Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 đến tuần 12 - Hoàng Thu Hương - Trường PTCS Đồng Văn

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 đến tuần 12 - Hoàng Thu Hương - Trường PTCS Đồng Văn

Hai đường thẳng vuông góc (Tiết 41)

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.Biết rằng hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc có chung đỉnh.

-Biết dùng ê ke để kiểm tra xem hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay lhông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: ê ke.Bảng phụ bài tập 1,3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra:

 - GV vẽ bảng một số góc .

 - 2 HS lên nhận dạng từng góc: góc nhọn, góc tù, góc bẹt

2.Bài mới.

a.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc

 

doc 111 trang Người đăng phuongthanh95 Lượt xem 306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 đến tuần 12 - Hoàng Thu Hương - Trường PTCS Đồng Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Ngày giảng,Thứ	 ngày	 tháng năm 2008 
Toán
Hai đường thẳng vuông góc (Tiết 41)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.Biết rằng hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc có chung đỉnh.
-Biết dùng ê ke để kiểm tra xem hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay lhông.
II. Đồ dùng dạy học: ê ke.Bảng phụ bài tập 1,3
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: 
 - GV vẽ bảng một số góc .
 - 2 HS lên nhận dạng từng góc : góc nhọn, góc tù, góc bẹt
2.Bài mới.
a.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, cho thấy rõ 4 góc A, B, C, D đều là góc vuông.
- GV kéo dài 2 cạnh BC và CD thành 2 đường thẳng.
+Giới thiệu: Hai đường thẳng DC và BC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
Hai đường thẳng tạo nên mấy góc vuông? Có chung đỉnh nào?
- GVdùng ê ke kiểm tra một góc.
-GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O cạnh OM và ON rồi kéo dài 2 cạnh để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau ( Như SGK).
- Cho HS liên hệ một số hình ảnh xung quanh để có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
 b.Thực hành:
*Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu
-Tổ chức báo cáo kết quả.
- Gọi 2 HS kiểm tra trên bảng lớp.
- GV nhận xét, chốt kết quả.
*Bài 2:
-Nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình chữ nhật ABCD?
*Bài 3: GV treo bảng phụ và cho HS nêu yêu cầu của bài.
- GV theo dõi HS làm, giúp đỡ HS yếu.
- GV chấm một số bài. Nhận xét kết quả.Cho HS tự chữa bài.
*Bài 4: 
- HS quan sát. 
 A D
C
 B 
- 4 góc vuông chung đỉnh C. 
-1HS lên kiểm tra 3 góc còn lại.
-HS quan sát GV làm rồi nhận xét: Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
-HS liên hệ: Hai đường mép liền nhau của quyển vở, hai cạnh liên tiếp của bảng đen,...
-HS dùng ê ke để kiểm tra 2 đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không. 
a. vuông góc.
b.không vuông góc.
-HS tự làm bài VBT rồi chữa bài.
-Lớp nhận xét, đối chiếu kết quả.
ADDC ; DC CB ; CBAB
-HS dùng ê ke để xác định trong mỗi hình góc nào là góc vuông, rồi từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau trong mỗi hình đó.
-HS tự làm bài vào vở.
- HS tương tự bài 3 làm VBT
3.Củng cố, dặn dò:
-GVnhấn mạnh kiến thức cần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học. 
4. Rút kinh nghiệm : 
=================================
Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ(Tiết 17)
I. Mục tiêu:
-HS đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm phân biệt lưòi các nhân vật trong đoạn đối thoại.
-Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài.
-Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Mơ ước của Cương trở thành người thợ rèn là chính đáng , nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: HS đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh kết hợp trả lời câu hỏi.
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:Dùng tranh minh hoạ
 b. Luyện đọc:
- GV cho 1 HS khá đọc toàn bài. 
- Cho HS nêu các đoạn :
+ Đoạn1 :Từ đầu đến một nghề kiếm sống.
+ Đoạn 2 : Còn lại
- GV nghe kết hợp sửa lỗi phát âm , cách ngắt nghỉ câu văn dài và lời đối thoại của từng nhận vật.
- Giúp HS hiểu thêm nghĩa các từ : 
cây bông, kiếm sống, đầy tớ.
-GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
 c.Tìm hiểu bài:
- GV lần lượt nêu các câu hỏi SGK 
+ Câu hỏi 1 SGK.
+ Câu hỏi 2 SGK
+ Câu hỏi 3 SGK
+ Câu hỏi 4 SGK( HS khá giỏi )
- GV cho HS nêu ý nghĩa bài thơ
( GV chốt theo phần mục tiêu)
d.Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc 
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn 2
- GV theo dõi , uốn nắn
-Nhận xét, động viên HS tiến bộ. Tuyên dương HS đọc tốt.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài.( 3,4 lượt )
-HS luyện đọc theo cặp.
-Vài HS đọc cả bài.
-HS đọc thầm, đọc thành tiếng suy nghĩ trả lời 
Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
- HS đọc đoạn cuối bài và trả lời :
Mẹ cho là Cương bị ai xui, bào nhà Cương là dòng dõi quan sang, bố sẽ không chịu cho đi làm vì sợ mất thể diện
......Cương nắm tay mẹ, nói nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp mới bị coi thường.
- Cách xưng hô : đúng thứ bậc ... thể hiện tình cảm mẹ con trong gia đình rất thân ái.
- Cử chỉ lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm ( mẹ xoa đầu Cương, Cương nắm tay mẹ, nói thiết tha)
 - HS nối tiếp nêu
-HS nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi tìm ra cách đọc phù hợp cho cả bài.
-HS tìm và gạch chân bằng chì những từ ngữ cần nhấn giọng vào SGK, luyện đọc diễn cảm đoạn 2 theo cặp
- 2; 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
3.Củng cố, dặn dò:
- 1 HS đọc cả bài.
- Cho HS liên hệ với những ước mơ của mình.
-Dặn HS về tiếp tục HTL bài thơ.	
4. Rút kinh nghiệm :
===================================
Đạo đức
 Tiết kiệm thời giờ (Tiết 9)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
-Hiểu được thời giờ là quý nhất, cần phải tiết kiệm. Biết cách tiết kiệm thời giờ.
-Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II. Chuẩn bị: -Tranh ảnh SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra:
 -Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của?
 - Em đã làm gì để tiết kiệm tiền của cho gia đình
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài : Mục tiêu tiết học.
 b. Kể chuyện Một phút (SGK.)
- GV kể chuyện.
-Tổ chức cho HS đọc phân vai minh hoạ cho câu chuyện.
-Yêu cầu HS thảo luận theo 3 câu hỏi SGK
GV cùng lớp nhận xét, đánh giá.
- GV kết luận: Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
 c. Làm bài tập
*Bài tập 2 SGK
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- GV kết luận:
+HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu tới kết quả thi.
+Hành khách đến muộn có thể nhỡ tàu, nhỡ máy bay.
+Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
*Bài tập 3 SGK
-GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài yêu cầu HS bày tỏ thái độ của mình.
- GV kết luận.
*GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.
- HS lắng nghe quan sát tranh trong SGK nắm nội dung câu chuyện.
- 2 nhóm HS đọc theo lối phân vai 
( 4 vai : mẹ, ba, người dẫn chuyện và Mi- chi- a)
-HS suy nghĩ trả lời 
+ Câu 1: Chậm trễ hơn người khác.
+ Câu 2 : Vì chậm 1 phút mà em chỉ được giải nhì.
+ Câu 3: HS khá giỏi( con người chỉ 1 phút cũng làm nên chuyện quan trọng)
-HS thảo luận theo nhóm.Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
-Vài HS nhắc lại.
-HS đọc yêu cầu của bài.
-HS lần lượt bày tỏ ý kiến của mình và giải thích lí do sự lựa chọn đó.
+ý kiến d là đúng.
+Các ý kiến a, b, c là sai.
-3,4 HS đọc.
3.Hoạt động tiếp nối:
-HS tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân.
-Về nhà tập Lập thời gian biểu của mình.
4. Rút kinh nghiệm :
khoa học
Phòng tránh tai nạn đuối nước (Tiết 17)
. Mục tiêu:
- HS nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước.
- Nêu được một số điều cần thiết khi đi bơi hoặc tập bơi.
- Nêu được tác hại của tai nạn sông nước.
- HS có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Hình SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra:
-Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào ?
- Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào ?
