Tiết 24: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
A – Mục tiêu
- HS nắm được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên và kể tên 5 dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện. Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của của dòng điện đối với 3 loại đèn: bóng đèn dây tóc, bóng đèn bút thử điện, bóng đèn điốt phát quang (đèn Led)
- Kỹ năng mắc mạch điện đơn giản, quan sát và phân tích hiện tượng.
- Có thái độ trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
B – Chuẩn bị
- Mỗi nhóm: 1 bóng đèn pin có đế, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện, 1 biến thế chỉnh lưu, 1 bút thử điện, 1 đèn điốt phát quang.
- Cả lớp: 1 biến thế chỉnh lưu, 1 bóng đèn có đế, 1 công tắc, 1 đoạn dây sắt, giáy, 1 số loại cầu chì.
Tiết 24: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện A – Mục tiêu - HS nắm được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên và kể tên 5 dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện. Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của của dòng điện đối với 3 loại đèn: bóng đèn dây tóc, bóng đèn bút thử điện, bóng đèn điốt phát quang (đèn Led) - Kỹ năng mắc mạch điện đơn giản, quan sát và phân tích hiện tượng. - Có thái độ trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. B – Chuẩn bị - Mỗi nhóm: 1 bóng đèn pin có đế, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện, 1 biến thế chỉnh lưu, 1 bút thử điện, 1 đèn điốt phát quang. - Cả lớp: 1 biến thế chỉnh lưu, 1 bóng đèn có đế, 1 công tắc, 1 đoạn dây sắt, giáy, 1 số loại cầu chì. C – Tổ chức hoạt động dạy học 1 – Tổ chức Ngày dạy:.......... Lớp: 7A1: .......... 7A2: ......... 7A3: .......... 7A4: 2 – Kiểm tra HS1: Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin, chỉ rõ chiều dòng điện trong mạch bằng mũi tên. Nêu bản chất dòng điện trong kim loại và quy ước chiều của dòng điện. 3 – Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (5ph) - Khi có dòng điện chạy trong mạch, ta có nhìn thấy các điện tích hay các êlectrôn tự do dịch chuyển không? - Vậy căn cứ vào đâu để biết có dòng điện tong mạch? - GV thông báo đó là những tác dụng của dòng điện. Chúng ta lần lượt tìm hiểu các tác dụng đó. HĐ2: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện(15ph) - GV yêu cầu một HS lên bảng, HS khác ghi ra giấy một số dụng cụ, thiết bị được đốt nóng bằng điện. - Tổ chức cho HS thảo luận xác nhận chính xác các dụng cụ được đốt nóng bằng điện. - Yêu cầu HS đọc C2, hoạt động theo nhóm, nhận dụng cụ, mắc mạch điện H22.1 và trả lời C2. - Khi có dòng điện chạy qua thì các dây sắt, dây đồng có nóng lên hay không? Phải làm thí nghiệm như thế nào để kiểm tra? - GV tiến hành thí nghiệm như H22.2 và lưu ý HS quan sát các mảnh giấy trên dây sắt AB - Tổ chức cho HS thảo luận trả lời C3a,b và rút ra kết luận. - GV thông báo: Các vật nóng tới 5000C thì bắt đầu phát ra ánh sáng nhìn thấy. - GV cho HS quan sát các loại cầu chì và mô tả hiện tượng xảy ra với dây chì và đối với mạch điện khi nhiệt độ trong mạch lớn hơn 3270C. HĐ3: Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện (12ph) - GV cho HS quan sát bóng đèn của bút thử điện, kết hợp H22.3, nhận xét về hai đầu dây bóng đèn. GV cắm bút thử điện vào ổ lấy điện để HS quan sát vùng phát sáng trong bóng đèn. - Cho HS quan sát đèn Led. Mắc đèn Led vào mạch, khi đèn sáng dòng điện đi vào bản cực nào của đèn? HĐ4: Vận dụng (8ph) - Tổ chức cho HS làm bài tập C8, C9 và thảo luận. - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi GV yêu cầu, nêu được các dấu hiệu để nhận biết có dòng điện chạy trong mạch: đèn sáng, quạt điện quay,.... - HS ghi đầu bài. I- Tác dụng nhiệt - HS nêu tên một số dụng cụ , thiết bị thường dùng trong thực tế được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua. - C1: Đèn điện dây tóc, bàn là, bếp điện, lò sưởi,... - HS nhận dụng cụ, làm thí nghiệm và trả lời C2. HS tra bảng nhiệt độ nóng chảy để biết được nhiệt độ nóng chảy của Vônfram. - HS đưa ra được dự đoán và phương án tiến hành thí nghiệm - HS quan sát thí nghiệm và thấy hiện tượng: mảnh giấy bị cháy. - HS thảo luận câu C3a,b và rút ra kết luận. Kết luận: + Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên. + Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng. - HS quan sát và trả lời câu C4 C4: Khi đó dây chì nóng tới nhiệt đọ nóng chảy và đứt. Mạch điện hở, tránh hư hại và tổn thất. II- Tác dụng phát sáng 1- Bóng đèn bút thử điện - HS quan sát bóng đèn của bút thử điện và nêu nhận xét về hai đầu dây trong bóng đèn. C5: Hai đầu dây trong bóng đèn tách rời nhau. C6: Vùng chất khí phát sáng. Kết luận: Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn bút thử điện làm chất khí này phát sáng. 2- Đèn điôt phát quang (đèn Led) - HS quan sát đèn Led. Làm thí gnhiệm theo nhóm để trả lời C7 và kết luận C7: Đèn sáng khi bản cực nhỏ của đèn nối với cực dương, bản cực to của đèn nối với cực âm của nguồn điện. Kết luận: Đèn điôt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định. III- Vận dụng - HS tham gia làm các bài tập C8, C9. C8: E- Không có trường hợp nào C9: Nối bản kim loại nhỏ với cực A của nguồn điện. Nếu đèn sáng thì A là cực (+), B là cực (-) của nguồn điện, nếu đèn không sáng thì A là cực (-), B là cực (+) 4– Củng cố - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. Những vật liệu nào có thể dẫn điện? (Kim loại, chất khí và chất bán dẫn có thể dẫn điện trong những điều kiện nhất định) - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết 5– Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 22.1 đến 22.3 (SBT) - Đọc trước bài 22: Tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện *******************
Tài liệu đính kèm: