0,5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 
0,5
c. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những yêu cầu sau:
*Mở bài: 
- Con người cần có lòng kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm
- Ông bà ta đã khuyên nhủ qua câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim 
*Thân bài: Trình bày, đánh giá chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
– Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng :
Nghĩa đen: Một thanh sắt to nhưng nếu con người kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm thì sẽ rèn thành một cây kim bé nhỏ hữu ích.
Nghĩa bóng: Con người có lòng kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm và chăm chỉ chịu khó thì sẽ thành công trong cuộc sống.
– Con người có lòng kiên trì và có nghị lực thì sẽ thành công. 
+ Dùng dẫn chứng để chứng minh: 
Trong cuộc sống và lao động như anh Nguyễn Ngọc Kí, Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền ...
Trong học tập: Bản thân của học sinh.
Trong kháng chiến: Dân tộc Việt Nam của ta.
– Nếu con người không có lòng kiên trì và không có nghị lực thì sẽ không thành công. 
+ Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống và lao động, trong học tập và trong kháng chiến...
– Khuyên nhủ mọi người cần phải có lòng kiên trì và có nghị lực.
* Kết bài: 
Khẳng định lòng kiên trì và nghị lực là đức tính quan trọng của con người.
3,0
0,5
2,0
0,5

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,5
III. Củng cố - Dặn dò
GV cho học sinh 02 đề bài yêu cầu học sinh về nhà tự luyện chú ý tự phân phối thời gian sao cho hợp lí
Đề tự luyện số 02
Phần I. Đọc - hiểu ( 5,0 điểm )
 Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
	“ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, căn nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao ! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc nhỏ nhất, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn .Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số các đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”
( Ngữ văn 7, tập 2, trang 53)
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
Câu 2. Tác giả của đoạn văn trên là ai? 
Câu 3. Đâu là câu chủ đề của đoạn văn? 
Câu 4. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn văn ? 
Câu 5. Chỉ ra phép tu từ trong câu văn: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 6. Hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về vấn đề gợi ra từ nội dung đoạn trích.
Phần II: Làm văn (5,0đ)
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
 Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao trên.
---------------------- Hết-------------------
Gợi ý đáp án
PHẦN I. ĐỌC HIỂU – 4,0 điểm
Câu – Điểm
Mức tối đa
Mức 2( 50%)
Mức không đạt(0đ)
 Câu 1
0,25đ
- Đoạn văn trên trích trong văn bản
“ Đức tính giản dị của Bác Hồ” 

Không trả lời hoặc trả lời sai
 Câu 2
0,25 đ
 - Tác giả Phạm Văn Đồng 

Không trả lời hoặc trả lời sai
 Câu 3
0,25đ
- Câu chủ đề:“ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, căn nhà, lối sống”

Không trả lời hoặc trả lời sai
 Câu 4 
0,75 đ
- PTBĐ: nghị luận (0,25đ)
- Nội dung đoạn trích (0,5đ): ca ngợi sự giản dị trong đời sống của Bác Hồ.

Không trả lời hoặc trả lời sai
 Câu 5
1,0 đ
- Chỉ ra đúng phép tu từ liệt kê: (0,25 đ) và chỉ ra đúng các từ ngữ được liệt kê : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống ( 0,25 đ)
- Nêu được tác dụng của biện pháp liệt kê: nhấn mạnh, khẳng định sự giản dị của Bác trên mọi phương diện của đời sống 0,5đ):
Trả lời được ½ ý trên
Không làm bài hoặc làm lạc đề
 Câu 6
2,0 đ
- 1,5 điểm: Đạt được các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng.
*Về kĩ năng :
- Đúng hình thức đoạn văn , đảm bảo số câu theo quy định.
- Diễn đạt rõ ràng, đúng văn phạm, không mắc lỗi chính tả.
*Về kiến thức :
HS trình bày được suy nghĩ của bản thân về các vấn đề gợi ra từ đoạn trích, có thể là:
- Suy nghĩ về đức tính giản dị trong đời sống của Bác Hồ ( Bác Hồ rất giản dị)
- Có thể là suy nghĩ về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
0,5đ - 0,75 đ
đạt được ½ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng

Không viết bài hoặc làm bài sai.
PHẦN II: LÀM VĂN( 5,0 điểm ):
Tiêu chí
Nội dung
Thang điểm

 Kỹ năng
- Viết đúng kiểu bài văn giải thích
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ.
- Văn phong trôi chảy, trong sáng.
- Không mắc lỗi văn phạm( Chính tả, dùng từ, đặt câu).

1,0 điểm

Kiến thức
a. Mở bài:
- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương để gương khỏi bị hoen ố, bụi bẩn.
- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
* Tại sao con người phải sống biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau?
- Trong cuộc sống, không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt với mọi người, biết sống yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau chính là cơ sở của tình đoàn kết.
 - Nhờ có tinh thần tương thân, tương ái, tình yêu thương, sự chia sẻ mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao gian khổ từ buổi đầu dựng nước cho đến hôm nay...
 * Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện....
* Liên hệ bản thân:
- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...)
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.

0,5 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
0,75 điểm
0,25điểm
0,5 điểm
Mức
1
2
3
4
Không đạt
Điểm
4-5đ
3 - <4đ
2 – <3 đ
1 < 2đ
0đ
Yêu cầu
Đảm bảo 90-100% các yêu cầu trên
Đảm bảo 70-80% các yêu cầu trên.
Còn mắc một số lỗi văn phạm, trình bày.
Đạt được từ 50% trở lên các yêu cầu trên.
Còn mắc nhiều lỗi văn phạm trình bày
Bố cục phần thân bài chưa mạch lạc
Bài viết còn thiếu nhiều ý
Còn mắc lỗi về bố cục, văn phạm...
Lạc đề
Không làm bài

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_mon_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_ca_nam.docx