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài : Mục tiêu tiết học
b. Nội dung bài:
* Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước.
- GV cho HS quan sát hình SGK và giao việc : 
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1,2,3 . Theo em việc nào nên làm và không nên làm? Vì sao?
- GV tuyên dương nhóm trình bày tốt.
+ Chúng ta cần làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước? ( HS khá giỏi)
- GV kết luận : ý 1, 2 mục Bạn cần biết
- Các nhóm quan sát hình và thảo luận nhóm đôi , 1 số nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung: 
H1 : Các bạn nhỏ chơi ở gần ao ( không nên làm) vì có thể bị ngã xuống ao.
H2 : Vẽ một cái giếng thành cao có nắp đậy ( nên làm) vì tránh được ngã xuống..
H1 : Các bạn nhỏ nghịch nước khi ngồi trên thuyền ( không nên làm) vì có thể bị ngã xuống sông và bị chết đuối.
... vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước, không nên chơi đùa gần ao hồ......
* Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi 
- GV cho HS quan sát H4,5 nêu một số câu hỏi:
+ Hình minh hoạ cho em biết điều gì?
+ Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
+ Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
GV lưu ý HS nếu tắm bằng nước mặn ( biển ) sau khi bơi cần lại bằng nước ngọt.
GV kết luận:Mục Bạn cần biết ý 3
HS quan sát , suy nghĩ, trả lời:
.. các bạn đạng bơi ở bể bơi đông người, bơi ở bờ biển.
..nên tập bơi hoặc đi bơi ở bể bơi (ở sông) khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
.. cần vận động, tập các bài tập để không bị cảm lạnh hay” chuột rút” . Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà phòng và nước sạch.
 Nhiều HS đọc SGK tr 37
* Bày tỏ thái độ ý kiến 
- GV chia lớp thành 2nhóm và giao nhiệm vụ đóng vai xử lý tình huống :
+ Nhóm 1 :Nam và bắc vừa đi đá bóng về.Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà tắm cho mát.Nếu là Bắc em sẽ làm gì?
+ Nhóm 2 : Đi học về Hà thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cúi xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì?
- Từng nhóm thảo luận cách xử lý tình huống , phân công các vai và trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tuyên dương nhóm xử lý tình huống đúng và hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS nhắc lại nội dung chính của bài.Liên hệ thực tế.
- GV nhận xét giờ học.Nhắc HS thực hiện đúng theo bài học.
4. Rút kinh nghiệm:
=========================
Ngày giảng, Thứ ngày tháng năm 2008
Toán
 Hai đường thẳng song song (Tiết 42) 
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song ( là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau)
 II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: 
 + 1 HS lên bảng chữa bài 3 SGK
 + HS ở dưới lớp lấy ví dụ về hai đường thẳng vuông góc trên thực tế.
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu hai đường thẳng song song
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD. Kéo dài hai phía hai cạnh đối diện nhau AB và DC và giới thiệu : 
Hai đường thẳng AB và DC là hai đường thẳng song song với nhau
- GV nêu : tương tự với cạnh AD và BC 
GV kết luận : Hai đường thẳng song song thì không bao giờ cắt nhau.
- Cho HS liên hệ các hình ảnh hai đường thẳng song song trên thực tế
- GV vẽ hình ảnh hai đường thẳng song song
 A B
 C D
 b. Thực hành
*Bài 1: 
- Cho HS đọc bài và nêu yêu cầu
- GV vẽ hình chữ nhật lên bảng
 A B
 C D 
- GV cùng lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Tương tự với hình vuông MNPQ
- GV chốt kiến thức về cách nhận biết hai đường thẳng song song.
* Bài 2:
- GV chấm bài , nhận xét và cho HS chữa bài theo kết quả đúng
*Bài 3: GV treo bảng phụ vẽ hình SGK
 M N
 Q P
- Cho HS làm tương tự với hình còn lại.
 A B
  ... biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất
II. Đồ dùng
	- Từ điển
III. Lên lớp 
A. Bài cũ 
	- 3 học sinh lên bảng đặt 2 câu với 2 từ nối về ý chí, nghị lực của con người 
	- Nhận xét
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
? Thế nào là tính từ?
à Giới thiệu bài
2. Tìm hiểu ví dụ 
* Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung
- Học sinh trao đổi, thảo luận để TLCH
- Đại diện học sinh trả lời
? Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm cuả tờ giấy được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép, từ láy, tính từ đã cho ban đầu? 
* Bài 2: 
- Học sinh trao đổi nhóm
- Đại diện học sinh phát biểu, nhận xét
- GV kết luận 
? Có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất?
3. Ghi nhớ: SGK
4. Luyện tập
* Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu + nội dung bài 
- Học sinh tự làm à GV treo bảng phụ 
* Bài 2: 
- Học sinh nêu yêu cầu và nội dung
- Trao đổi-tìm từ
- Thi nhanh và đúng
- Nhận xét
* Bài 3: 
- GV hướng dẫn
- Tổ chức thi tiếp sức 
- Nhận xét các câu vừa đặt
- 1 học sinh đọc
- Nhóm 1
a. Tờ giấy này trắng: mức độ trắng bình thường
b. Tờ giấy này trắng trắng: mức độ trắng ít 
c. Tờ giấy này trắng tinh: mức độ trắng cao
- 1 học sinh đọc yêu cầu + nội dung
- Nhóm bàn 
- ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách thêm từ rất, hơn, nhất vào trước hoặc sau từ trắng
à Ghi nhớ 
- 2-3 em nhắc lại 
- 1 học sinh 
- 1 em lên bảng gạch chân những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm tính chất
- Thơm lắm, Trong ngà trắng ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn...
- 1 em đọc 
Đỏ : + đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót
+ đỏ hơn, rất đỏ, đỏ quá...
Cao: + cao cao, cao vút, cao vợi...
+ rất cao, cao nhất...
Vui: + vui vui, vui vẻ, vui sướng
+ rất vui, vui lắm,...
- Học sinh nêu yêu cầu
- Lan Anh rất vui
- Cái áo của mẹ màu đo đỏ
...
4. Củng cố dặn dò
	? Có những cách nào thể hiện mức độ cuẩ đặc điểm, tính chất
Nhận xét tiết học
5. Rút kinh nghiệm : 
================================
Tập làm văn:
Kết bài trong bài văn kể chuyện (Tiết 23)
I. Mục tiêu
	- Biết được hai cách kết bài: kết bài mở rộng và kết bài khòn mở rộng trong văn kể chuyện.
	- Bước đầu biết viết kế bài cho bài văn kể chuyện theo 2 cách mở rộng và không mở rộng 
II. Đồ dùng
	- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy-học
A. Bài cũ
	- Nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trứơc
	- Đọc phần mở bài đã làm ở bài tập 3
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Phần nhận xét 
* Nhận xét 1: 
- Đọc lại truyện “ông trạng thả diều” 
Nhận xét 2: Tìm đoạn kết của truyện?
Nhận xét 3: Thêm vào cuối truyện một lời, đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài 
- Hướng dẫn phân tích mẫu. Kết bài bằng cách rút ra bào học kinh nghiệm hay ý nghĩa câu chuyện?
Nhận xét 4: So sánh 2 cách kết bài 
3. Ghi nhớ (SGK)
4. Luyện tập
* Bài 1:
- Kết bài mở rộng: b, c, d, e
- Kết bài không mở rộng: a
KL: Có nhiều cách kết bài mở rộng
* Bài 2:
+ Đọc lại truyện: Một người chính trực (T.36, 37-SGK)
+ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca (T 55,56 - SGK)
- GV cho học sinh chữa bài-chốt lời giải đúng
- 1 học sinh đọc-lớp đọc thầm
- “Thế rồi vua ... nước Nam ta
- Học sinh nêu yêu + mẫu 
- Làm cá nhân-đọc phần kết 
- Nhận xét
C1: Cho biết kết cục của câu chuyện 
C2: Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận
2. Học sinh đọc
- 2 học sinh đọc nối tiếp yêu cầu và các cách kết bài 
- Trao đổi theo cặp 
- Giải thích sự lựa chọn 
- Học sinh nêu yêu cầu 
- Làm bài các nhân
- 2 Học sinh chữa bài 
- Thảo luận
Tên truyện
Kết bài
Kiểu kết bài
Một người chính trực 
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
THT tâu...Trần Truy Tá
Nhưng An-đrây ca...ít năm nữa
- Không mở rộng
- Không mở rộng
* Bài 3: 
- Viết kết bài mở rộng
- Học sinh đọc yêu cầu bài
- Nhận xét, sửa chữa
- Đọc bài viết 
- Đánh giá nhận xét
 5. Củng cố dặn dò
 - Nhận xét tiết học 
 - HTL: Ghi nhớ
 - Làm bài tập 3
6. Rút kinh nghiệm :
===================================
Thể dục
Động tác điều hòa của bài thể dục tay không
Trò chơi : Chim về tổ
I/ Mục tiêu.
- Trò chơi “Chim về tổ” Yêu cầu tham gia chơi đúng luật 
- Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc thứ tự các động tác và chủ động tập đúng kỹ thuật
- Học động tác điều hòa, yêu cầu nhớ tên và tập đúng động tác
II/ Địa điểm phương tiện.
- Sân trường sạch , đảm bảo an toàn.
- Còi. dụng cụ cho trò chơi.
III/ Hoạt động dạy học.
A. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu.
- Vỗ tay, hát
- Chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
B. Phần cơ bản:
a) Bài thể dục phát triển:
- Ôn 7 động tác đã học.
+ Gv hô và tập mẫu.
+ Gv hô, HS tập, GV quan sát sửa sai cho HS.
- Học động tác điều hòa:
+ GV tập mẫu lần 1.
+ Gv tập mẫu lần 2 kết hợp giảng giải.
+ GV hô và tập mẫu, HS tập theo (chậm)
+ Gv hô, HS tập, GV quan sát sửa sai.
- Chia tổ tập luyện.
- Tập phối hợp cả 5 động tác
b) Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi: Chim về tổ
- GV nêu lại cách chơi, luật chơi.
- Một tổ chơi thử.
- Các tổ thi đua.
- GV quan sát nhận xét.
- GV làm trọng tài.
- Nhận xét tuyên dương đội thắng, đội thua hát múa một bài tự chọn.
C. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét đánh giá kết quả tiết học.
6’
20’
5’
6’
9’
5’
Lớp trưởng tập trung lớp theo đội hình:
 * * * * * *
 * * * * * * H1 
- Đội hình ôn tập: Như hình 1.
- Cả lớp tập
- Đội hình nghe giảng:
* * * * * * *
 x (H3)
* * * * * * 
Đội hình trò chơi: 
- Chạy chậm thả lỏng hít thở sâu, tích cực
======================================
Ngày giảng, thứ ngày tháng năm 2008
Toán
Luyện tập (Tiết 60)
I.Mục Tiêu:
-Rèn kĩ năng nhân với số có 2 chữ số
-Giải bài toán có phép nhân với số có 2 chữ số
II.Đồ Dùng:
Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra:
H làm bảng:96 x15; 25 x48
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
* Bài 1:Đặt tính rồi tính:
- HS đọc đề bài.
- HS làm cá nhân, ba HS làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Nêu các bước thực hiện nhân với số có hai chữ số?
- Nhận xét đúng sai.
- Cả lớp đối chiếu bài trên bảng
37 x 96 = 3552
539 x 38 = 20482
2507 x 24 = 60168
* GV chốt: Củng cố cho Hs cách nhân với số có hai chữ số.
* Bài 2:Viết vào ô trống (theo mẫu)
- HS đọc yêu cầu.
- Giáo viên giải thích mẫu.
- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Em có nhận xét gì về phép tính nhân này?
? Nêu cách nhân nhẩm với 10, với số có chữ số tận cùng bằng 0?
- Nhận xét đúng sai.
- Một HS đọc cả lớp soát bài.
n
10
20
22
220
n x 78
780
* GV chốt: Củng cố cho HS cách nhân nhẩm.
* Bài 3:
- HS đọc bài toán
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng. 
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
- Nhận xét đúng sai.
- Đổi chéo vở kiểm tra. - HS đọc bài toán
Gạo tẻ: 16kg
1kg gạo tẻ: 3800đồng
Gạo nếp: 14kg
1kg gạo nếp: 6200 đồng
Cửa hàng thu:.......đồng?
Bài giải:
Số gạo tẻ bán được số tiền là:
16 x 3800 = 60800 (đồng)
Số gạo nếp bán được số tiền là:
14 x 6200 = 86800 (đồng)
Cửa hàng đó thu được tất cả số tiền là:
60800 + 86800 = 147600 (đồng)
 Đáp số: 147600 đồng.
* Gv chốt: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải bài toán có lời văn.
* Bài 4:
- HS đọc bài toán
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng. 
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
- Nhận xét đúng sai.
- Đổi chéo vở kiểm tra. - HS đọc bài toán
Khối 1, 2, 3: 16 lớp
Trung bình mỗi lớp: 32 HS
Khối 4, 5: 16 lớp
Trung bình mỗi lớp: 30 HS
Cả 5 khối:......HS?
Bài giải:
Số học sinh khối 1, 2, 3 có là:
32 x 16 = 512 (HS)
Số học sinh khối 4, 5 là:
30 x 16 = 480 (HS)
Cả năm khối có số học sinh là:
512 + 480 = 992 (HS)
 Đáp số: 992 học sinh.
* GV chốt: Từ dạng trung bình cộng học sinh mở rộng cách tính tổng trong các bài toán giả có lời văn.
3. Củng cố:
? Nêu các bước nhân với số có 2 chữ số?
Nhận xét tiết học.
4.Rút kinh nghiệm : 
==================================
Tập làm văn:
Kể chuyện (Kiẻm tra viết) – Tiết 24
I. Mục tiêu 
	- Học sinh thực hành viết một bài văn kể chuyện
	- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự kiện, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
	- Lời kể tự nhiên, chân thật, dùng từ hay, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo
II. Lên lớp 
1. Kiểm tra bài cũ 
	- Kiểm tra vở kiểm tra 
2. Thực hành viết 
	- GV nêu 3 đề (SGK)
	- Học sinh lựa chọn viết
III. Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm 
	Khoa học
Nước cần cho sự sống (Tiết 24)
I. Mục tiêu 
	Sau bài học, học sinh có khả năng:
	- Nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
	- Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí 
II. Đồ dùng
	- Hình vẽ
	- Giấy khổ to
III. Các hoạt động dạy-học
A. Bài cũ
	Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung hoạt động 
	* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật
- Trình bày tranh ảnh đã sưu tầm 
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ à giao tư liệu tranh ảnh và dụng cụ 
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Nhận xét, bổ sung 
GV đưa ra kết luận (mục bạn cần biết SGK)
Yêu cầu tìm hiểu và trình bày 
N1: Vai trò của nước đối với cơ thể người 
N2: Vai trò của nước đối với cơ thể động vật
N3: Vai trò của nước đối với Thựuc vật 
- Trình bày vào giấy Ao
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, vui chơi giải trí 
Con người sử dụng nước vào những việc gì khác?
KL: (mục bạn cần biết)
- Học sinh phát biểu ý kiến
- Tắm rửa, lau nhà, tưới cây, làm lạnh...
3. Củng cố dặn dò
	- GV chốt nội dung
	- Nhận xét tiết học
4. Rút kinh nghiệm :
kĩ thuật
Khâu đường viền gấp mép vải bằng
 mũi khâu đột(tiết 3)
I.Mục tiêu:
 -HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau
 -Gấp được mép vải và khâu đúng quy trình,kĩ thuật
 -Yêu thích sản phẩm mình làm được 
II.Đồ dùng dạy học:
 (Như tiết 1)
III.Lên lớp:
A.Kiểm tra:
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B.Bài mới:
 1.Giới thiệu bài:
 2.Các hoạt động:
*HĐ1:HS tiếp tục thực hiện khâu viền đường gấp mép vải:
 -GV gọi HS nhắc lại ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải
 -GV kiểm tra vật liệu dụng cụ thực hành của HS
 -HS hoàn thành sản phẩm
 -GV bao quát –uốn nắn
*HĐ2:Đánh giá kết quả học tập của HS:
 -HS trưng bày sản phẩm
 -HS nhắc lại tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
 -HS dựa vào tiêu chuẩn trên tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn
 -GV nhận xét kết quả học tập của HS-Đánh giá bằng nhận xét
IV.Củng cố-dặn dò:
 -Nhận xét giờ học 
 -Nhắc HS chuẩn bị giờ học sau
V.Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_9_den_tuan_12_hoang_thu_huong_tru.doc