Giáo án Giáo dục công dân 7 cả năm - Trường THCS Nậm Mười

Giáo án Giáo dục công dân 7 cả năm - Trường THCS Nậm Mười

Bài:1. SỐNG GIẢN DỊ.

I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

 Thế nào là sống giản dị? Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.

 Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì ,phô trương hình thức, với luộm thuôm, cẩu thả.

2. Kỹ năng:

 Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.

3.Thái độ:

- Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng lối sống giản dị,chân thật ,

- không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức .

II.Tài liệu và phương tiện dạy học:

GV: Giáo án, sách GV – GDCD7.

 Thơ,ca dao,tục ngữ nói về tình huống giản dị.

 

doc 119 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1456Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 cả năm - Trường THCS Nậm Mười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần :1 - Tiết:1. 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 7A.
 7B
Bài:1. Sống giản dị.
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
 Thế nào là sống giản dị? Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
 Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì ,phô trương hình thức, với luộm thuôm, cẩu thả.
2. Kỹ năng: 
 Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
3.Thái độ:
- Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng lối sống giản dị,chân thật ,
- không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
II.Tài liệu và phương tiện dạy học:
GV: Giáo án, sách GV – GDCD7.
 Thơ,ca dao,tục ngữ nói về tình huống giản dị.
HS: SGK, Đọc trước bài.
III.Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 7A
 7B
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của học sinh.
3.Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Nêu tình huống HS suy nghĩ trả lời.
 * Tình huống 1: Gia đình An có mức sống bình thường bố mẹ đều là công nhân,nông dân.Nhưng An ăn mặc rất diện còn học thì lười biếng.
 * Tình huống 2:Gia đình Nam có cuộc sống sung túc,nhưng Nam ăn mặc rất giản dị,chăm học,chăm làm.
HS: Hãy nêu suy nghĩ của em về phong cách sống của bạn An và bạn Nam?
GV: Chốt lại vấn đề trong cuộc sống, chúng ta ai cũng cần có một vẻ đẹp. Tuy nhiên cái đẹp để cho mọi người tôn trọng và kính phục thì chúng ta cần có lối sống giản dị, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình. Giản dị là gì? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay.
 Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung truyện đọc.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung ghi.
HD: hs tìm hiểu truyện đọc.
Thảo luận theo câu hỏi SGK.
? Tìm chi tiết biểu hiện cách ăn mặc,tác phong và lời nói của Bác?
?Em có nhận xét gì về cách ăn mặc,tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc?
? Tìm thêm ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác?
? Nêu tấm gương sống giản dị ở lớp,trường và ngoài xã hội mà em biết?
Bổ sung bằng câu chuyện: “ Bữa ăn của vị Chủ tịch nước”.
- Nhận xét: Giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh,giản dị là cái đẹp.Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Vậy chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người có lối sống giản dị
