Giáo án Địa lý 9 tiết 47 đến 50

Giáo án Địa lý 9 tiết 47 đến 50

ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG

Tiết 47- Bài 41: ĐỊA LÍ TỈNH PHÚ THỌ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần:

- KT :HS nắm đợc vị trí địa lý, sự phân chia hành chính của tỉnh Phú Thọ. Nắm khái quát các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiêncủa tỉnh Phú Thọ.

- KN: Đọc và phân tích bản đồ hành chính và tự nhiên.

-TĐ :Giáo dục ý thức tìm hiểu về địa phương và vận dụng vào lao động sản xuất ở địa phương

B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hoạt động nhóm

 

doc 12 trang Người đăng vultt Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 9 tiết 47 đến 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/3/2011
Địa lý địa phương
Tiết 47- Bài 41: Địa lí tỉnh Phú Thọ
A. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:
- KT :HS nắm đợc vị trí địa lý, sự phân chia hành chính của tỉnh Phú Thọ. Nắm khái quát các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiêncủa tỉnh Phú Thọ.
- KN: Đọc và phân tích bản đồ hành chính và tự nhiên.
-TĐ :Giáo dục ý thức tìm hiểu về địa phương và vận dụng vào lao động sản xuất ở địa phương
B. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm
C Chuẩn bị
 GV Bản đồ hành chính Việt Nam.Bản đồ hành chính Tỉnh Phú Thọ 
Bản đồ tự nhiên Phú Thọ
 HS Tranh ảnh về tự nhiên Phú Thọ, tư liệu về Tỉnh Phú Thọ. 
D. Hoạt động dạy học
1. Tổ chức:
Ngày giảng
Tiết thứ
Sĩ số
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: 	 
Hoạt động của VG và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HS quan sát bản đồ.
- GV giới thiệu vị trí của Tỉnh Phú Thọ trên bản đồ hành chính Việt Nam.
- HS quan sát bản đồ hành chính Phú Thọ
- Dựa vào BĐ hãy xđịnh vị trí và lãnh thổ của tỉnh?
? Tìm các điểm cực của Tỉnh Phú Thọ 
- Các điểm cực:
(+ Cực Bắc 2103' B (ở Đông Khê - Đoan Hùng).
+ Cực Nam: 20049' B (Yên Sơn - Thanh Sơn).
+ Cực Tây: 104048' Đ (Thu Cúc - Tân Sơn)
+ Cực Đông: 105027' Đ (Sông Lô - Việt Trì)
- Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý?
? Tỉnh Phú Thọ được thành lập từ bao giờ?
- Nêu các đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ?
- HS xác định các đơn vị hành chính trên bản đồ
Hoạt động 2: (HS hoạt động nhóm)
* Nhóm 1: Tìm hiểu về địa hình.
- Dựa vào bản đồ tự nhiên: Phú Thọ có những dạng địa hình nào phân bố ở đâu?
- ảnh hưởng của địa hình đối với dân cư và phát triển kinh tế xã hội 
* Nhóm 2: Tìm hiểu về khí hậu
- Dựa vào bản đồ khí hậu: Phú Thọ thuộc vùng khí hậu nào? đặc điểm của nó?
- ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp?
* Nhóm 3: Tìm hiểu về tài nguyên nước
? Nhận xét về mạng lới sông ngòi hướng chảy và chế độ nước của dòng sông
- Chỉ trên bản đồ những con sông chảy qua Phú Thọ?
- Kể tên một số hồ lớn trong tỉnh?
- Vai trò của sông, hồ đối với sản xuất và đời sống.
* Nhóm 4: Tìm hiểu về tài nguyên đất
? Phú Thọ gồm có những loại đất nào? ý nghĩa đối với phát triển kinh tế 
Hiện trạng sử dụng đất hiện nay?
* Nhóm 5: Tìm hiểu về tài nguyên sinh vật.
Cho HS quan sát một số tranh ảnh .
Nhận xét thảm thực vật của tỉnh ta?
Kể tên các loại động vật quý mà em biết?
Tỉnh Phú Thọ ta có khu bảo tồn vườn quốc gia nào không? vì sao
* Nhóm 6: Tìm hiểu về khoáng sản
- Quan sát bản đồ tự nhiên Phú Thọ, kể tên các loại khoáng sản chính của tỉnh ta? ý nghĩa đối với kinh tế
I.Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính:
1.Vị trí địa lý và lãnh thổ:
- Phú Thọ là tỉnh trung du nằm ở trung tâm miền Bắc Việt Nam, cửa ngõ đi Tây Bắc và Việt Bắc.
- Giới hạn :+Bắc : Giáp Yên Bái, TQuang
+ Đông: Vĩnh Phúc, hà Nội
+ Nam: Hoà Bình
+ Tây: Sơn La
- Diện tích : 3.347,32 km2
- ý nghĩa: 
+ Giao lưu kinh tế với nhiều tỉnh lân cận.
+ Nằm trên đầu mối giao thông quan trọng : quốc lộ 2, đường sông, đường sắtđ thuận lợi giao lu kinh tế các tỉnh trong cả nước và giao lưu kinh tế các nước láng giềng (Trung Quốc).
2. Sự phân chia hành chính:
- Tỉnh Phú Thọ đợc thành lập năm 1903 
Năm 1968 Phú Thọ hợp nhất với tỉnhVĩnh Phú. Tháng 11/1996 Tỉnh Vĩnh Phú tách ra thành Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
- Các đơn vị hành chính:
+1 thành phố: Việt Trì ,1 thị xã: Phú Thọ.
+ 11 huyện: Phù Ninh, Lâm Thao, Đoan Hùng, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Thanh Ba, Hạ Hoà, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
1. Địa hình: Là tỉnh trung du chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi.
- Cao ở phía Tây thấp dần ở phía Đông. 
+ Núi thấp ở Cẩm Khê, Hạ Hoà ...
+ Núi đá vôi rải rác ở Thanh Sơn, Yên Lập.
+ Đồng bằng phù sa châu thổ sông Hồng chiếm diện tích nhỏ ở Lâm Thao, Tam Nông 
+ Địa hình núi ở Tân Sơn, Yên Lập.
2. Khí hậu: 
- Nằm trong vùng nội chí tuyến nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào.
- Có nhiệt độ cao 22 - 240c
- Một năm có 2 mùa gió (mùa hạ: Gió đông và đông nam, mùa đông: Gió đông bắc).
- Độ ẩm không khí lớn (-> 80%), lượng mưa trung bình 1500- 2000mm.
-> Điều kiện phát triển thâm canh tăng vụ;cơ cấu cây trồng đa dạng nền nông nghiệp nhiệt đới xen kẽ cây ôn đới mùa đông.
3. Thuỷ văn:
- Mật độ 1,6km/km2 
- Sông Đà, S.Hồng, S.Lô, S.Chảyđ nhiều sông, sông lớn .Hướng: TB - ĐN. Chế độ nước theo mùa 
- Hồ đầm: Khá nhiều hồ đầm (đầm Ao Châu, đầm Chính Công ...).
- Nước ngầm khá tốt có lưu lượng trung bình (50m3/h vùng đồng bằng, 10m3/h vùng núi).
đ Giá trị: giao thông, thuỷ lợi, phù sa, cá...
4. Thổ nhưỡng:
+ Đất feralit đỏ vàng: chủ yếu (đồi núi)
+ Đất phù sa (ven sông, suối)
+ Đất bạc màu.
5.Tài nguyên sinh vật:
- Độ che phủ rừng có khoảng 45% tập trung Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà, Đoan Hùng.
(Rừng tự nhiên còn 37%, rừng trồng 63%)
- Rừng kín thường xanh
- Rừng á nhiệt đới: Lá kim, cỏ: sim, mua...
- Động vật: khỉ, nai, chim, sâu, bọ...
- Vườn quốc gia Xuân Sơn (Thanh Sơn)
6 .Khoáng sản:
- Đá Vôi: Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập.
- Đất sét: Lâm Thao, Việt Trì.
- Sắt: Thanh Sơn, Thanh Thuỷ.
- Pi rit: Thanh Sơn
- Cát sỏi: S Lô, S Đà
4. Củng cố:- GV khái quát bài.
- HS lên bảng xác định vị trí các đơn vị hành chính của tỉnh.
- Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, tỉnh Phú Thọ có thế mạnh phát triển những ngành kinh tế nào?
5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. . Làm bài tập.
Cho bảng số liệu sau: Sự phân chia đất theo công dụng kinh tế 1998 vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét.
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Đất nông nghiệp 
89.419
25,5
Đất lâm nghiệp
84.547
24,2
Đất chuyên dùng
20.074
5,7
Đất thổ cư
6.417
1,8
Đất cha sử dụng
150.105
42,8
- Chuẩn bị bài 42: Tìm hiểu địa lí địa phương tỉnh Phú Tho:
Rút kinh nghiệm:.....................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 31/3/2011
Tiết 48- Bài 42: Địa lí tỉnh Phú Thọ (Tiếp theo)
A. Mục tiêu bài học : Sau bài học, học sinh cần:
- KT: Nắm đợc đặc điểm dân c, lao động của tỉnh Phú Thọ.Những nét khái quát về tình hình phát triển kinh tế của tỉnh.
- KN: Đọc bản đồ kinh tế tháp dân số 
- Giáo dục sinh có kế hoạch, có ý thức trong lao động.
B. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị : - GV Tháp dân số bản đồ phân bố dân cư.
 - Sưu tầm tài liệu (Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ nhiệm kì 2005- 2010).
 HS Tranh ảnh về dân số, lao động và kinh tế.
D. Hoạt động trên lớp:
1. Tổ chức:	
Ngày giảng
Tiết thứ
Sĩ số
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia đơn vị hành chính tỉnh PT
- Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Thọ? Thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình phát triển KT- XH của tỉnh?
3. Bài mới:
Hoạt động của VG và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
GV đưa ra số liệu dân số một vài năm của Phú Thọ (năm 1990: 127.492 người; năm 1995: 1.210.637 người; năm 1999: 1.246.967 người; năm 2005: 1.326.800 người )
- Nguyên nhân làm tỉ lệ gia tăng tự nhiện của tỉnh có xu hướng giảm ?
- HS quan sát tháp dân số rút ra nhận xét về giới tính theo độ tuổi, theo lao động.
-Tỉnh ta có những dân tộc nào sinh sống
? Tính mật độ dân số của tỉnh ta 
? Nhận xét sự phân bố dân cư của tỉnh
- Các loại hình cư trú của dân cư trong tỉnh
- Tỉnh ta có những lễ hội truyền thống nào? Tổ chức vào những ngày nào hàng năm?
- Nhận xét tình hình phát triển giáo dục của tỉnh ta trong những năm gần đây.
(Hạ Hoà hoàn thành phổ cập THCS năm 2002, đến tháng 12/2007 có 21 trường đạt chuẩn quốc gia)
- Số học sinh đạt giải trong các kì thi HSG quốc gia, quốc tế ngày càng tăng.
? Nhận xét về sự phát triển y tế của tỉnh
(GV mở rộng kiến thức về y tế)
Hoạt động 2:
- Nhận xét chung về tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây? (2000- 2005)
Hạ Hoà:
+ GDP: 11,33%
+ Cơ cấu: N- LN: 44,5%, CN- TTCN: 33,2%, DV: 22,3%
+ Giá trị sản xuất: 4.568.000đ
2005: Công nghiệp - xây dựng: 38,1%; Dịch vụ: 34,3%; Nông nghiệp - lâm nghiệp: 27,6%
+ GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5.060.000đồng
III. Dân cư, lao động:
1. Gia tăng dân số:
- Số dân: Dân số tăng nhanh.
- Tỷ lệ ra tăng tự nhiên: 1,8% (1996); 1% (2005).-> Nguyên nhân làm tốt công tác dân số KHHGĐ.
2. Kết cấu dân số:
- Giới tính: 104 nữ/100 nam (1999)
- Dân số trẻ: -> Có nguồn lao động dồi dào
- Có 21 dân tộc: Kinh, Mường, Hơ Mông, Sán Dìu ...
