I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu :
- Thân thể ,sức khỏe là tài sản quý nhất của con người cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể;
ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ và rèn luyện thân thể. Cách tự chăm sóc sức khoẻ và rèn luyện thân thể
2. Kỹ năng :
- Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể cua mình và người khác.
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
-Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và lập kế hoạch tập thể dục, tham gia và hưởng ứng phong trào TDTT.
3.Thái độ:
- HS có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.
Tuần 1 Ngày soạn :09/08/2010 Tiết 1 Ngày dạy:11/08/2010 Bài 1: TỰ CHĂM SÓC VÀ RÈN LUYỆN THÂN THỂ I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu : - Thân thể ,sức khỏe là tài sản quý nhất của con người cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ và rèn luyện thân thể. Cách tự chăm sóc sức khoẻ và rèn luyện thân thể 2. Kỹ năng : - Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể cua mình và người khác. - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. -Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và lập kế hoạch tập thể dục, tham gia và hưởng ứng phong trào TDTT. 3.Thái độ: - HS có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. II.TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN: - GV. Tranh bài 6 trong bộ tranh GDCD 6 - HS. Tục ngữ, ca dao Việt Nam nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ. Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh(3 phút) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới .Kiểm tra : sách , vở, đồ dùng học tập của HS. 2.Bài mới: a. Giới thiệu chủ đề bài mới:(2 phút) - Vì sao ta phải rửa mặt, đánh răng hàng ngày? - Vì sao ta phải thường xuyên tập thể dục, năng chơi thể thao? - Vì sao lúc bị đau ốm ta phải đến bệnh viện? HS trả lời – GV chốt: Những việc làm trên là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho bản thân. Vậy thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; biểu hiện; ý nghĩa của nó như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. b. Phát triển chủ đề HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc “ Mùa hè kì diệu” *. Thời lượng. (7 phút) *. Mục tiêu. Minh kiên trì và biết cách tự tập luyện TDTT nên chiều cao phát triển, khoẻ mạnh hơn. *. Cách thực hiện. -GV phân vai cho học sinh đọc truyện “ Mùa hè kì diệu “: 1 em vai Minh, 1 em vai bố Minh, 1 em vai thầy Quân, 1 em trong vai người dẫn truyện. - HS trả lời câu hỏi sau: 1.Điều kỳ diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? 2.Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy? 3. Sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao? *. Giáo viên kết luận. - GV chốt vấn đề: Như vậy, từ một cậu bé lùn nhất lớp, sau một kì nghỉ hè, Minh đã cao lên nhờ sự kiên trì tập luyện . Qua đó , ta thấy bạn Minh đã biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể của mình. I. Truyện đọc: -Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi, chiều cao phát triển, khoẻ mạnh hơn. -Minh được thầy Quân hướng dẫn cách tập luyện thể thao và Minh kiên trì tập luyện. - Sức khoẻ rất cần cho mỗi ngườivì : có sức khoẻ con người mới tham gia tốt các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, giải trí Hoạt động 2:Thảo luận nhóm tìm những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. *. Thời lượng. (7 phút) *. Mục tiêu. Giúp học sinh hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. *. Cách thực hiện. * GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn học sinh cách thảo luận các câu hỏi sau: - Nhóm1+ 3 :Tìm những biểu hiện của tự chăm sóc , rèn luyện thân thể ? Hướng trả lời : + Biết vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ. + Không hút thuốc lá và các chất gây nghiện khác. + Biết phòng bệnh, khi có bệnh phải