? Tìm biểu hiện của lối sống giản dị và trái với giản dị?
Nhận xét và nhấn mạnh:
Giản dị không có nghĩa là qua loa.đại khái.cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cụt ngủn, trống không, tâm hồn nghèo nàn,trống rỗng.Lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi,điều kiện gia đình,bản thân và môi trường xã hội xung quanh.
đọc diễn cảm câu chuyện
Hoạt động cả lớp.
- Bác mặc bộ quần áo kaki, đi một đôi dép cao su
- Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào. 
- Thái độ của Bác thân mật như người cha đối với các con.
- Câu hỏi đơn giản: Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
- Bác ăn mặc đơn sơ,không cầu kỳ và phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
- Thái độ chân tình cởi mở,không hình thuéc,lễ nghi nên đã xua tất cả những gì còn cách xa giữa vị Chủ Tịch nước và nhân dân. 
- Lời nói dễ hiểu gần gũi ,thân thương với mọi người 
Tự tìm thêm những ví dụ khác.
Trả lời câu hỏi theo ý hiểu
Tự lấy ví dụ
Liên hệ thực tế.
Thảo luận tiếp.
* Lối sống giản dị: 
- Không xa hoa lãng phí.
- Không cầu kì kiểu cách.
- Thẳng thắn,chân thật,gần gũi..Không chạy theo những nhu cầu về vật chất và hình thức bên ngoài.
 * Trái với giản dị: 
- Sống xa hoa lãng phí,phô trương về hình thức,học đòi trong ăn mặc,cầu kì trong cử chỉ sinh hoạt.
I.Truyện đọc:
“Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập”.
.
 Hoạt động 3:Tìm hiểu nội dung bài học:
HD: HS tìm hiểu nội dung bài học theo câu hỏi.
? Em hiểu thế nào là sống giản dị? Biểu hiện của lối sống giản dị là gì?
? ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sốngvới cá nhân,gia đình và xã hội?
Chốt lại vấn đề.
Trả lời.
VD : Tiêu dùng tiền bạc vừa mức so với điều kiện sống của bản thân, của gia đình và của mọi người xung quanh, khi giao tiếp diễn đạt ý mình phải dễ hiểu, tác phong đi đứng nghiêm trang,tự nhiên, trang phục gọn gàng sạch sẽ.
Trao đổi – trả lời câu hỏi.
- Cá nhân: giúp đỡ tốn thời gian,sức lực vào những việc không cần thiết, để làm được những việc có ích cho bản thân và cho mọi người.
- Gia đình: giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên hạnh phúc cho gia đình.
- Xã hội : tạo mối quan hệ chan hoà, chân thành với nhau, loại trừ những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí đem lại, làm lành mạnh xã hội.
II. Bài học:
a.Thế nào là sống giản dị: 
là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân,của gia đình và xã hội. 
Biểu hiện:
Không xa hoa ,lãng phí,cầu kì , kiểu cách 
b.ý nghĩa: 
Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người . Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến,cảm thông và giúp đỡ. 
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
HS : Đọc yêu cầu nội dung bài tập.
Làm việc cá nhân.
GV: Gọi học sinh nhận xét tranh.
HS: Nhận xét.
GV: Chốt ý đung.
 III. Bài tập: 
 1.Bức tranh 3: Thể hiện đức tính giản dị:
( Các bạn HS ăn mặc phù hợp với lứa tuổi,tác phong nhanh nhẹn,vui tươi,thân mật)
2. đáp án: 
- Lời nói ngắn gọn dẽ hiểu.
- Đối xử với mọi người luôn chân thành cởi mở.
3. Việc làm của Hoa: là sa hoa,lãng phí,không phù hợp với điều kiện của bản thân.
 4.Củng cố luyện tập:
Thế nào là sống giản dị? Biểu hiện của sống giản dị như thế nào?
HS: Đọc lại nội dung bài học SGK.
