Giáo án Giáo dục công dân 6: Trật tự an toàn giao thông (2 tiết)

Giáo án Giáo dục công dân 6: Trật tự an toàn giao thông (2 tiết)

TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

(T1)

A. MỤC TIÊU

- Kiến thức:

o Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về biển báo hiệu giao thông và một số quy tắc khi tham gia lưu thông.

o Cung cấp cho hs một số quy tắc khi tham gia lưu thông khi đi bộ, đi xe đạp và nơi có đường sắt.

o Một số thông tin về tình hình tai nạn giao thông để học sinh ý thức trong tham gia giao thông.

- Kỹ năng:

o Rèn luyện thói quen tuân thủ luật giao thông, tuân thủ biển báo hiệu giao thông và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

o Rèn luyện thói quen tự giác tuân thủ luật giao thông mọi lúc mọi nơi.

- Thái độ:

o Nghiêm túc

o Tự giác

 

doc 7 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1726Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 6: Trật tự an toàn giao thông (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	PPCT:
Ngày dạy:	Tiết: 
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG 
(T1)
MỤC TIÊU
Kiến thức: 
Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về biển báo hiệu giao thông và một số quy tắc khi tham gia lưu thông.
Cung cấp cho hs một số quy tắc khi tham gia lưu thông khi đi bộ, đi xe đạp và nơi có đường sắt.
Một số thông tin về tình hình tai nạn giao thông để học sinh ý thức trong tham gia giao thông.
Kỹ năng:
Rèn luyện thói quen tuân thủ luật giao thông, tuân thủ biển báo hiệu giao thông và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Rèn luyện thói quen tự giác tuân thủ luật giao thông mọi lúc mọi nơi.
Thái độ:
Nghiêm túc
Tự giác
CHUẨN BỊ:
GV: tranh, ảnh, thông tin về một số vụ tai nạn giao thông, một số biển báo
Hs: tập, vở, xem lại các kiến thức đã học năm lớp 6
PHƯƠNG PHÁP: thuyết trình, trực quan sinh động, thảo luận nhóm.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Ổn định tổ chức:
7/1:	7/4
7/2	7/5
7/3	7/6
Kiểm tra bài cũ
Bài mới: 
Giới thiệu chương trình đầu khoá về trật tự an toàn giao thông nhằm cung cấp cho các em một số kiến thức về luật giao thông để các em an toàn hơn trong khi tham gia giao thông.
Hoạt động của gv-hs
Nội dung bài học
GV: đưa thông tin về tình hình tai nạn hiện nay.
Gv: em có nhận xét gì về tình hình tai nạn hiện nay?
Hs: trả lời
Gv: Đâu là nguyên nhân mà tình hình tai nạn qua từng năm không giảm mà có xu hướng tăng?
Hs: trả lời
Ý thức người dân kém
Phương tiên giao thông càng nhiều
Đường sá còn chưa hoàn chỉnh
Gv: cho hs xem một số hình ảnh tai nạn giao thông. TNGT có hậu quả gì?
Hs: trả lời
Gv: Làm sao để đảm bảo an toàn giao thông?
Hs: Khi đi đường phải chấp hành luật giao thông (tín hiệu đèn, biển báo, tín hiệu của CSGT)
GV: giới thiệu một số loại biển báo
Một số biển báo
Biển báo nguy hiểm
Có dạng tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc nguy hiểm.
Báo cho người đi đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử lí.
Biển báo cấm:
Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ màu đen.
Nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của phương tiện mà người tham gia lưu thông phải tuân theo.
Biển hiệu lệnh:
Hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng.
Báo cho người sử dụng đường biết hiệu lệnh phải thi hành.
Biển chỉ dẫn:
Có dạng chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam.
Báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình.
Biển phụ:
Có dạng chữ nhật hoặc hình vuông.
Được đặt kết hợp với các loại biển báo trên để thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển chỉ dẫn, biển hiệu lệnh hoặc sử dụng độc lập.
Củng cố: 
Biển báo nào báo nguy hiểm đường trơn?
A
B
C
G
E
D
Biển E
Biển báo nào cấm người đi bộ?
A
B
C
G
E
D
Biển A
Hướng dẫn học ở nhà: về nhà học bài, chuẩn bị câu hỏi