đến thầy thuốc khám và chữa bệnh. + Tập thể dục hằng ngày, năng chơi thể thao: chạy, nhảy dây, đá cầu , đá bóng - Nhóm2+ 4 : Tìm những hành vi trái với tự chăm sóc ,rèn luyện thân thể? +Aên thức ăn không rõ nguồn gốc, thức ăn đã bị ôi thiu , ăn quà vặt, uống nước lã + Lười tập thể dục, thể thao. + Không biết phòng bệnh, khi mắc bệnh không đi khám mà tự chữa hoặc chữa bệnh bằng phù phép. + Hút thuốc lá, uống rượu , bia và sử dụng các chất gây nghiện khác. + Sống buông thả, tuỳ tiện + Học thể dục, tập thể dục giữa giờ chiếu lệ. *. Giáo viên kết luận. - GV kết luận và chuyển sang nội dung bài học Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học: *. Thời lượng. (13 phút) *. Mục tiêu. Giúp học sinh hiểu thân thể ,sức khỏe là tài sản quý nhất của con người cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ và rèn luyện thân thể. - HS có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. *. Cách thực hiện. * GV yêu cầu HS đọc thầm nội dung bài học Trang 4 - GV nêu câu hỏi để HS trả lời. 1.Sức khoẻ có vai trò quan trọng như thế nào đối với con người? 2.Muốn chăm sóc và rèn luyện thân thể chúng ta cần phải làm gì? 3.Chăm sóc và rèn luyện thân thể có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? *. Giáo viên kết luận. Sức khoẻ là vốn quý của con người. II. Nội dung bài học: 1. Sức khoẻ là vốn quý của con người. 2.Cách rèn luyện: - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ. - Luyện tập thể dục mỗi ngày, năng chơi thể thao. - Tích cực phòng bệnh và chữabệnh. 3.Ý nghĩa: - Sức khoẻ giúp ta học tập, lao động có hiệu quả. - Sức khoẻ giúp ta sống lạc quan, vui vẻ. Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập *. Thời lượng. (6 phút) *. Mục tiêu. -Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và lập kế hoạch tập thể dục, tham gia và hưởng ứng phong trào TDTT. *. Cách thực hiện. * GV treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc bài tập và thảo luận nhóm. - Nhóm 1 : bài tập a. - Nhóm 2: bài tập b. - Nhóm 3: bài tập c. -Nhóm 3: bài tập làm thêm. *. Giáo viên kết luận. * Các nhóm trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung. GV chốt đáp án. III. Luyện tập: 1.Bài tập a / 5 / SGK: Đáp án: 1, 2 , 3 , 5 2. Bài tập b/ 5 /SGK: - Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân. 3. Bài tập c/ 5 /SGK: - Em cho biết : Nghiện thuốc lá, rượu , bia sẽ có tác hại như thế nào đến sức khoẻ con người? 4. Bài tập làm thêm: - Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ , danh ngôn nói về sức khoẻ. 3.Củng cố luyện tập: (3 phút) - HS nhắc lại nội dung bài học - HS xem tranh “ Bác Hồ tập thể dục” 4. Đánh giá: (3 phút) * Li ên hệ : trong lớp em, bạn nào đã biết và bạn nào chưa biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể? 5.Hoạt động nối tiếp: (1 phút) - Học thuộc nội dung bài học. Làm bài tập d / 5 / SGK vào vở. - Chuẩn bị bài 2 : Siêng năng, kiên IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 2 Ngày soạn :15/08/2010 Tiết 2 Ngày dạy:16/08/2010 Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì và biểu hiện và ý nghĩa của nó. Trái với siêng năng, kiên trì là gì? 2..Kỹ năng: - Biết tự siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác. -Biết tự đánh giá hành vi của mình và người khác về siêng năng, kiên trì. 3.Thái độ: - Quý trọng những người có tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác không đồng tình với người lườ biếng , nản lòng. II.TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN: - GV. Tranh bài 2 . - HS. Ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì và tấm gương về đức tính này. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh(3 phút) Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là tự chăm sóc và rèn luyện thân thể? Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. - Ý nghĩa của tự chăm sóc, rèn luyện thân thể? Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới - Ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì và tấm gương về đức tính này. 2.Bài mới: a. Giới thiệu chủ đề bài mới:(2 phút) * GV treo bảng phụ. - HS đọc tình huống: Nhà cô Mai có 2 con trai, chồng cô là bộ đội ở xa, mọi việc trong nhà đều do ba mẹ con cô xoay sở.Hai con trai của cô rất ngoan. Mọi việc trong nhà:rửa bát, quét nhà, cơm nước đều do 2 con trai cô làm.Hai anh em còn rất cần cù, chịu khó học tập.Năm học nào 2 anh em cũng đạt danh hiệu HS giỏi. Câu hỏi: Câu truyện kể trên nói lên đức tính gì của hai anh em con nhà cô Mai?( Siêng năng – kiên trì ) GV: Vậy thế nào là siêng năng, kiên trì? Biểu hiện của đức tính đó ra sao? Trái với siêng năng kiên trì là gì? Chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay . b. Phát triển chủ đề Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện đọc “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ” *. Thời lượng. (10 phút) *. Mục tiêu. Thấy được tính siêng năng, kiên trì của Bác Hồ. *. Cách thực hiện. - GV gọi 1 HS đọc diễn cảm truyện: Bác Hồ tự học ngoại ngữ ( SGK trang 6). -HS thảo luận: .Nhóm1. 2 : Bác đã học ngoại ngữ như thế nào? * Khi làm phụ bếp trên tàu: Phải làm việc từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối mà Bác vẫn cố tự học thêm 2 giờ. -Gặp từ nào không hiểu: Bác nhờ những thuỷ thủ người Pháp giảng lại. -Mỗi ngày viết 10 từ tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm việc vừa nhẩm học. * Thời kì làm việc ở Luân Đôn ( Anh ): - Buổi sáng sớm và buổi chiều mỗi ngày, Bác tự học ở vườn hoa. - Ngày nghỉ: Bác đến học tiếng Anh với giáo sư người I-ta-li-a. * Khi tuổi đã cao: Gặp từ nào không hiểu, Bác tra từ điển hoặc nhờ người thạo tiếng nước đó giải thích và ghi lại vào sổ để nhớ. . Nhóm 3: Trong quá trình tự học, Bác Hồ đã gặp khó khăn gì? Bác đã vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào? . Nhóm 4: Cách học ngoại ngữ của Bác Hồ thể hiện đức tính gì? *. Giáo viên kết luận. Qua câu chuyện trên, các em thấy nhờ tính siêng năng, kiên trì mà Bác Hồ đã thàn ... luật có quy định như thế nào về quyền được bảo hộ về thân thể , tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân? Những quy định đó của pháp luật nói lên điều gì? I.Trắc Nghiệm ( 4 điểm): Mã đề; 6211 Câu 1 (1 điểm):Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng: 1. Việc làm thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ học tập la:ø (0.25đ) B. Chăm chỉ học tập. 2. Hành vi thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín , điện thoại, điện tín của công dân là: (0.25đ) A. Báo cho cơ quan có thẩm quyền khi có người thường xuyên nghe trộm điện thoại của mình. 3.Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em ra đời vào năm : (0.25đ) A. 1998 4. Ở nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người co ùquốc tịch Việt Nam la (0.25đ)ø A. Mọi công dân thuộc các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Câu 2(1 điểm): Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô o đứng trước những biểu hiện trong việc thực hiện quyền trẻ em. Đ 1. Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn. (0.25đ) Đ 2. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em . (0.25đ) S 3. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma tuý. (0.25đ) Đ 4. Tổ chức trại hè cho trẻ em . (0.25đ) Câu 3(1 điểm): Hãy nối quyền và nghĩa vụ ở cột bên trái với biểu hiện hành vi ở cột bên phải cho phù hợp: Ý 1à a (0.25đ) Ý 2à c (0.25đ) Ý 3à b (0.25đ) Ý 4à e (0.25đ) Câu 4(1 điểm): Hãy điền các cụm từ vào chỗ () cho đúng với Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín , điện thoại, điện tín của công dân : Ý 1 : người khác (0.25đ) Ý 2 : nghe trộm (0.25đ) Ý 3 : thẩm quyền (0.25đ) Ý 4 : quy định (0.25đ) I.Trắc Nghiệm ( 4 điểm): Mã đề; 6212 Câu 1 (1 điểm):Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng: 1. Ở nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người co ùquốc tịch Việt Nam là: (0.25đ) D. Mọi công dân thuộc các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. 