- Tín ngưỡng: Thờ cúng ông bà tổ tiên, đạo phật và đạo thiên chúa
3. Phân bố dân cư:
- Mật độ dân số trung bình: 365 người/km2
- Phân bố dân cư không đồng đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn.
- Loại hình cư trú: Định cư.
Cư trú (thành thị 15%, nông thôn 85%).
4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế:
- Các loại hình văn hoá dân gian
- Hoạt động văn hoá truyền thống thông qua các lề hội: Đền Mẫu Âu Cơ. Đền Hùng, Đền Nghè
- Quy mô trờng lớp phát triển hợp lí theo hớng đa dạng hoá và từng bước xã hội hoá giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục.
- Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, đầu tư, 100% số xã có bác sĩ.
- Chất lượng dân số, sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ và trẻ em đợc cải thiện đáng kể.
IV. Kinh tế:
1. Đặc điểm chung:
- Kinh tế phát triển khá, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh ngày một nâng cao:
+ Tốc độ tăng trưởng KT bình quân hàng năm đạt 9,73% cao hơn 1,17% năm 2000, đạt mức cao nhất từ tưrớc đến nay.
+ Cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ các ngành chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH
4. Củng cố :- Gv khái quát bài.
5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. ,HS làm bài tập sau:
Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Phú Thọ (đơn vị %).
Ngành
1996
1998
1999
2000
2005
NLN
34,9
31,6
30,7
29,7
27,6
CN-XD
31,5
35,0
35,8
36,3
38,1
Dịch vụ
33,6
33,0
33,3
34,0
34,3
	a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh ta.
b. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét về sự phát triển kinh tế từ 1996-2005
Rút kinh nghiệm:...........................................................................................
..........................................................................................................................
______________________________________________
Ngày soạn: 2/4/ 2011
Tiết 49- Bài 43: Địa lí tỉnh Phú Thọ (tiếp theo)
A. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:
- KT: Nắm đợc tình hình phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ). Vấn đề bảo vệ môi trờng.Phương hớng phát triển kinh tế.
- KN: Phân tích biểu đồ kinh tế, bảng số liệu về kinh tế.
- Giáo dục: ý thức bảo vệ môi tưrờng trong quá trình phát triển kinh tế. 
B. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị : GV Bản đồ kinh tế chung của tỉnh.
 HS-Tranh ảnh về hoạt động kinh tế, ô nhiễm môi trường của tỉnh.
 Sưu tầm tài liệu (Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ nhiệmkì 2005- 2010)
D. Hoạt động trên lớp:
1. Tổ chức:	
Ngày giảng
Tiết thứ
Sĩ số
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đặc điểm dân c tỉnh Phú Thọ? Tình hình phát triển văn hoá, y tế, giáo dục?
- Đặc điểm kinh tế chung tỉnh Phú Thọ?
3. Bài mới:
Hoạt động của VG và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (HS hoạt động nhóm)
Nhóm 1: Tìm hiểu về CN
 GV giới thiệu: Sản xuất công nghiệp bình quân tăng 14,6%/ năm (2000- 2005)
 - QS bản đồ công nghiệp tỉnh ta phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên nào?
? Tỉnh ta có những ngành công nghiệp truyền thống nào?
- Trình bày các ngành CN mũi nhọn của tỉnh ta ?
(GV : Trong 5 năm CN vươn lên vị trí số 1/14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc, 18/63 tỉnh thành cả nuớc. 
- Cơ cấu: Chuyến dịch tăng dần các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
Phát triển CN phát chú ý tới bảo vệ môi trường như thế nào?
Nhóm 2: Tìm hiểu về NN
- Phú Thọ có những điều kiện thuận lợi nào cho hoạt động NN?
- Hoạt động NN ở tỉnh ta phát triển ntn?
 - Phú Thọ phát triển những loại cây trồng nào?
- Kể tên các loại các cây CN hàng năm và lâu năm, cây ăn quả trong tỉnh?
 - Kể tên những vật nuôi chủ yếu ở tỉnh ta? (GV mở rộng trâu có 90.000 con, bò 102.000 con, lợn 440.000 con, gia cầm > 6 triệu con)
Nhóm 3: Tìm hiểu về dịch vụ
 - QS bản đồ em có nhận xét gì về giao thông vận tải của tỉnh ?
HĐ bưu chính VT ở tỉnh ta hiện nay ntn?
- QS bản đồ và tranh ảnh em hãy nhận xét và hoạt động du lịch của tỉnh ta, kể tên các lễ hội, danh lam thắng cảnh đẹp?
Hoạt động 2:
- Tài nguyên, môi trường sống của chúng ta hiện nay như thế nào? Biện pháp?
Bằng hiểu biết bản thân:
- Nêu những phương hướng chính trong việc phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh ta?
IV. Kinh tế:
2. Các ngành kinh tế:
Công nghiệp: 
- Có nguồn khoáng sản khá phong phú song trữ lượng còn ít.
- Có nhiều nghề thủ công truyền thống (đan nón ở Sai Nga, đan cót ở Đỗ Xuyên...)
- Chế biến nông sản thực phẩm phát triển mạnh, có tầm cỡ quốc gia, nhiều sản phẩn xuất sang tỉnh bạn: Đường, chè, rượu bia, bánh kẹo, mì chínhTập trung chủ yếu ở Việt Trì.
Chế biến chè ở Hạ Hoà, Đoan Hùng, Thanh Ba
- Sản xuất vật liệu xây dựng: Xi măng (Thanh Ba), gốm sứ cao cấp (Việt Trì, Phú Thọ), khai thác cát sỏi, sản xuất gạch ngói phát triển rộng khắp.
- Khai thác , chế biến khoáng sản: Pi rit, cao lanh, đất sét, đá xây dựng
Công nghiệp hoá chất, sản xuất phân bón: Việt Trì, Lâm Thao
- Sản xuất hàng tiêu dùng: Có sự phát triển mạnh mẽ và liên doanh với nớc ngoài: Dệt may, nhuộm (Việt Trì, Phú Thọ), Sản xuất giấy (Bãi Bằng)
* Phương hướng phát triển công nghiệp: Xây dựng khu công nghiệp ở Việt Trì, thu hút vố đầu tư của nước ngoài để mở rộng sản xuất. Ưu tiên đầu tư những ngành công nghệ tiên tiến, công nghiệp sạch.
b. Nông nghiệp:
- Đẩy mạnh phát triển nông lâm theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đẩy nhanh phát triển kinh tế nông thôn.
- Giá trị sản xuất tăng bình quân 8,1% năm.
* Trồng trọt:
- Cây công nghiệp dài ngày: Chè ở Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê; Sơn, trẩu, cọ
- Cây công nghiệp ngắn ngày: Lạc , mía, đậu tương (Vùng đồi núi thấp, bãi ven sông)
- Lương thực: Lúa, sắn, ngô vụ đông
- Cây ăn quả: Bưởi, nhãn, chuối
- Lâm nghiệp: S rừng nguyên liệu lớn, rừng nguyên sinh Xuân Sơn.
* Chăn nuôi: Trâu, bò (Thanh Sơn, Yên Lập); lợn, gia cầm, thuỷ sản, nuôi ong theo hộ gia đình.
c. Dịch vụ: 
- Phát triển khá toàn diện, từng bớc khai thác được lợi thế, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Giao thông vận tải: Gồm nhiều loại hình: Đường sắt, đường bộ, đường sông.
- Bưu điện: Phát triển khá nhanh đạt 7,5 máy cố định > 100 dân. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh 100%, phủ sóng truyền hình 90% địa bàn dân cư.
- Dịch vụ du lịch: Chuyển biến về quy hoạch, đầu tư hạ tầng và tổ chức quảng bá, có hệ thống khách sạn nhà hàng đa dạng và phong phú.
Một số tuyến du lịch: Việt Trì - Đền Hùng - Thanh Thuỷ - Xuân Sơn .
Việt Trì - Đền Hùng - Hạ Hoà. 
