Giáo án Giáo dục công dân 7 cả năm - Trường THCS Hoàng Văn Thụ

Giáo án Giáo dục công dân 7 cả năm - Trường THCS Hoàng Văn Thụ

Tuần1 BÀI 1 SỐNG GIẢN DỊ

Tiết 1

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị

- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị

- Phân biệt được sống giản dị với xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả

- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị

2. Kĩ năng:

- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống

3.thái độ:

- Quý trọng lối sống giản dị ; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương, hình thức

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh, băng hình, câu chuyện, tình huống thể hiện lối sống giản dị.

- Tìm thêm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị ở nhiều khía cạnh khác nhau.

 

doc 105 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1364Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 cả năm - Trường THCS Hoàng Văn Thụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ SÔNG CẦU
TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ
GIÁO ÁN
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7
Giáo viên: TRẦN THỊ KIM HOA
Tuần1 BÀI 1 SỐNG GIẢN DỊ
Tiết 1
Ngày soạn : 15/8/2010
Ngày giảng:17/08/2010
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị 
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị
- Phân biệt được sống giản dị với xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả
- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị
2. Kĩ năng:
- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống
3.thái độ:
- Quý trọng lối sống giản dị ; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương, hình thức
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh ảnh, băng hình, câu chuyện, tình huống thể hiện lối sống giản dị.
- Tìm thêm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị ở nhiều khía cạnh khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức lớp : sỉ số
2. Kiểm ttra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập bộ môn
3.Bài mới :
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
-GV kể một câu chuyện về Bác Hồ : Chiếc nhà sàn đơn sơ cũng là nơi ở, nơi họp bộ chính trị, đôi dép cao su, bộ quần áo ka-ki đã bạc màuTừ đó, Gv hỏi Hs suy nghĩ gì về Bác qua những điều đó.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu truyện đọc Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập.
-Gọi Hs đọc truyện.
GV? Bằng hiểu biết của em về lịch sử, hãy cho biết ngày mùng 2 tháng 9 là ngày có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử của dân tộc ta ?
 (Ngày Quốc khánh của nước VN, đó là một ngày có ý nghĩa trọng đại trong tiến trình lịch sử của dân tộc.)
GV: Trong thời khắc thiêng liêng ấy, mọi người hình dung như thế nào về sự xuất hiện của Bác Hồ ?
(-Ăn mặc sang trọng và đầy vẻ uy nghiêm)
.
GV: Nhưng trái với những hình dung ấy, Bác Hồ xuất hiện trong ngày 2/9 với cử chỉ, lời nói và trang phục ra sao?-Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su
GV Em có suy nghĩ gì về những cử chỉ, hành động, lời nói đó của Bác ?(-Bác ăn mặc đơn giản, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó. Thái độ chân tình, cởi mở Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người)
GV chốt tất cả những biểu hiện ấy cho ta thấy Bác là một người rất giản dị
GV: Vậy em hiểu sống giản dị là sống như thế nào? Những biểu hiện của lối sống giản dị? Vì sao phải sống giản dị? 
GV khái quát, nhắc lại nội dung bài học.
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế để thấy được những biểu hiện đa dạng, phong phú của lối sống giản dị 
H: Hãy tìm những tấm gương sống giản dị trong nhà trường, trong cuộc sống và trong sách báo mà em biết? Gọi một số HS phát biểu.
GV kể một số câu chuyện khác về lối sống giản dị của Bác. Từ đó, chốt lại : Trong cuộc sống quanh ta, sự giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau.
GV: Cho HS xem tranh lối sống giản dị của Bác Hồ.
¢Giáo dục HS lối sống giản dị trong cuộc sống hằng ngày
¢Nêu ý nghĩa của sống giản dị.
Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm để HS tìm ra những biểu hiện trái với giản dị, hoặc không giản dị :
GV chia hai nhóm, một nhóm tìm những hành vi thể hiện lối sống giản dị, nhóm còn lại tìm những hành vi trái với những biểu hiện đó.
GV hướng HS khái quát các ý chính và hướng HS vào những hành vi đúng đắn
GV cho HS thấy: Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện  VD để minh họa
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài tại lớp :
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập SGK.
- GV yêu cầu học sinh sưu tầm tục ngữ, danh ngôn nói về giản dị.
1. Khái niệm 
Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và XH 
2. Biểu hiện
Không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách. Trái với giản dị là xa hoa, lãng phí,cầu kì, phô trương hình thức
3. Ý nghĩa :
Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến
IV. CỦNG CỐ: Đọc truyện “ Bữa ăn của vị Chủ tịch nước” cho HS nghe nhận xét.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
a. Bài vừa học :
Khái niệm sống giản dị. Những biểu hiện của sống giản dị trong cuộc sống
Ý nghĩa của sống giản dị
Mỗi HS tự xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người có lối sống giản dị.
b. Bài sắp học : TRUNG THỰC
Đọc truyện “Sự công minh, chính trực của 1 nhân tài” và trả lời câu hỏi a, b gợi ý SGK
Trung thực là gì? Cho ví dụ
Sưu tầm tục ngưc, ca dao, danh ngôn về trung thực
Tuần 2 BÀI 2 TRUNG THỰC
Tiết 2 
Ngày soạn :22/08/2010
Ngày giảng:23/08/2010
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức
- Giúp Hs hiểu thế nào là trung thực,
- Nêu được một số biểu hiện của lòng trung thực 
- Nêu được ý nghĩa của sống trung thực?
2. Kĩ năng
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực
- Trung thực trong học tập và trong những việc làm hằng ngày
3.Thái độ
- Quý trọng, ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực.
- Phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chuyện kể, ca dao , tục ngữ,nói về tính trung thực,bài tập tình huống, giây khổ lớn, đèn chiếu,
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
Sống giản dị là gì ? Những biểu hiện cụ thể của lối sống giản dị ?Vì sao chúng ta phải sống giản dị ?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
 GV thông qua một vài tình huống để giới thiệu :
-Giờ kiểm tra miệng giả vờ đau bụng để xuống phòng y tế
GV: Những hành vi trên thể hiện điều gì?
GV: Chốt ý, dẫn dắt vào bài
Hoạt động 2 : Phân tích truyện đọc :
Sự công minh chính trực của một nhân tài
- Gv gọi Hs đọc.
GV: Qua câu chuyện, em thấy Bra-man-tơ đối xử với Mi-ken-lăng-giơ ntn? (Làm hại đến sự nghiệp của ông)
GV: Trước những hành động đó của Bra-man-tơ Mi-ken có thái độ ntn ?(Rất oán hận, nhưng vẫn công khai đánh giá rất cao Bra)
GV: Em có nhận xét gì về lời nhận xét Mi-ken-lăng-giơ đối với Bra-man-tụ?
Vì sao Miken lại xử sự như vậy ?(Vì ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất khách quan khi đánh giá sự việc.)
GV: Điều đó chứng tỏ ông là người có đức tính trung thực, trọng chân lí và công minh chính trực.