Người đi bộ đi như thế nào cho đúng luật?
Người đi xe đạp phải đi như thế nào cho đúng luật? 
Ngày soạn:	PPCT:
Ngày dạy:	Tiết:
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
(T2)
MỤC TIÊU
Kiến thức: 
Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về biển báo hiệu giao thông và một số quy tắc khi tham gia lưu thông.
Cung cấp cho hs một số quy tắc khi tham gia lưu thông khi đi bộ, đi xe đạp và nơi có đường sắt.
Một số thông tin về tình hình tai nạn giao thông để học sinh ý thức trong tham gia giao thông.
Kỹ năng:
Rèn luyện thói quen tuân thủ luật giao thông, tuân thủ biển báo hiệu giao thông và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Rèn luyện thói quen tự giác tuân thủ luật giao thông mọi lúc mọi nơi.
Thái độ:
Nghiêm túc
Tự giác
CHUẨN BỊ:
GV: tranh, ảnh, thông tin về một số vụ tai nạn giao thông, một số biển báo
Hs: tập, vở, xem lại các kiến thức đã học năm lớp 6
PHƯƠNG PHÁP: thuyết trình, trực quan sinh động, thảo luận nhóm.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Ổn định tổ chức:
7/1:	7/4
7/2	7/5
7/3	7/6
Kiểm tra bài cũ
Bài mới: 
Giới thiệu chương trình đầu khoá về trật tự an toàn giao thông nhằm cung cấp cho các em một số kiến thức về luật giao thông để các em an toàn hơn trong khi tham gia giao thông.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
- Gv cho hs nhắc lại một số quy định mà các em đã học năm trước và các em nhận thấy trong cuộc sống.
- Hs nhắc lại kiến thức đã học.
- Gv nhận xét củng cố.
- Hs ghi bài
- Gv: em hãy nói một số quy tắc về giao thông đường bộ mà em biết?
- Hs: + Phải đi bên phải theo chiều đi của mình.
 + Đi đúng phần đường quy định
- Gv: nhận xét, củng cố, khẳng định.
- Hs: ghi bài
- Gv: hướng dẫn một số quy định cụ thể
- Hs: nghe giảng, ghi bài.
- Gv: giới thiệu một số quy định về an toàn đường sắt
- Hs nghe và ghi bài
1. Một số nguyên tắc cơ bản về giao thông đường bộ:
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường:
+ Xe thô sơ đi sát lề bên phải.
+ Xe cơ giới đi làn đường bên trái.
- Khi vượt xe phải báo hiệu và chú ý quan sát.
- Khi tránh xe ngược chiều phải giảm tốc độ và đi sát về bên phải theo chiều đi của mình.
- Khi xuống phà, xe cơ giới xuống trước à xe thô sơ à người đi bộ. Khi lên phà thì ngược lại.
2. Một số quy tắc chung về giao thông đường bộ:
- Đi bên phải theo chiều đi của mình
- Đi đúng phần đường quy định.
- Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
3. Một số quy định cụ thể
- Người đi bộ:
+ Phải đi trên hè phố, lề đường.
+ Trường hợp không có lề đường, người đi bộ phải đi sát mép đường.
+ Khi băng qua đường, người đi bộ phải tuân theo tín hiệu đèn màu và phải đi trên lằn sơn sọc.
- Người đi xe đạp và xe gắn máy:
+ Đi về phía tay phải, đi đúng phần đường quy định.
+ Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng.
+ Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác.
+ Không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác.
+ Không mang vác và chở vật cồng kềnh.
+ Trẻ em dưới 12 tuổi không đc đi xe đạp người lớn.
+ Không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
+ Tốc độ xe đạp không quá 12 km/h.
3. Một số quy định về an toàn đường sắt:
- Không chăn thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt.
- Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy.
- Không ném đất đá và các vật gây nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống.
- Khi đi trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt, ta phải chú ý quan sát cả hai phía. Nếu có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải kịp thời dừng lại cách rào chắn một khoảng cách an toàn.
Củng cố: 
Cho hs quan sát một số hình ảnh vi phạm giao thông đường bộ và gọi hs nhận xét, xử lí.
Hướng dẫn học ở nhà: về nhà học bài. Chuẩn bị bài “Sống giản dị”

Tài liệu đính kèm:

  • doctrat tu an toan giao thong t12.doc