GV: hệ thống: Là HS chúng ta phải cố gắng rèn luyện để có lối sống giản dị. Sống giản dị phù hợp với điều kiện của gia đình cũng là thể hiện tình yêu thương,vâng lời bố mẹ,có ý thức rèn luyện tốt.
Nêu một số câu tục ngữ:
Ăn lấy chắc,mặc lấy bền.
Nhiều no,ít đủ.
Ăn cần,ở kiệm.
 5.Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà học bài và làm bài tập : d,đ,e (SGK – 6)
Học thuộc phần bài học.
Đọc trước bài : Trung thực.
 Tuần:2 - Tiết:2 
Ngày soạn:.
Ngày dạy: 
Bài: 2. Trung thực
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
 - Thế nào là trung thực?
 - Biểu hiện của lòng trung thựcvà vì sao cần có lòng trung thực.
 - ý nghĩa của lòng trung thực?
2.Kiến thức: 
 - HS Biết nhạn xét , đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu 
 của tính trung thực
 - trung thự trong học tập
3.Thái độ:
 Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn trung thực , phản đối những việc làm thiếu trung thực
II.Tài liệu và phương tiện dạy học:
GV: Truyện kể,tục ngữ,ca dao.
 SGK – SGV GDCD6
HS: Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy học:
1ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 7A
2.Kiểm tra bài cũ: 
 - Thế nào là giản dị?
 - Nêu một số ví dụ về lối sống giản dị của những người sống xung quanh em? 
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Gới thiệu bài.
GV: Cho HS làm bài tập:
Trong những hành vi sau hành vi nào sai?
Trực nhật lớp mình sạch,đẩy rác sang lớp bạn.
Giờ kiểm tra miệng trả vờ đau đầu để xuống phòng y tế.
Xin tiền học để chơi điện tử.
Ngủ dậy muộn,đi học không đúng quy định,báo cáo lí do ốm.
Những hành vi đó biểu hiện điều gì?
GV: Dẫn dắt từ bài tập để vào bài mới: Trung thực.
 Hoạt động 2: Phân tích truyện đọc:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung ghi
Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện theo câu hỏi. 
? Bra-man-tơ đã đối sử với Mi-ken-lăng-giơ như thế nào?
? Vì sao Bra-man-tơ có thái độ như vậy?
? Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế nào?
? Vì sao Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy?
? Theo em ông là người như thế nào?
Nhận xét ghi ý kiến HS lên bảng.
? Rút ra bài học qua câu truyện trên.
Đọc diễn cảm truyện đọc.
Hoạt động cả lớp.
Không ưa thích kình địch,chơi xấu,làm giảm danh tiếng,làm hại sự nghiệp..
Sợ danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ nổi tiếng lấn áp mình.Oán hận,tức giận.
Công khai đánh giá Bra-man-tơ là người vĩ đại.
Ông thẳng thắn,tôn trọng và nói sự thật,đánh giá đúng sự việc.
Ông là người trung thực,tôn trọng chân lí,công minh chính trực.
Trả lời câu hỏi
Chúng ta thấy trong cuộc sống hằng ngày ta phải trung thực, thẳng thắn không gian dối,không nói xấu bạn,không đổ lỗi cho người khác.
Truyện đọc: 
Sự công minh chính trực của một nhân tài.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
HD: cả lớp cùng thảo luận theo câu hỏi.
? Tìm những biểu hiện trung thực trong học tập?
? Tìm những biểu hiện tính trung thực trong quan hệ với mọi người?
? Biểu hiện tính trung thực trong hành động?
? Trái với trung thực là gì?
? Không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực? Cho ví dụ cụ thể?
Nhận xét bổ sung:
? Thế nào là trung thực?
? Biểu hiện của trung thực?
? ý nghĩa của trung thực?
Nhận xét và rút ra kết luận
? Đọc câu tục ngữ “ Cây ngay không sợ chết đứng”
Thảo luận nhóm(5 nhóm)
Ngay thẳng không gian dối với thầy cô giáo,không quay cóp,nhìn bài của bạn,không lấy đồ dùng học tập của bạn.
Không nói xấu, lừa dối,
không đổ lỗi cho người khác,dũng cảm nhận lỗi,làm tròn trách nhiệm của người công dân.
Bênh vực bảo vệ cái đúng,
phê phán việc làm sai,trong kê khai thu,nộp thuế của cá nhân,cơ quan cần chính xác ,trung thực..
Là dối trá,xuyên tạc,bóp méo sự thật,ngược lại chân lí
Che dấu sự thật có lợi cho xã hội như bác sĩ không nói thật bệnh tật của bệnh nhân,nói dối kẻ địch,kẻ xấu.đây là sự trung thực với tấm lòng,với lương tâm.
Đại diện nhóm trả lời,nhóm khác bổ sung. 
Rút ra bài học
Trả lời câu hỏi theo ý hiểu.
Biểu hiện: Ngay thẳng,thật thà,không quay cóp,nhìn bài của bạn, không lấy đồ dùng học tập của bạn..
Ghi bài vào vở.
Giải thích câu tục ngữ trên.
Cũng có trường hợp người trung thực cũng bị thua thiệt . Nhưng trước sau người đó sẽ được giải oan và xã hội công nhận phẩm giá tốt đẹp của họ..
Đọc câu danh ngôn SGK.
 2.Nội dung bài học: 
a. Trung thực là:
 tôn trọng sự thật ,tôn trọng lẽ phải,tôn trọng chân lí.
b.Biểu hiện:
 Ngay thẳng ,thật thà,dũng cảm nhận lỗi
c. ý nghĩa: 
 Đức tính cần thiết,quý báu 
Nâng cao phẩm giá.
Được mọi người tin yêu kính trọng.
Xã hội lành mạnh.
Sống ngay thẳng thật thà,trung thực không sợ kẻ xấu,không sợ thất bại.
 Hoạt động 4:Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
HS: Làm bài tập cá nhân:
GV: Cho HS đọc nội dung yêu cầu của bài tập a SGK.
Những hành vi nào thể hiện tính trung thực? Giải thích vì sao?
HS:chơi trò chơi giơ thẻ đúng sai.
GV: nhận xét đưa ra đáp án đúng.
Hướng dẫn HS làm bài tập: b,c,d (sgk)
3.Bài tập:
* Bài tập a: (SGK) 
Đáp án : 4,5,6.
 4.Củng cố luyện tập:
- Thế nào là trung thực?
- Biểu hiện ý nghĩa của trung thực?
- Đọc nội dung bài học SGK.
GV hệ thống toàn bài: Trung trực là một đức tính quý báu,nâng cao giá trị đạo đức của mỗi con người. Xã hội sẽ tốt đẹp hơn lành mạnh hơn nếu ai cũng có lối sống, đức tính trung thực.
 5.Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà học bài theo vở ghi và SGK.
Làm bài tập b,c,d sgk.
Đọc trước bài mới.
 Kiểm tra giáo án tháng 08/10.
 Tuần: 3 - Tiết: 3. 
Ngày soạn:.
Ngày dạy:7a 7b
Bài: 3 Tự trọng
I.Mục t ... gày dạy: 23/4/2010.
 Thực hành ngoại khoá 
 các vấn đề của địa phương và nội dung đã học. 
 (Thực hiện trật tự an toàn giao thông)
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
 Thông qua giờ thực hành ngoại khoá giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về thực hiện trật tự an toàn giao thông.
 - Củng cố và bổ sung những hiểu biết của HS về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, về bộ máy nhà nước.
2.Kỹ năng:
 - RKN sử lý tình huống, liên hệ vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
 - HS nhận biết được những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thiên nhiên, về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
3.Thái độ:
 - Hình thành ở HS thái độ tích cực như yêu quý môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng cảu người khác, tôn trọng và giúp đỡ cán bộ địa phương làm nhiệm vụ. đồng thời giúp HS biết phản đối việc làm sai, làm ô nhiễm, phá hoại môi trường, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để làm điều sai trái: Bói toán, phù phép, lợi dụng quyền hành để tham ô tài sản nhà nước.
 - Sử lí tốt tình huống trong đời sống hàng ngày.
II.Tài liệu và phương tiện dạy học:
 GV: Câu hỏi trắc nghiệm, tình huống giao thông.
 Biển báo.
 Phiếu học tập.
 HS: Ôn những kiến thức đã học.
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 7A
2.Kiểm tra bài cũ: 
 Kết hợp khi ngoại khoá.
3. Ngoại khoá:
Giới thiệu bài:
 Chúng ta được học và biêt về môi trường và tài nguyên thiên, về tự do tín ngưỡng và về bộ máy nhà nước. Hôm nay cô cùng các em ôn lại các kiến thức đó và tìm hiểu thực tế địa phương về các vấn đề này.
 A. Tìm hiểu thông Tin.
GV:Cung cấp cho HS một số thông tin và quy định về an toàn giao thông.
+ Những quy định chung về đảm bảo trật tự an toàn giao thông (SGK-T6)
+ Một số quy định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
+ Quy tắc chung về giao thông đường bộ.
+ Một số quy định cụ thể.
+ Một số quy định về an toàn giao thông đường sắt.
 B. Bài tập tình huống.
 Từ phần thông tin giáo viên cung cấp cho học sinh, hướng dẫn học sinh làm các bài tập tình huống.
1.Bài tập 1:
 Nghỉ hè Hương,Vân,An cùng về quê An chơi. Trên đường về quê phải qua phà. Đến bên phà, người lái xe yêu cầu mọi người xuống xe. Trong lúc chờ phà tới, các bạn tranh luận với nhau xem người được xuống trước hay xe cơ giớ được xuống trước . Hương thì bảo người được xuống trước, Vân bảo xe cơ giới được xuống trước,An thì bảo không ai được xuống trước mà tất cả người và xe đều phải xếp hàng theo thứ tự trước và sau để xuống phà.
 ? Theo em bạn nào nói đúng? vì sao?
2. Bài tập 2:
 Một người lái xe Hon đa ôm trở hai người lớn, chạy với tốc độ nhanh,lấn sang trái đường, va phải xe mô tô chạy ngược chiều. Hai xe bị đổ, mọi người trên xe đều bị ngã xuống đường. Cùng lúc đó có một xe ôtô đi tới chẹt phải một người .Sau đó xe ôtô không dừng lại mà đã tiếp tục chạy. Có người cho rằng người lái xe ôtô sai. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng người đó không có lỗi vì đã đi đúng phần đường của minh, nếu nạn nhân không ngã ra đường thì xe ôtô không chẹt phải.
 Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
 Người lái xe honđa đã vi phạm gì?
 HS: thảo luận nhóm.
 Trình bày ý kiến cá nhân.
 GV: kết luận.
 C. Trắc nghiệm:
GV: đưa ra hệ thống bài tập trắc nghiệm.
Bài 1:
 Tại nơi đường bộ giao cắt với đường sắt có đèn tín hiệu, khi đèn tín hiệu mà bật đèn đỏ, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại cách đường ray gần nhất một khoảng cách là bao nhiêu?
 a. 2m b.3m c.5m
Bài 2:
 Hai xe chạy ngược chiều nhau trên đường dốc, xe nào phải nhường đường? vì sao? 
a.Xe lên dốc phải nhường đường cho xe xuống dốc?
b.Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc?
c. không xe nào phải nhường đường?
Bài 3:
 Anh Dũng điều khiển xe máy trên đường quốc lộ ngoài đô thị bị bay chiếc mũ lưỡi trai đang đội lên đầu. anh Dũng phải xử lí thế nào cho đảm bảo an toàn? vì sao?
Cho xe quay lại nhặt mũ rồi đi tiếp.
b. Giảm tốc độ , dừng xe sát lề bên phải, đi bộ quay lại nhặt mũ rồi đi tiếp.
c.Không nặt nữa cứ thế đi tiếp.
 HS: Các nhóm thảo luận.
 Đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp nhận xét .
GV: nhận xét kết luận.
 D. Biển báo:
GV: Giới thiệu một số biển báo thông dụng.
HS: Quan sát.
GV: Gọi học sinh nêu tên và nhận dạng một số loại biển báo thông dụng.
 Đ. Vấn đề về môi trường và tự do tín ngưỡng.
HS thảo luận theo nhóm tổ.
? Vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em hiện nay như thế nào?
? Vấn đề tự do tín ngưỡng ở địa phương em hiện nay như thế nào?
 * Bài tập.
1. Những hành vi nào sau đây cần phê phán:
Nói năng thiếu văn hoá khi đi lễ chùa.
Quần áo thiếu lịch sự khi đi lễ chùa.
Tuân theo quy định của nhà chùa về thời gian, tác phong và hành vi khi đi lễ.
Đọc báo, hút thuốc khi nghe cha giảng đạo.
Nghe giảng đạo đức một cách chăm chú.
2. Những hiện tượng sau có phải là tín ngưỡng không? Vì sao?
HS trước khi đi thi:
. Một số ngày kiêng kỵ
1. Đi lễ để được điểm cao.
2. Không ăn trứng.
3. Không ăn xôi lạc.
4. Không ăn chuối.
5. Sợ gặp phụ nữ.
- Mùng năm mười bốn hai ba.
Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn.
- Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba.
 4.Củng cố luyện tập:
GV: hệ thống lại những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông.
 5.Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà xem lại những kiến thức đã học .Chuẩn bị tiết sau ôn tập học kỳ II.
 Tuần 34 - Tiết 34
Ngày soạn: 27/4/2010.
Ngày dạy:.././2010. 
 Ôn tập học kỳ II.
I.Mục tiêu ôn tập.
 Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học về các chuẩn mực đạo đức, làm theo pháp luật đã được học trong học kỳ II.
 Giúp học sinh hệ thống hoá, khái quát, củng cố khắc sâu những kiến thức GDCD đã được học trong năm học 2008 – 2009.
 Học sinh nghiêm túc, tự giác ôn tập.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học .
 Ôn tập từ bài 12 đến bài 18 về:
 Lý thuyết.
 Bài tập.
III. Các hoạt động ôn tập.
1.ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 7A.
2. Kiểm tra bài cú:
3. Ôn tập:
 A. Lý thuyết.
GV: đưa ra hệ thống câu hỏi và dùng phương pháp hỏi đáp giúp học sinh hệ thống hoá những kiến thức trọng tâm .
1.Bài 12:sống làm việc có kế hoạch.
? Thế nào là làm việc có kế hoạch?ý nghĩa của làm việc có kế hoạch?
2.Bài 13. Quyền bảo vệ, chăm sóc và giáo dục ở trẻ em Việt Nam.
? Nêu những quyền bảo vệ ,chăm sóc và giáo dục trẻ em?
? Trẻ em có những bổn phận gì đối với gia đình và xã hội?
? Trác nhiệm của gia đình nhà nước và xã hội đối với trẻ em như thế nào?
3. Bài 14.Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
? Môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì?
? Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên ntn?
4. Bài 15. Bảo vệ di sản văn hoá.
? Thế nào là di sản văn hoá? Nêu ý nghĩa?
? Trách nhiệm của công dân được pháp luật quy định về việc bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hoá ntn?
5.Bài 16. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
?Tín ngưỡng là gì, tôn giáo là gì?quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo có nghĩa ntn?
?Chúng ta phải làm gì để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
6.Bài 17. Nhà nước CHXHCNVN.
? Nêu bản chất của nhà nước ta, nhà nước ta do ai lãnh đạo? Bộ máy nhà nước bao gồm những cơ quan nào?
? Quyền và nghĩa vụ của công dân là gì?
7.Bài 18. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở.
?HĐND và UBND xã (phường,thị trấn) là cơ quan chính quyền thuộc cấp nào?
? HĐND xã ( phường,thị trấn) do ai bầu ra và có nhiệm vụ gì?
? UBND xã (phường, thị trấn)do ai bầu ra và có nhiệm vụ gì?
? Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở như thế nào?
GV: nêu lần lượt từng câu hỏi.
HS: suy nghĩ trả lời.
Sau mỗi câu giáo viên chốt lại những nội dung chính.
 B. Bài tập.
GV: hướng dẫn học sinh làm một số bài tập cơ bản – SGK.
* Bài tập b – SGK T37 
* Bài tập a,d – SGK T41,42. 
*Bài tập a,b – SGK T46. 
*Bài tập a,b – SGK T49,50. 
* Bài tập d – SGK T59. 
4. Củng cố luyện tập:
 GV: hệ thống lại toàn bộ nội dung ôn tập.
 Hệ thống lại phần bài tập.
Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà ôn lại toàn bộ nội dung ôn tập .
Chuẩn bị giấy ,bút tiết sau kiểm tra học kỳ II.
Trường: TH & THCS Suối Quyền.
 Đề thi học kỳ II
 Môn: GDCD 7
 Đề bài:
Câu 1: 
 Môi trường là gì?Tài nguyên thiên nhiên là gì?
 Theo em chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Câu 2: 
 Trẻ em có những bổn phận gì đối với gia đình và xã hội? Trách nhiệm của gia đình và xã hội đối với trẻ em như thế nào?
Câu 3:
 Thế nào là người làm việc có kế hoach? Em hãy lập bảng kế hoach học và làm việc trong một tuần?
Câu 4 : Cho tình huống sau:
 ở gần nhà Hoa có một người chuyên làm nghề bói toán. Mẹ Hoa cũng thỉnh thoảng sang xem bói. Hoa can ngăn nhưng mẹ Hoa cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người và khuyên Hoa không nên can thiệp vào.
	a. Theo em, mẹ Hoa nghĩ như vậy có đúng không? vì sao?
	b. Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?
 Đáp án:
Câu 1: (3điểm)
 * Môi trường là: 
Toàn bộ các ĐK tự nhiên nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên.Những điều kiện đó có sẵn trong tự nhiên,hoặc do con người tạo ra.
 * TNTN là: 
Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác chế biến sử dụng phục vụ đời sống con người(rưng cây, ĐV,TV, mỏ khoáng sản..)
 * Chúng ta phải làm gì bảo vệ tài nguyên thiên nhiên( chấm theo ý hiểu của HS)
Câu 2: (2 điểm)
 * Bổn phận của trẻ em: 
- Chăm chỉ tự giác học tập.
- Vâng lời bố mẹ,yêu quý ông bà,cha mẹ,anh chị em..
- Giúp đỡ gia đình chăm sóc các em
- Lễ phép với người lớn,yêu quê huqoqng đất nước.
- Có ý thức xây dựng tổ quốc,thực hiện nếp sống văn minh.
- Bảo vệ tài nguyên môi trường ,không tham gia vào các tệ nạn xã hội.
 * Trách nhiệm của gia đình,xã hội:
- Cha mẹ và người đỡ đầu ,trước tiên phải chịu trách nhiệm bảo vệ,chăm sóc nuôi dạy trẻ em tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.
- Nhà nước ,XH tạo ĐK tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em,có trách nhiệm chăm sóc giáo dục bồi dưỡng các em trở thành người công dân có ích cho đất nước.
Câu 3: ( 3 điểm)
 * Làm việc có kế hoạc là: 
Xác định nhiệm vụ,xắp xếp công việc hằng ngày,hàng tuần một cách hợp lí.
 * Lập kế hoạch: ( HS tự làm) 
Câu 4: (2 điểm). 
a. Yêu cầu nêu được:
- Mẹ Hoa nghĩ như vậy là không đúng. ( 0,5 điểm)
- Vì bói toán là một biểu hiện mê tín, dị đoan chứ không phải tự do tín ngưỡng và pháp luật đã nghiêm cấm hành nghề này. ( 0,5 điểm )
- Mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm chống lại những việc làm trái pháp luật. ( 0,5 điểm )
b. Nếu là Hoa em sẽ:
- Giải thích cho mẹ hiểu tác hại của mê tín dị đoan. ( 0,5 điểm)
- Vận động gia đình và người thân khuyên giải mẹ. ( 0,5 điểm)
- Báo với chính quyền địa phương can thiệp, xử lí người hành nghề bói toán. 
( 0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 7(4).doc