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế để thấy được nhiều biểu hiện khác nhau của tính trung thực :
GV: Hãy lấy một số VD về tính trung thực mà em được biết?
GV kể chuyện “Lòng trung thực của các nhà khoa học” (SGK) và chuyện “Chú bé chăn cừu” ( Thiết kế)
Gv nhắc nhở Hs, tính trung thực biểu hiện ở các khái cạnh khác nhau :Trong học tập, trong quan hệ với mọi người, trong hành động khác
GV : Trái với trung thực là gì ?(Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lí.)
GV: Giáo dục HS tính trung thực
Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS thảo luận nhóm để tìm ra những biểu hiện của hành vi trái với tính trung thực và phân biệt sự khác nhau giữa các hành vi dối trá, thiếu trung thực với việc có thể không nói lên sự thật trong những trường hợp cần thiết 
Hoạt động 5 : Rút ra bài học và liên hệ thực tế :
Gv hướng dẫn hs rút ra ND bài học.
Hs đọc ghi nhớ SGK.
Yêu cầu HS tự liên hệ, kể những việc làm thể hiện tính trung thực của bản thân.
1. Khái niệm:
-Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải. 
2. Biểu hiện:
sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm
3. Ý nghĩa:
-Là một đức tính cần thiết quý báu
-Nâng cao phẩm giá
-Được mọi người tin yêu kính trọng
-Xã hội lành mạnh.
* Sống ngay thẳng, thật thà, trung thực không sợ kẻ xấu, không sợ thất bại.
IV. CỦNG CỐ : Gọi HS làm bài. Gv nhận xét, ghi điểm.
GV yêu cầu HS nêu tục ngữ, ca dao nói về trung thực
Yêu cầu học sinh sắm vai tình huống thể hiện nội dung bài học.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
a. Bài vừa học :
Trung thực và ý nghĩa của trung thực.
Làm các bài tập còn lại SGK
b. Bài sắp học: TỰ TRỌNG
Đọc truyện “Một tâm hồn cao thượng” và trả lời câu hỏi a, b gợi ý SGK
Tự trọng là gì? Cho VD
Tục ngữ, ca dao, danh ngôn về tự trọng
Tuần 3 BÀI 3 TỰ TRỌNG
Tiết 3 
Ngày soạn : 29/8/2010
Ngày giảng:30/08/2010
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:
- Giúp Hs hiểu được thế nào là tự trọng.
- Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng.
- Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người.
2. Kĩ năng:
- Biết thể hiện tự trọng học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ.
- Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng.
3. Thái độ
- Tự trong ; không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bài tập, 
- Tranh ảnh, tài liệu
- Một số mẩu chuyện, tục ngữ, ca dao, câu nói của các danh nhân
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Kể một câu chuyện thể hiện tính trung thực. Từ câu chuyện đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
3. Bài mới ;
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
GV thông qua một tình huống để giới thiệu:
Thắng đang đi chơi cùng bạn(Vở bài tập công dân)
GV: Yêu cầu Hs nhận xét hành vi của Thắng¢Dẫn dắt vào bài
Hoạt động 2 : Phân tích truyện đọc :
Một tâm hồn cao thượng
GV phân vai, yêu cầu Hs đọc truyện
GV: Hành động của Rô - be trong truyện?(Là em bé mồ côi nghèo khổ đi bán diêm, cầm một đồng tiền vàng đi đổi ..)
GV: Vì sao Rô - be lại làm như vậy ?( Không muốn bị người khác coi thường. thực hiện lời hứa bằng bất cứ giá nào )
GV: Em có nhận xét về hành động Rô - be ?(Có ý thức trách nhiệm cao, giữ đúng lời hứa dù bất kì hoàn cảnh nào)
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế và tổ chức thảo luận nhóm :
Chia nhóm, yêu cầu HS tìm những hành vi biểu hiện của đức tính trên trong thực tế cuộc sống
GV chốt ý, kết luận: Lòng tự trọng được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh. 
 Giải thích câu tục ngữ : Đói cho sạch
Hoạt động 4 : Rút ra bài học và liên hệ 
GV hướng dẫn Hs chốt kiến thức ở nội dung bài học.
 Yêu cầu Hs liên hệ và kể ra những việc làm của bản thân hay các bạn trong lớp thể hiện tính tự trọng hay chưa tự trọng và thái độ của mình trước những biểu hiện ấy.
GV đọc cho hs nghe câu danh ngôn : “ Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận” Pus - kin.
Hoạt động 5 : Luyện tập. 
Gv hướng dẫn để hs làm bài luyện tập ở lớp.
GV nhận xét, sửa chữa cho học sinh. Yêu cầu HS tìm tục ngữ, ca dao nói về tự trọng hoặc cho HS sắm vai tình huống nói về tự trọng..
1. Khái niệm
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực XH
2.Biểu hiện: Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn luôn làm tròn nhiệm vụ.
3. Ý nghĩa:
-Là phẩm chất cần thiết, quý báu 
-Giúp ta nâng cao phẩm giá
-Được mọ ... - Giáo viên nhận xét
4. Hướng dẫn về nhà :
a. Bài vừa học :
Học các nội dung ôn tập.
Sưu tầm câu nói, tấm gương về phẩm chất đạo đức trên.
Chuẩn bị tốt kiến thức để tiết sau kiểm tra học kỳ II.
Học thuộc bài 13, 14, 15, 16, 17, 18
b. Bài sắp học : KIỂM TRA HỌC KÌ II
Học thuộc bài 12,13, 14, 15, 16, 17, 18
Sưu tầm câu nói, tấm gương về phẩm chất đạo đức trên.
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM : 
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Tuần 35	 KIỂM TRA HỌC KỲ II
Tiết 34 
Ngày soạn : 
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Nắm được kiến thức cơ bản năm học.
Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Nắm đặc trưng bộ môn.
B/ ĐỀ BÀI
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm ) Chọn đáp án đúng nhất cho các câu trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu:
1. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là:
 a, Đổ rác đúng quy định b, Chặt, phá rừng bừa bãi. 
 c, Chặt cây rừng đúng độ tuổi. d, Ý a, b đúng.
2. Bổn phận của trẻ em là: 
 a, Chưa phải tham gia lao động. b, Coi thường cha mẹ.
 c, Chăm chỉ học tập. d, Ý b, c đúng.
3.Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của:
 a, Một cá nhân. b, Mọi cơ quan nhà nước.
 c, Tất cả mọi người. d, Ý a và b là đúng.
4. Trong di sản văn hoá dưới đây di sản nào chưa được công nhận là di sản văn hoá thế giới?
 a, Cố Đô Huế. b, Lăng Hồ Chủ Tịch.
 c, Vịnh Hạ Long. d, Cồng chiêng Tây Nguyên.
Câu 2: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các câu sau:
a,.......là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất.
b, Chính phủ là do......bầu ra.
c, Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà đổi thành nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam vào năm............
d, Bộ máy nhà nước cấp trung ương gồm........cơ quan.
II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm )
Câu 1: ( 3 điểm ) 
a, Phân tích những quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam?
b, Việc ban hành những quyền đó thể hiện điều gì của Nhà nước ta?
Câu 2: ( 3 điểm ) Hiện nay ở địa phương có rất nhiều người vô ý thức đổ rác ra ngoài đường, các kênh mương và họ cho rằng đó là hành vi bình thường không ảnh hưởng đến ai. 
a, Em suy nghĩ gì về hành vi của những người đó?
b, Cần có những biện pháp gì để ngăn chặn hành vi trên?
c, Em hãy đưa ra những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường?
B/ ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm )
Câu1: Mỗi câu đúng 0,5 điểm
1 – b 2 – c 3 – c 4 – b 
Câu2: Mỗi câu đúng 0,5 điểm
a, Chính phủ b, Quốc hội c, 1976 d - 4
B/ PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm )
Câu 1: (3 điểm) Mỗi ý đúng 1 điểm
3 quyền cơ bản: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.
Phân tích cụ thể từng quyền.
Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta với trẻ em.
Câu 2: (3 điểm) Mỗi ý đúng 1 điểm
a, Hành vi đó là sai.
b, Tuyên truyền để mọi người hiểu, có ý thức bảo vệ môi trường.
c, Dọn vệ sinh thường xuyên, vận động mọi người cùng tham gia vệ sinh.
Tuần 36	 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA 
Tiết 35 (TÌM HIỂU VỀ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ)
Ngày soạn : 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1) Về kiến thức : Giúp HS hiểu được :
- Tình hình tai nạn giao thông, tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông; tầm quan trọng của tình hình ATGT
- Những quy định về trật tự ATGT, ý nghĩa của ATGT
2) Về kĩ năng : 
- Thực hành, vận dụng, rèn luyện kĩ năng thực hiện trật tự ATGT
- Biết đánh giá hành vi đúng, sai của người khác về thực hiện trật tự ATGT và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện
3) Về thái độ :
- Giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác chấp hành luật giao thông để đảm bảo ATGT cao nhất
II. PHƯƠNG PHÁP : 
- Kết hợp nhiều phương pháp như : Đàm thoại, giảng giải, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, đóng vai 
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
- Các số liệu về tai nạn giao thông hiện nay
- Tài liệu về giáo dục trật tự ATGT
- Bộ biển báo giao thông đường bộ
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: Trả và nhận xét bài kiểm tra HKI
3.Bài mới : 
Nội dung
Phương pháp
1/ Tình hình tai nạn giao thông hiện nay và nguyên nhân của nó
- Tai nạn giao thông xảy ra nghiêm trọng
* Nguyên nhân
+ Ý thức tham gia giao thông kém
+ Hệ thống công trình giao thông chưa tốt
+ Sự quản lí của các cơ quan chức năng chưa cao
2/ Một số quy định của Luật giao thông đường bộ 
a. Quy tắc tham gia giao thông:
- Đi bên phải theo chiều đi của mình
- Đi đúng phần đường quy định
- Tuân theo các hiệu lệnh báo hiệu đường bộ
b. Hiệu lệnh báo hiệu đường bộ 
- Biển báo
- Đèn tín hiệu
-Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
c. Độ tuổi, số lượng người ngồi trên xe đạp, xe gắn máy
- Tối đa là 2 người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Cho HS quan sát 1 vài bức tranh về tai nạn giao thông hiện nay và đặt câu hỏi : 
Em hãy cho biết nội dung của các bức tranh trên ?
Kết luận: Hiện nay, tai nan giao thông ở nước ta đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ và đã gây những hậu quả hết sức nghiệm trọng về người và của. Tai nạn giao thông là một vấn đề bức thiết của XH ta hiện nay.. Tại sao có tai nạn giao thông, chúng ta có thể giảm thiểu nó bằng cách nào.
¢ Vào bài
- Quan sát tranh
- Các bức tranh trên nói về tai nạn giao thông
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tình hình tai nạn giao thông hiện nay
GV: Cho 4 nhóm thảo luận câu hỏi :
Nguyên nhân của tai nạn giao thông là gì ? 
GV: Nhận xét câu trả lời các nhóm và hoàn chỉnh
Trong những nguyên nhân đó, đâu là nguyên nhân chính ?
GV: Phân tích để làm rõ nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn giao thông
¢So sánh với các quốc gia khác. Giáo dục ý thức tham gia giao thông đúng đắn
Hs: Chia nhóm thảo luận theo yêu cầu : 
- Ý thức tham gia giao thông kém
- Hệ thống công trình giao thông chưa tốt
- Sự quản lí của cơ quan chức năng chưa nghiên túc, kịp thời..
- Ý thức tham gia giao thông kém
Hoạt động 3 : Tìm hiểu một số quy định cơ bản của Luật giao thông đường bộ
GV : Giới thiệu đến HS văn bản Luật giao thông đường bộ và nêu nội của nó. Hướng dẫn HS tìm hiểu một số quy định cơ bản của bộ luật này qua các câu hỏi :
Em hãy nêu những quy tắc cơ bản khi tham gia giao thông ?
¢ Nhắc nhở HS thực hiện đúng các quy tắc nêu trên 
Hiệu lệnh báo hiệu đường bộ gồm những hiệu lệnh nào ?
Biển báo hiệu đường bộ gồm có những loại nào ? 
GV: Cho HS quan sát các loại biển báo và yêu cầu nêu đặc điểm của từng loại
Tại một nơi có đặt biển báo và có người điều khiển giao thông thì chúng ta phải tuân theo hiệu lệnh nào?
GV: Lấy VD để HS hiểu vì sao phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Đèn tín hiệu giao thông gồm mấy tín hiệu. Ý nghĩa của từng tín hiệu 
GV: Nhắc nhở HS tuân theo quy định của hiệu lệnh báo hiệu đường bộ
GV: Cho HS tìm hiểu về độ tuổi, số lượng người ngồi trên xe đạp, xe gắn máy
HS : Phát biểu trả lời 
- Đi bên phải theo chiều đi của mình
- Đi đúng phần đường quy định
- Tuân theo các hiệu lệnh báo hiệu đường bộ
- Đèn, biển báo và hiệu lệnh của cảnh sát giao thông
- Có 5 loại : Biển báo cấm, hiệu lệnh, nguy hiểm, chỉ dẫn, biển phụ
- Biển báo cấm : Hình tròn, nền màu đỏ, hình vẽ màu trắng, biểu thị điều cấm.
- Tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Đèn xanh, vàng, đỏ
- Tối đa là 2 người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi.
Hoạt động 4 : Thực hành các tình huống giao thông
GV: Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm cử 2 đại diện tham gia trò chơi. Thời gian chuẩn bị là 5 phút
Yêu cầu : Mỗi nhóm lựa chọn 1 tình huống và nhóm bạn sẽ giải quyết tình huống
GV: Căn cứ vào sự chuẩn bị, nội dung tình huống và cách giải quyết để tuyên dương nhóm thắng cuôc 
- HS chia nhóm, cử đại diên tham gia trò chơi
Hoạt động 5 : Luyện tập, củng cố kiến thức 
GV: Yêu cầu HS làm các bài tập sau :
- HS làm cá nhân
Tối 30-4, Quang (17 tuổi) mượn xe Dream II của bố đi dự sinh nhật bạn. Sau khi dự sinh nhật, Quang và 4 bạn cùng tuổi : An, Hải, Kiên, Bằng về nhà. Quang chở An, Hải phía sau ; Kiên chở Bằng trên xe Wave. Trên đường đi, Quang và Kiên điều khiển xe chạy với tốc đọ 50-60 km/h, lạng lách, đánh võng trên đường phố. Tổ cảnh sát giao thông đang làm nhiện vụ đã phát tín hiệu và ra lệnh cho Quang và Kiên dừng xe để kiểm tra, nhưng Quang và Kiên cho xe tăng tốc độ chạy tiếp. Chạy khoảng 100m, xe của Quang va vào một chị nhân viên Công ty Môi trường đô thị đang làm vệ sinh đường phố ở sát mép đường làm chị ngã và bị thương nhẹ. Sau đó, tổ cảnh sát giao thông đã tạm giữ cả 5 người và 2 xe máy để lập biên bản xử lý.
	Theo em, Quang,An, Kiên, Hải, Bằng đã có những vi phạm gì (Đánh dấu X vào ô tương ứng trong bảng dưới đây).
	 Người 
Lỗi vi phạm
Quang
An
Hải
Kiên
Bằng
1. Điều khiển mô tô khi chưa đủ tuổi được phép.
2. Điều khiển mô tô không có giấy phép lái xe.
3. Điều khiển xe chở quá số người quy định.
4. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.
5. Điều khiển xe chạy lạng lách, đánh võng.
6. Không chấp hành hiệu lệnh của người kiểm soát giao thông.
Ngày chủ nhật, Hùng (15 tuổi) lấy xe máy của mẹ đèo em đến nhà bà chơi. Thấy trời nắng, Hùng mang theo chiếc ô. Trên đương đi, Hùng bảo em ngồi đằng sau mở ô ra che nắng cho hai anh em. Đi được một đoạn thì hai bạn bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. Cả hai ngơ ngác không hiểu vì sao bị giữ lại.
 Hỏi :
 - Hãy cho biết Hùng vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông ?
 - Theo bạn, em của Hùng có vi phạm gì không ?
GV: Nhận xét, ghi điểm
¢ Giáo dục HS ý thức chấp hành Luật giao thông đương bộ
4. Hướng dẫn tự học : 
a. Bài vừa học : 
Nguyên nhân tai nạn giao thông hiện nay và cách hạn chế tai nạn giao thông
Một số quy định khi tham gia giao thông
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM : 
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao duc cong dan lop 7.doc