2.Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em ra đời vào năm : (0.25đ) A. 1989 3. Hành vi thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín , điện thoại, điện tín của công dân là: (0.25đ) A. Báo cho cơ quan có thẩm quyền khi có người thường xuyên nghe trộm điện thoại của mình. 4. Việc làm thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ học tập là: (0.25đ) B. Chăm chỉ học tập. Câu 2(1 điểm): Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô o đứng trước những biểu hiện trong việc thực hiện quyền trẻ em s 1. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma tuý. (0.25đ) Đ 2. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em . (0.25đ) Đ 3. Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn. (0.25đ) Đ 4. Tổ chức trại hè cho trẻ em . (0.25đ) Câu 3(1 điểm): Hãy nối quyền và nghĩa vụ ở cột bên trái với biểu hiện hành vi ở cột bên phải cho phù hợp: Ý 1à e (0.25đ) Ý 2à b (0.25đ) Ý 3à c (0.25đ) Ý 4à a (0.25đ) Câu 4(1 điểm): Hãy điền các cụm từ vào chỗ () cho đúng với Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín , điện thoại, điện tín của công dân : Ý 1 : người khác (0.25đ) Ý 2 : nghe trộm (0.25đ) Ý 3 : thẩm quyền (0.25đ) Ý 4 : quy định (0.25đ) II.Tự Luận (6 điểm): Câu 1(3 điểm): Pháp luật có quy định như thế nào về quyền được bảo hộ về thân thể , tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân? Những quy định đó của pháp luật nói lên điều gì? Quy định của pháp luật nước ta: 2đ - Pháp luật quy định về quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể , tíng mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân: - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. -Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. -Mọi hành động vi phạm đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Những quy định trên cho thấy: 1đ Nhà nước ta thực sự coi trọng con người. Câu 2(2 điểm): Giải thích vì sao đối với mỗi người việc học tập là vô cùng quan trọng? Bản thân em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình như thế nào? ( Nêu những biểu hiện tốt hoặc chưa tốt, nguyên nhân, hướng khắc phục những biểu hiện chưa tốt ) . * Đối với mỗi người việc học tập vô cùng quan trọng vì có học tập chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết về mọi mặt, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. (1 điểm ) * HS tự liên hệ bản thân: nêu được biểu hiện tốt và chưa tốt, nguyên nhân của chưa tốt và hướng khắc phục . ( 1 điểm ) Câu 3(1 điểm): Hãy nêu những quy định đối với người đi bộ và đi xe đạp? Nhận xét việc thực hiện TT ATGT của các bạn trường em? Quy định 0.75đ - Đối với người đi bộ: Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường ,tuân theo hệ thống tín hiệu giao thông. - Đối với người đi xe đạp: không đi hàng ngang,không lạng lách đánh võng.. Nhận xét về học sinh trường mình. 0.25đ V.GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH SOÁT LẠI ĐỀ: -Giáo viên soát lại đề trước khi in và sao. -Học sinh soát lại đề trước khi làm bài. VI.. CHẤM BÀI VÀ THỐNG KÊ: 1.Giáo viên chấm bài. 2. Thống kê chất lượng bài kiểm tra. Lớp Sĩ số Giỏi Kha ù Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 Khối 6 3.Nhận xét: .. .. .. .. .. Tuần 35 Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KÌ II Ngày soạn : 5 /5 / 2005 Ngày kiểm tra: theo lịch nhà trường I .MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: Nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập HKII của HS. 2. Thái độ: - HS có ý thức cố gắng, tự giác, nghiêm túc trong học tập. 3. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tư duy, hệ thống hoá kiến thức. II. CHUẨN BỊ: GV : Ra đề + đáp án, nộp cho NT. HS: Oân bài, học đề cương. III. HÌNH THỨC: làm bài trên giấy + thi theo số báo danh. IV. NỘI DUNG KIỂM TRA: A.