Giáo án dự giờ Tin học 8 Tiết 52: Bài thực hành 6 Sử dụng lệnh lặp while..do (t2)

Giáo án dự giờ Tin học 8 Tiết 52: Bài thực hành 6 Sử dụng lệnh lặp while..do (t2)

Tiết 52, Bài thực hành 6. SỬ DỤNG LỆNH LẶP WHILE.DO T2)

A. MỤC TIÊU

 Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:

 1. Kiến thức:

- Hiểu các câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước trong chương trình có sẵn.

- Biết lựa chọn câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước với số lần biết trước phù hợp với tình huống cụ thể.

- Biết vai trò của việc kết hợp các cấu trúc điều khiển.

 2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng về khai báo, sử dụng biến.

- Rèn luyện khả năng đọc chương trình.

 3. Thái độ:

- Hình thành phương pháp làm việc khoa học.

- Vận dụng vào trong học tập và thực tiễn.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 2348Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dự giờ Tin học 8 Tiết 52: Bài thực hành 6 Sử dụng lệnh lặp while..do (t2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/03/2011
Ngày dạy: 05/03/2011
Lớp: 8
Giáo viên hướng dẫn: Lê Đình Trung
Giáo viên dạy: Cái Thị Hạ Ngân
Tiết 52, Bài thực hành 6. SỬ DỤNG LỆNH LẶP WHILE..DO T2) 
A. MỤC TIÊU
 Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:
 1. Kiến thức:
- Hiểu các câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước trong chương trình có sẵn.
- Biết lựa chọn câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước với số lần biết trước phù hợp với tình huống cụ thể.
- Biết vai trò của việc kết hợp các cấu trúc điều khiển.
 2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng về khai báo, sử dụng biến.
- Rèn luyện khả năng đọc chương trình. 
 3. Thái độ: 
- Hình thành phương pháp làm việc khoa học.
- Vận dụng vào trong học tập và thực tiễn.
B.Chuẩn bị
 1. Giáo viên 
	- Bài giảng điện tử.
	- Giáo án.
	- Máy tính, Projector.
 2. Học sinh
	- SGK, và dụng cụ học tập.
C. Phương pháp
	- Thuyết trình.
	- Vấn đáp.
	- Trực quan, hướng dẫn thực hành.
	- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình lên lớp
 I. Ổn định tổ chức(1p)
	- Ổn định chổ ngồi học sinh.
	- Kiểm tra sĩ số( vắngphép,không phép).
 II. Kiểm tra bài cũ(5p)
	 Câu hỏi : Trình bày cú pháp câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước. Và giải thích?
	Đáp án:
while do ;
	Bước 1: Kiểm tra điều kiện.
	Bước 2: 
Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1 để quyết định có kết thúc hay không.
Nếu điều kiện sai thi câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc.
	Lưu ý: Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hay câu lệnh phức.
 III. Triển khai bài mới (35p)
	Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu nội dung Lặp với số lần chưa biết trước. Qua đó, cũng đã biết được những điểm khác biệt giữa câu lệnh lặp với số lần biết trước và câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước. Để hiểu được tác dụng của các câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước và hiểu được vai trò của việc kết hợp các cấu trúc điều khiển. Chúng ta đi vào bài thực hành SỬ DỤNG LỆNH LẶP WHILE..DO. (2p) 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI MỚI
Hoạt động 1: Trình bày mục đích yêu cầu(3p)
Tiết học hôm nay chúng ta phải thực hiện 
được các nội dung sau:
Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh 
trong một chương trình cụ thể.
Gõ, dịch và chạy thử chương trình với 
một vài độ chính xác khác nhau.
 Thực hiện được các nội dung đó xem như 
chúng ta đã được mục đích yêu cầu của bài học.
Hoạt động 2: Thực hành - Bài tập 2 (30p)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu bài tập 2 trang 73 sgk.
GV: Gọi HS đọc đề bài ở sách giáo khoa.
 Yêu cầu HS còn lại chú ý lắng nghe.
 Ghi đề lên bảng.
HS: Đọc bài tập.
GV: 
 * Đặt câu hỏi: Xác định Input và Output của bài toán?
 * Gọi 2- 3 HS trả lời.
HS: Trả lời.
GV: Cho HS suy nghĩ trong vòng 2 phút?
 * Đặt câu hỏi: Bài toán này chúng ta nên xây dựng hướng đi (giải quyết) như thế nào?
 * Gọi 2- 3 HS trả lời.
HS: Trả lời.
GV: Khái quát.
 Kiểm tra lần lượt N có chia hết cho các số tự nhiên 2 ≤ i ≤ N hay không. Kiểm tra tính chia hết bằng phép chia lấy phần dư (mod).
HS: Trả lời.
GV: Để kiểm tra N có phải số nguyên tố hay không ta sẽ đi kiểm tra xem N có chia hết cho các số từ 2 đến N – 1 hay không. Nếu N không chia hết cho số nào trong khoảng từ 2 đến N – 1 thì N là số nguyên tố, ngược lại chia hết cho bất kì một số nào trong khoảng từ 2 đến N – 1 thì N không phải là số nguyên tố. 
 Sử dụng phép chia lấy phần dư để kiểm tra tính chia hết.
HS: Theo dõi.
GV: Từ bài toán đó, cô xây dựng nên thuật toán sau:
+ Bước 1: Nhập số tự nhiên N từ bàn phím.
+ Bước 2: Nếu N<= 0 thông báo N không phải là số tự nhiên, rồi chuyển đến bước 4.
+ Bước 3: Nếu N > 0;
3.1. i 2
3.2. Trong khi N mod i 0 còn đúng thì
 i i +1;
3.3 Nếu i = N thì thông báo N là số nguyên tố, rồi chuyển đến bước 4. Ngược lại, thông báo N không phải là số nguyên tố;
+ Bước 4: Kết thúc
HS: Theo dõi.
GV: Từ thuật toán đó, cô xây dựng nên chương trình sau:
 Nhiệm vụ các em bây giờ là: Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong chương trình.
Hoạt động 2.2: Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong chương trình.
PROGRAM SO_NGUYEN_TO;
 VAR
 N, I: INTEGER;
 BEGIN
 WRITE (' NHAP VAO MOT SO NGUYEN: ');
 READLN(N);
 IF N <= 1 THEN
 WRITE(N,' KHONG PHAI LA SO 
 NGUYEN TO')
 ELSE
 BEGIN
 I:= 2;
 WHILE (N MOD I0) DO
 I:= I+1;
 IF I = N THEN
 WRITE(N,' LA SO NGUYEN TO')
 ELSE
 WRITE(N,' KHONG PHAI LA SO 
 NGUYEN TO');
 END;
 READLN;
 END.
HS: Theo dõi.
GV: Ở chương trình này đã sử dụng những câu lệnh nào?
HS: Trả lời
GV: Những biến nào cần được khai báo? Kiểu gì?
HS: Trả lời 
GV: Sau khi khai báo ta sẽ thực hiện việc nhập vào một số nguyên. Để thực hiện việc nhập ta sử dụng câu lệnh gì?
HS: Trả lời 
GV: Sau đó, tiến hành kiểm tra số nguyên vừa nhập có phải là số nguyên tố hay không. Để kiểm tra điều kiện ban đầu ta sử dụng câu lệnh gì?
 * Thế nào là số nguyên tố? 
HS: Trả lời 
GV: Ở chương trình này I được gọi là một biến đếm (hay biến chạy). Biến đếm được gán giá trị bao nhiêu?
HS: Được gán giá trị là 2.
GV: Sau đó ta sẽ kiểm tra tính chia hết. Ở đây, để kiểm tra phép chia hết ta sử dụng phép chia lấy phần dư mod. Vậy, câu lệnh mod có ý nghĩa gì?
HS: Trả lời 
GV: Trong khi phần dư đó khác 0 ta tăng biến đếm I lên một đơn vị.
 Khi đó, nếu như biến đếm I có giá trị bằng số nguyên N ta kết luận đó là số nguyên tố; ngược lại không phải là số nguyên tố.
HS: Chú ý theo dõi và nge giảng.
Hoạt động 2.3: Gõ chương trình vào máy, chạy chương trình và kiểm tra kết quả.
GV: Gõ chương trình vào máy, dịch và chạy chương trình để kiểm tra kết quả.
HS: Thực hiện.
GV: Theo dõi bao quát để chỉnh sửa lỗi cho HS.
HS: Thực hiện sửa lỗi để hoàn thiện chương trình.
* Nếu HS nào làm xong thì cho lên bảng thực hiện.
1. Mục đích yêu cầu
Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của 
từng câu lệnh trong một chương trình cụ thể.
Gõ, dịch và chạy thử chương 
trình với một vài độ chính xác khác nhau.
2. Thực hành - Bài tập 2
Tìm hiểu chương trình nhận biết một số tự nhiên N được nhập vào từ bàn phím có phải là số nguyên tố hay không?
 + Input: Số tự nhiên N.
 + Output: Trả lời N là số 
nguyên tố hoặc N không là số 
nguyên tố.
* Ý tưởng: Kiểm tra lần lượt N có chia hết cho các số tự nhiên 2 ≤ i ≤ N hay không. Kiểm tra tính chia hết bằng phép chia lấy phần dư (mod).
* Thuật toán:
+ Bước 1: Nhập số tự nhiên N từ bàn phím.
+ Bước 2: Nếu N<= 0 thông báo N không phải là số tự nhiên, rồi chuyển đến bước 4.
+ Bước 3: Nếu N > 0;
3.1. i 2
3.2. Trong khi N mod i 0 còn đúng thì
 i i +1;
3.3 Nếu i = N thì thông báo N là số nguyên tố, rồi chuyển đến bước 4. Ngược lại, thông báo N không phải là số nguyên tố;
+ Bước 4: Kết thúc
* Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong chương trình.
* Câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước và cấu trúc điều khiển.
* Khai báo biến N, I kiểu INTEGER.
* WRITE (' NHAP VAO MOT SO 
NGUYEN: ');
 READLN(N);
* Câu lệnh điều kiện
* Số nguyên tố là các số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ chia hết cho 1 và cho chính nó.
* Được gán giá trị là 2.
* Kiểm tra tính chia hết
b.Gõ chương trình vào máy, chạy chương trình và kiểm tra kết quả.
PROGRAM SO_NGUYEN_TO;
 VAR
 N, I: INTEGER;
 BEGIN
 WRITE (' NHAP VAO MOT SO NGUYEN: ');
 READLN(N);
 IF N <= 1 THEN
 WRITE(N,' KHONG PHAI LA SO 
 NGUYEN TO')
 ELSE
 BEGIN
 I:= 2;
 WHILE (N MOD I0) DO
 I:= I+1;
 IF I = N THEN
 WRITE(N,' LA SO NGUYEN TO')
 ELSE
 WRITE(N,' KHONG PHAI LA SO 
 NGUYEN TO');
 END;
 READLN;
 END.
 IV. Củng cố (3p)
 Câu hỏi: Trong chương trình này ta sử dụng câu lệnh nào? Ý nghĩa.
Câu lệnh
Ý nghĩa
Câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước ( while .. do )
Tính dừng của phép toán.
Cấu trúc điều khiển (if.. then) 
Kiểm tra số nguyên tố.
Câu lệnh mod
Kiểm tra tính chia hết. 
 Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành.(Những gì làm được và chưa làm được)
 V. Dặn dò (1p)
+ Nắm cú pháp và ý nghĩa câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước.
+ Đọc, tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong các bài tập có sử dụng câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước kết hợp với cấu trúc điều khiển.
+ Đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi sau: 
- Dữ liệu kiểu mảng là gì? Lợi ích của việc sử dụng biến mảng.
E. RÚT KINH NGHIỆM
	Ngày  tháng 03 năm 2011
	 Duyệt GV hướng dẫn
	 Lê Đình Trung

Tài liệu đính kèm:

  • docBTH SU DUNG LENH LAP WHILE DO 2.doc