V. Bảo vệ tài nguyên môi trường:
- Tài nguyên đang có nguy cơ suy giảm, môi trường ô nhiễm
- Biện pháp:
+ Khai thác tài nguyên theo quy hoạch đi đôi với bảo vệ môi trường.
+ Có biện pháp xử lí cất thải, rác thải sinh hoạt, công nghiệp trớc khi thải vào môi trường.
VI. Phương hướng phát triển kinh tế 
- Tạo chuyển biến cả về chất lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng đi đôi với phát triển bền vững, bắt nhịp với đà phát triển chung của đất nớc. 
- Phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội.
4. Củng cố: GV khái quát bài.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài. 
- Chuẩn bị : Ôn tập kiến thức đã học
Rút kinh nghiệm:...........................................................................................
..........................................................................................................................
Ngày soạn: 10/ 4 / 2011
 Tiết 50	 Ôn tập
A. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
- Hiểu và trình bày đợc: Tiềm năng phát triển KT của biển, đảo VN, những thế mạnh của KT biển, đảo.
- Vấn đề cấp bách phải BVTN, MT biển, đảo đẻ PT bền vững kinh tế quốc gia.
- Khả năng PTKT của tỉnh, thế mạnh KT, những tồn tại và giải pháp khắc phục khó khăn.
- Có kĩ năng so sánh, phân tích các mối quan hệ địa lí, kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích biểu đồ.
B. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị
	 - Các phiếu học tập, átlát địa lý VN.
	 - Các bản đồ: TN, KT, hành chính VN 
D. Hoạt động trên lớp:
1. Tổ chức:	
Ngày giảng
Tiết thứ
Sĩ số
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ:
3 Bài mới: 
GV kiểm tra đề cương ôn tập của HS
	 - Nêu nhiệm vụ giờ ôn tập: 
	 - Vẽ thành thạo biểu đồ và biết phân tích biểu đồ.
 HĐ1: Cá nhân: GV gọi 1- 2 HS xác định vị trí vùng biển, đảo VN. Nêu rõ vai trò của biển, đảo trong PTKT.
 HĐ2: Nhóm:
* GV chia lớp thành 4 nhóm 
 - N1: Phiếu học tập số 1: - N3: Phiếu học tập số 3:
 - N2: Phiếu học tập số 2: - N4: Phiếu học tập số 4:
* Các nhóm làm việc theo phiếu học tập và cử người lên báo cáo.
* Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
	 Phiếu học tập số 1:	
1. Nêu các ngành KT biển? Nước ta có những TLvà khó khăn gì để PTKT biển?
	2. Tại sao phải ưu tiên PT khai thác hải sản xa bờ? Công nghiệp chế biến thuỷ sản PT sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.
	3. Sắp xếp các bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ B - N: Cửa Lò, Sầm Sơn, Trà Cổ, Vịnh Hạ Long, Đồ Sơn, Nha Trang, Huế, Hội An, Đà Nẵng, Vũng Tàu.
Phiếu học tập số 2:
	1. Vẽ sơ đồ xu hướng PT ngành dầu khí nước ta.
	2. Xác định trên bản đồ các cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta. Chúng ta cần tiến hành biện pháp gì để PTGTVT biển.
	3. Tại sao chúng ta phải BVTNMT biển? Các giải pháp.
Phiếu học tập số 3:
	1. Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh để PTKT, xã hội. Khó khăn nào lớn nhất?
	2.Thế mạnh KT của tỉnh? Dựa trên những điều kiện nào?
	3. Tỉnh Phú Thọ có tiềm năng du lịch gì? Các giải pháp?
Phiếu học tập số 4:
	1. Dựa vào H 40.1 HS chuyển thành bảng số liệu tình hình khai thác, XK dầu thô, XK xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta.
	2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của tỉnh hoặc TP
4. Củng cố: GV cùng HS đánh giá cho điểm kết quả làm việc của các nhóm
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập tất cả các nội dung đã học để tiết sau kiểm tra học kì II.
- Chuẩn bị giấy, bút, thước kẻ, bút chì, compa, máy tính, ALĐLVN.
Rút kinh nghiệm:...........................................................................................
..........................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctham khao.doc