ĐỀ BÀI: A.TRẮC NGHIỆM : ( 4 ĐIỂM ). I/ Hãy chọn và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng nhất: (2 điểm) Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em ra đời vào năm nào? 1998 c. 2002 1989 d. 1990 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em có những nhóm quyền nào? Nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền tham gia. Nhóm quyền sống còn , nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền giáo dục, nhóm quyền tham gia. Nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền phát biểu ý kiến, nhóm quyền giáo dục. Cả 3 đều sai. Trường hợp nào sau đây không phải là công dân Việt Nam? Sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài. Người nước ngoài đến Việt Nam để công tác và sống lâu dài. Các dân tộc thiểu số có quốc tịch Việt Nam. Người Việt Nam định cư ơ ûnước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Là công dân nhỏ tuổi của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, em phải có bổn phận gì đối với nhân dân và đất nước? Cố gắng học tập , nâng cao kiến thức , rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đúng và đầy đủ các quyền , nghĩa vụ công dân. Tự hào là công dân nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cả 3 đều đúng. II/ Hãy khoanh tròn vào đầu những câu phù hợp với ý kiến của em về những điều dưới đây: ( 1 điểm). Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể. Chỉ cần giữ gìn tính mạng , thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của mình , còn của người khác thì không quan tâm. Mọi việc làm xâm hại tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân đều là vi phạm pháp luật. Khi bị người khác xâm phạm chỗ ở, cần phản đối và tố cáo. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. Thư tín của công dân, ai cũng co ùquyền bóc xem rồi dán lại . III/ Điền vào chỗ trống bằng những cụm từ thích hợp : ( 1 điểm ) - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở , có nghĩa là: Công dân có quyền được ..và mọi nguời , không ai được..nếu người đó.., trừ trường hợp pháp luật cho phép. B.TỰ LUẬN: ( 6 ĐIỂM ). 1. Để tránh tai nạn giao thông , bảo đảm an toàn khi đi đường người đi bộ và đi xe đạp phải nghiêm chỉnh , tự giác tuân theo các quy định như thế nào? (2, 5 điểm ) 2. Tại sao vấn đề an toàn giao thông là vấn đề đang được xã hội ta hiện nay rất quan tâm? Hãy nêu những nguyên nhân thường gây ra tai nạn giao thông? Trong đó nguyên nhân nào là phổ biến nhất? ( 2, 5 điểm ) Vì sao đối với mỗi người việc học tập vô cùng quan trọng? ( 1 điểm). B. ĐÁP ÁN: A.TRẮC NGHIỆM : ( 4 ĐIỂM ) I.Mỗi câu đúng HS đạt 0,5 điểm 1b 2a 3b 4d II. Mỗi câu đúng HS đạt 0,25 điểm: 1,3,4,5 III. HS điền các cụm từ sau: -các cơ quan nhà nước -tôn trọng chỗ ở -tự ý vào chỗ ở của người khác -không đồng ý B.TỰ LUẬN: ( 6 ĐIỂM ). Câu 1: * HS nêu được quy định đối với người đi bộ: đạt 1 điểm. * HS nêu được quy định đối với người đi xe đạp: đạt 1,5 điểm. Câu 2. * Giải thích vấn đề ATGT đang được xã hội quan tâm là do TNGT trong những năm gần đây ngày càng gia tăng, gây thiệt hại lớn về người và của..(1 điểm) * Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông ( 1, 5 điểm) -Đường GT chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. -Phương tiện GT ngày càng gia tăng. -Người tham gia GT chưa tự giác chấp hành luật lệ ATGT: phóng nhanh, vượt ẩu, đua xe, lạng lách . Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Câu 3. * Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng vì : có học tập, chúng ta mới có hiểu biết, có kiến thức , được phát triển toàn diện và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. ( 1 điểm ) V. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG: Lớp TSHS 0 đ 1 – 2.5 3 – 4.5 5 – 6.5 7 – 8.5 9 - 10 Trên TB TS % TS % TS % TS % TS % TS % TS % 6 A1 6 A2 6 A3
Tài liệu đính kèm: