Tiết 52, Bài thực hành 6 SỬ DỤNG LỆNH LẶP WHILE.DO
A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Hiểu các câu lệnh lặp while.do trong chương trình.
- Biết sử dụng câu lệnh lặp while.do hoặc for.do phù hợp với tình huống cụ thể.
- Biết vai trò của việc kết hợp các cấu trúc điều khiển.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng về khai báo, sử dụng biến.
- Rèn luyện khả năng đọc chương trình.
3. Thái độ:
- Hình thành phương pháp làm việc khoa học.
- Vận dụng vào trong học tập và thực tiễn.
Ngày soạn: 01/03/2011 Ngày dạy: /03/2011 Lớp: 8 Giáo viên hướng dẫn: Lê Đình Trung Giáo viên dạy: Cái Thị Hạ Ngân Tiết 52, Bài thực hành 6 SỬ DỤNG LỆNH LẶP WHILE..DO A. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức: - Hiểu các câu lệnh lặp while..do trong chương trình. - Biết sử dụng câu lệnh lặp while..do hoặc for..do phù hợp với tình huống cụ thể. - Biết vai trò của việc kết hợp các cấu trúc điều khiển. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng về khai báo, sử dụng biến. - Rèn luyện khả năng đọc chương trình. 3. Thái độ: - Hình thành phương pháp làm việc khoa học. - Vận dụng vào trong học tập và thực tiễn. B.Chuẩn bị 1. Giáo viên - Bài giảng truyền thống, bài giảng điện tử - Sơ đồ logic nội dung. - Máy tính, Projector 2. Học sinh - SGK, và dụng cụ học tập. C. Phương pháp - Thuyết trình. - Vấn đáp. - Trực quan. - Phát hiện và giải quyết vấn đề. D. Tiến trình lên lớp I. Ổn định tổ chức(1p) - Ổn định chổ ngồi học sinh. - Kiểm tra sĩ số( vắngphép,không phép). II. Kiểm tra bài cũ(5p) Câu hỏi : Trình bày cú pháp câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước. Và giải thích? while do ; Đáp án: Bước 1: Kiểm tra điều kiện. Bước 2: Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1 để quyết định có kết thúc hay không. Nếu điều kiện sai thi câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc. Lưu ý: Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hay câu lệnh phức. III. Triển khai bài mới (35p) Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu nội dung Lặp với số lần chưa biết trước. Qua đó, cũng đã biết được những điểm khác biệt giữa câu lệnh lặp với số lần biết trước và câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước. Để hiểu được tác dụng của các câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước và hiểu được vai trò của việc kết hợp các cấu trúc điều khiển. Chúng ta đi vào bài thực hành SỬ DỤNG LỆNH LẶP WHILE..DO. (2p) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI MỚI Hoạt động 1: Viết chương trình ở mức độ vận dụng lí thuyết.(13p) Hoạt động 1.1: Ra bài tập. Sử dụng câu lệnh lặp while..do để viết chương trình in ra màn hình lời chào của từng bạn trong lớp.(Chương trình cho phép từng bạn nhập tên của mình và in ra lời chào tương ứng). Ví dụ: Khi một bạn nhập tên là Tùng, chương trình sẽ in ra “Chào bạn, Tùng”. Hoạt động 1.2: Hướng dẫn HS. GV: Hãy cho biết Input và Output của bài toán? HS: + Input: Tên các HS trong lớp. + Output: Lời chào các bạn trong lớp. GV: Trình bày thuật toán? Gọi 2- 3 HS trả lời. HS: Trình bày. GV: Khái quát. + Bước 1: Nhập N là số lượng HS sẽ được nhập từ bàn phím. i 1. + Bước 2 Trong khi i < N thì Nhập tên của bạn. + Bước 3: Đưa tên ra màn hình và kết thúc. HS: Đối chiếu bài làm của mình. GV: Viết chương trình bằng NNLT Pascal? Gọi 2 HS trả lời. HS: Trình bày. GV: Khái quát. PROGRAM CHAO_HOI; VAR I: INTEGER; TEN: STRING; BEGIN I:=1; WHILE I<=N DO BEGIN WRITE(‘ NHAP TEN CUA BAN VAO’); READLN(TEN); WRITE(‘ CHAO BAN’,TEN); END; END. HS: Đối chiếu bài làm của mình. GV: Nêu những điểm cần lưu ý. HS: Chú ý. Viết chương trình ở mức độ vận dụng lí thuyết Thuật toán. + Bước 1: Nhập N là số lượng HS sẽ được nhập từ bàn phím. i 1. + Bước 2 Trong khi i < N thì Nhập tên của bạn. + Bước 3: Đưa tên ra màn hình và kết thúc. Viết chương trình. PROGRAM CHAO_HOI; VAR I: INTEGER; TEN: STRING; BEGIN I:=1; WHILE I<=N DO BEGIN WRITE(‘ NHAP TEN CUA BAN VAO’); READLN(TEN); WRITE(‘ CHAO BAN’,TEN); END; END. Hoạt động 2: Mô tả thuật toán và gõ chương trình ở bài tập 1.(20p) Hoạt động 2.1: Mô tả thuật toán của chương trình, các biến dự định sẽ sử dụng và các kiểu của chúng. GV: Gọi HS đọc đề bài ở sách giáo khoa. HS: Viết chương trình sử dụng lệnh lặp While do để tính n số thực x1,x2,x3,,xn.Các số n và x1,x2,x3,,xn.được nhập từ bàn phím. GV: Ý tưởng? Gọi 2- 3 HS trả lời. HS: Trả lời. GV: Khái quát. Sử dụng một biến đếm và lệnh lặp Whiledo để nhập và cộng dần các số vào một biến kiểu số thực cho đến khi nhập đủ n số. HS: Đối chiếu bài làm của mình. GV: Hãy cho biết Input và Output của bài toán? HS: + Input: Dãy số thực x1,x2,x3,,xn. + Output: Giá trị trung bình(x1 + x2 + x3 + + xn)/n. GV: Trình bày thuật toán? Gọi 2- 3 HS trả lời. HS: Trình bày. GV: Khái quát. + Bước 1: Nhập N là số lượng số thực được nhập từ bàn phím. 1.1. DEM 0; 1.2. SUM 0; + Bước 2: Trong khi dem < N thì 2.1. Nhập giá trị số thực x từ bàn phím. 2.2. SUM SUM + x; 2.3. DEM DEM + 1; + Bước 3: TB SUM/N + Bước 4: In TB ra màn hình rồi kết thúc HS: Đối chiếu bài làm của mình và ghi bài. Hoạt động 2.2: Gõ chương trình vào máy và lưu với tên Tính_TB GV: Gõ chương trình vào máy, chạy chương trình và kiểm tra kết quả. HS: Thực hiện. GV: Chỉnh sửa lỗi cho HS HS: Thực hiện sửa lỗi để hoàn thiện chương trình program tinh_trung_binh; uses crt; var n, dem: integer; x, TB: real; begin dem:=0; TB:=0; writeln(‘nhap cac so can tinh n =’); readln(n); while dem < n do begin dem:= dem + 1; writeln(‘nhap so thu’, dem,’=’); readln(x); TB:= TB + x; end; TB:=TB/n; witeln(‘Trung binh của’,n,’so là =’, TB :10:3); readln; end. Hoạt động 2.3: Đọc hiểu và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh. Dịch chương trình và sửa lỗi, nếu có. Chạy chương trình với các bộ dữ liệu được gõ từ bàn phím và kiểm tra kết quả nhận được. GV: Đưa lần lượt các yêu cầu và hướng dẫn. HS: Thực hiện. Hoạt động 2.4: Viết lại chương trình sử dụng câu lệnh fordo thay cho whliedo GV: Yêu cầu HS nêu lại cú pháp câu lệnh fordo và whliedo HS: Trả lời. GV: Hướng dẫn cho HS. HS: Chú ý để thực hiện. Mô tả thuật toán và gõ chương trình ở bài tập 1 Viết chương trình sử dụng lệnh lặp While do để tính n số thực x1,x2,x3,xn.Các số n x1,x2,x3,,xn. được nhập từ bàn phím. Thuật toán + Bước 1: Nhập N là số lượng số thực được nhập từ bàn phím. 1.1. DEM 0; 1.2. SUM 0; + Bước 2: Trong khi dem < N thì 2.1. Nhập giá trị số thực x từ bàn phím. 2.2. SUM SUM + x; 2.3. DEM DEM + 1; + Bước 3: TB SUM/N + Bước 4: In TB ra màn hình rồi kết thúc Đọc hiểu và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh. Dịch chương trình và sửa lỗi, nếu có. Chạy chương trình với các bộ dữ liệu được gõ từ bàn phím và kiểm tra kết quả nhận được. program tinh_trung_binh; uses crt; var n, dem, i: integer; x, TB: real; begin dem:=0; TB:=0; i:=1; writeln(‘nhap cac so can tinh n =’); readln(n); for i := 1 to n do begin dem:= dem + 1; writeln(‘nhap so thu’, dem,’=’); readln(x); TB:= TB + x; end; TB:=TB/n; witeln(‘Trung binh của’,n,’so là =’, TB :10:3); readln; end. IV. Củng cố (3p) Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành. + Những gì làm được và chưa là được. V. Dặn dò (1p) + Nắm cú pháp và ý nghĩa câu lệnh. + Làm các bài tập có sử dụng câu lệnh và kết hợp câu lệnh điều khiển. + Đọc trước bài tập 2 - Thuật toán? Ý tưởng? E. RÚT KINH NGHIỆM Ngày tháng năm 2011 Duyệt GV hướng dẫn Lê Đình Trung
Tài liệu đính kèm: