Giáo án Giáo dục công dân 7 hoàn chỉnh

Giáo án Giáo dục công dân 7 hoàn chỉnh

Tiết 1: Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ.

A.Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị,tại sao cần phải sống giản dị.

 Hình thành ở học sinh thái độ quí trọng sự giản dị, chân thật,xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

 Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh. Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị .

B. Chuẩn bị:

 1. Thầy: Tài liệu tham khảo, tranh ảnh về Bác.

 2. Trò: Sưu tầm những mẩu truyện có nội dung sống giản dị.

C. Tiến trình: 1. ổn định tổ chức:(1)

 2. Kiểm tra đầu giờ:(4)

 GV: Đưa ra yêu cầu đối với bộ môn.

 

doc 79 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 hoàn chỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 06/09/2007.
NG:L7a ( 08/09.).
 L7b (11/09).
 L7c (12/09) Tiết 1: Bài 1: Sống giản dị.
A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị,tại sao cần phải sống giản dị.
 Hình thành ở học sinh thái độ quí trọng sự giản dị, chân thật,xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
 Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh. Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị .
B. Chuẩn bị:
 1. Thầy: Tài liệu tham khảo, tranh ảnh về Bác.
 2. Trò: Sưu tầm những mẩu truyện có nội dung sống giản dị.
C. Tiến trình: 1. ổn định tổ chức:(1’)
 2. Kiểm tra đầu giờ:(4’)
 GV: Đưa ra yêu cầu đối với bộ môn.
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:(1’)
 Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. Vậy thế nào là sống giản dị?. Tại sao cần phải sống giản dị?. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1:
 HS: Đọc diễn cảm truyện.
 GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận. 
 Câu hỏi SGK- HS phát biểu-> GV: Chốt.
 H: Em có nhận xét gì về tác phong, trang phục và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc trên?.
(* Trang phục:
 Bác mặc bộ quần áo ka ki, đội mũ vải bạc mầu, đi dép cao su.
* Tác phong, lời nói:
+ Bác cười đôn hậu và vẫy chào đồng bào.
+ Thái độ thân mật như người cha đối với người con.
+ Câu hỏi đơn giản “ Tôi nóirõ không”).
 GV: Bác an mặc giản dị không cầu kì,phù hợp với hoàn cảnh lúc đó. Thái độ chân tình cởi mở đã xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa Bác Hồ- Chủ Tịch nước với nhân dân. Lời nói của Bác rễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người. 
 H: Nêu những tấm gương sống giản dị trong nhà trường, trong cuộc sống và trong sách báo mà em biết?.
 HS: Phát biểu-> Nhận xét.
 GV: Khái quát bổ sung.
 H: Tính giản dị còn biểu hiện ở những khía cạnh nào khác trong cuộc sống?.
 HS: Trả lời.
 GV: Khái quát: Biểu hiện ở vẻ đẹp bên ngoài kết hợp hài hòa với vẻ đẹp bên trong. Lời nói việc làm-> Suy nghĩ , hành động-> Cần học tập các tấm gương sống giản dị.
 H: Sống giản dị có tác dụng gì?.
 HS: Trả lời.
 GV: Nhận xét, bổ sung. 
 GV: Đưa ra một số hành vi-> Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm (3’).
 Đại diện nhóm trả lời-> Nhận xét.
 GV: Bổ sung.
 + Mặc quần áo lao động đi dự các buổi lễ.
 + Có nhu cầu đòi hỏi về ăn mặc, vui chơi..
 + Có những hành vi, cử chỉ, ăn mặc lạc lõng xa lạ với truyền thống của dân tộc.
=> GVKL: Cả ba hành vi trên đều thực hiện lối sống không phù hợp với điều kiện của bản thân và gia đình, xã hội=> Đó là lối sống không giản dị.
Hoạt động 2: 
 H: Thế nào là sống giản dị, ý nghĩa?. 
 GV: Hướng dẫn học sinh giải thích câu tục ngữ- danh ngôn trong SGK. 
HS: Tự liên hệ với bản thân sống giản dị và chưa sống giản dị.
GV: Chốt lại kiến thức nội dung bài học.
Hoạt động 3: 
 GV: Gọi học sinh làm bài tập-> Nhận xét.
 GV: Đánh giá cho điểm.
 GV: Hướng dẫn học sinh làm.
1.Truyện đọc:(15’)
“ Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập”.
2. Nội dung bài học:(12’)
a. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân gia đình và xã hội.
b. Sống giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Sống giản dị được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
3. Bài tập:(7’)
a. SGKT5.
b. Những biểu hiện nói lên tính giản dị:
- Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu.
- Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở.
c. (SGK)
 4. Củng cố:(2’)
 - Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
 - GV: Chốt lại nội dung chính.
 5. Hướng dẫn học bài:(3’)
 * Học bài cũ: 
 + Đọc lại truyện. Học nội dung bài học. 
 + Làm bài tập còn lại.
 *Chuẩn bị bài sau:
 + Đọc, tìm hiểu câu hỏi SGK.
 + Sưu tầm tấm gương về trung thực.
 ===================================
NS: 13/09/2007. 
NG: L7a(15/09).
 L7b(18/09).
 L7c( 19/09) Tiết 2: Bài 2: Trung thực.
 A. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực.
 Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những hành vi thiếu trung thực.
 Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày. Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực.
B. Chuẩn bị :
Thầy: Tài liệu (Tấm gương trung thực)- Tranh ảnh.
Trò: Sưu tầm mẩu truyện kể về trung thực.
C. Tiến trình:
 1. ổn định tổ chức: (1’)
 2. Kiểm tra đàu giờ: (3’)
 * Kiểm tra bài cũ: 
 H: Thế nào là giản dị?. Sống giản dị có tác dụng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?.
*Kiểm tra bài mới:
 GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS .
 3.Bài mới:
 * Giới thiệu bài:(1’)
 Trung thực là đức tính cần thiết và quí báu của mỗi con người. Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vởy thế nào là trung thực ?. Trung thực có ý nghĩa như thế nào?. Bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ điều đó. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
 Hoạt động 1:
 GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm truyện.
 H: Mi- ken- lăng- giơ đã có thái độ như thế nào đối với Bra-man-tơ một người vốn kình địch với ông?.
 HS: Trả lời.
 GV: Nhận xét, chốt.
(+ Rất oán hận vì Bra-man-tơ luôn chơI xấu, kình địch, làm giảm danh tiếng, làm hại không ít đến sự nghiệp của ông.
+ Vẫn công khai đánh giá rất cao về Bra-man- tơ và khẳng định: “ Với tư cáchsánh bằng”.
 H: Vì sao Mi-ken-lăng-giơ lại sử sự như vậy?.
( Vì: Ông là người sống thẳng thắn luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không làm tình cảm cá nhân chi phối làm mất tính khách quan khi đánh giá sự việc).
 H: Theo em ông là người như thế nào?.
( Ông là người có tính trung thực,trọng chân lí và công minh chính thực).
 GV: Liên hệ thực tế để thấy được nhiều biểu hiện khác nhau của tính trung thực.
 GV: Gợi ý học sinh phát biểu.
 GV: Nhận xét, chốt.
( Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống: qua thái độ, hành động, qua lời nói không thể trung thực với mọi người mà cần trung thực với bản thân. Mỗi học sinh cần học tập để trở thành người trung thực).
 H: Tìm những biểu hiện của hành vi trái với trung thực và phân biệt rõ sự khác nhau giữa các hành vi dối trá, thiếu trung thực với việc không nói lên sự thật trong những trường hợp cần thiết?.
 HS: Thảo luận nhóm.(3’).
 Đại diện trình bày-> Nhận xét chéo.
 GV: Tổng hợp,đánh giá bổ sung các ý kiến,kết luận.
Hoạt động 2:
 H: Thế nào là trung thực ?.
 H: ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống?.
 GV: Hướng dẫn học sinh giải thích các câu tục ngữ và danh ngôn SGK.
 GV: Bổ sung.
 H: Nêu việc làm thể hiẹn tính trung thực và chưa trung thực của bản thân em và các bạn trong lớp?.
 HS: Trả lời-> Nhận xét.
 GV: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3:
 GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 GV: Gọi học nhận xét.
 GV: Bổ sung, nhận xét, cho điểm.
1. Truyện đọc: (15’)
“ Sự công minh chính thực của người tài”
2. Nội dung bài học:(12’)
a. Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lễ phải
b. Trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá,các mối quan hệ lành mạnh, mọi người tin yêu kính trọng.
3. Bài tập:(8’)
a. Giải thích các hành vi:1,2,3 và 7 lại không biểu hiện trung thực.
b.
c.
4. Củng cố:(2’)
GV đọc tư liệu tham khảo SGVT31.
HS nhắc lại kiến thức cơ bản trong nội dung bài học.
5. Hướng dẫn:(3’)
*Học bài cũ:
-Đọc truyện, học nội dung bài.
- Làm bài tập d SGK.
* Chuẩn bị bài sau:
- Đọc bài “ Tự trọng”. Tìm hiểu câu hỏi SGK.
- Tìm đọc mẩu truyện về tấm gương tự trọng.
 ======================================= 
NS :23/09/2007.
NG:L7B(25/09) L7C(26/09)
 L7A(29/09) Tiết 3: Bài 3: Tự trọng.
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh hiểu được thế nào là tự trọng và không tự trọng ?. Vì sao cần phải có lòng tự trọng.
 Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện nào trong cuộc sống.
 Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Tranh ảnh, mẩu chuyện.
2. Trò: Mẩu chuyện về gương tự trọng, bút.
C. Tiến trình:
1. ổn định tổ chức:(1’)
2. Kiểm tra đầu giờ:(5’)
 * Kiểm tra bài cũ:
 H: ý nghĩa của phẩm chất trung thực?. 
 * Kiểm tra bài mới:
 GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:(1’)
 ở bất cứ điều kiện nào trong cuộc sống chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện tính tự trọng để biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng ... Vậy tự trọng là gì?. Cần rèn luyện tính tự trọng như thế nào?Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1:(14’)
 GV: Gọi học sinh đọc chuyện.
 GV: Hướng dẫn học sinh khai thác truyện.
 H: Vì sao Rô- be lại nhờ em mình là Sác-Lây đến trả lại tiền cho người mua diêm?.
( Vì muốn giữ đúng lời hứa của mình:
 + Không muốn người khác nghĩ rằng vì nghèo mà em đã phải nói rối để lấy tiền.
+ Không muốn bị người khác coi thường...)
 GV: Phân tích.
 H: Nhậ xét về hành động của Rô- be?
(Là người có ý thức trách nhiệm cao. Thực hiện lời hứa bằng bất óư giá nào).
 H: Việc làm đó thể hiện đức tính gì?.
( Biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác).
Hoạt động 2: (10’)
 GV: Cho học sinh liên hệ với thực tế và thảo luận nhóm tìm ra những biểu hiện tự trọng hoặc thiếu tự trọng.
 HS: Thảo luận theo bàn.
 Đại diện trả lời.
 Nhận xét chéo.
 GV: Chốt và rút ra bài học.
 H: Tự trọng được biểu hiện như thế nào?
 HS: Trả lời. 
 GV: Khái quát.
 GV: Đưa tình huống SGK(Phần bài tập).
 HS: Thảo luận nhóm.
 HS: Nhận xét,bổ sung.
 GV: nhận xét, bổ sung.
 H: ý nghĩa của tính tự trọng.
 H: Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ: “ Đói cho sạch rách cho thơm”.
 HS: Trả lời.
 GV: Bổ sung.
 GV: Hướng dẫn học sinh lần lượt giải thích các câu tục ngữ, danh ngôn SGK.
 HS: Tự liên hệ và kể ra những việc làm của bạn thể hiện tính tự trọng.
Hoạt động 3:(8’)
 GV: Hướng dẫn học sinh phân tích được lí do vì sao 2 hành vi đầu biểu hiện tính tự trọng, còn 3 hành vi sau không biểu hiện tính tự trọng.
 H: Kể lại việc làm thể hiện tính tự trọng hoặc thiếu tự trọng mà em thấy trong cuộc sống?.
GV: Uốn nắn học sinh.
1. Truyện đọc:
 “ Một tâm hồn cao thượng”
2. Nội dung bài học:
a. Tự trọmg là biết coi trọng và giũ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
b. Tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá.
3. Bài tập:
a. + Hành vi biểu  ... . Bài học:
d. Nhà nước:
- Bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ gìn và nâng cao đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
- Bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh.
đ. Trách nhiệm của công dân:
- Quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra.
- Có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước , giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ.
2. Bài tập :
d. Vì sao công dân lại có nghĩa vụ tuân theopháp luật.
e. SGKT59.
4. Củng cố: (2’)
HS: Đọc nội dung SGK.
GV: Khái quát nội dung bài.
5.Hướng dẫn học: (3’)
* Học bài cũ:
+ Học nội dung đã học .
+ Xem lại và hoàn thiện bài tập.
* Chuẩn bị bài sau: “Bộ máy nhà nước cấp cơ sở” . Yêu cầu:
+ Đọc phần bài học.
+ Nghiên cứu trả lời câu hỏi SGK.
+ Đọc tư liệu tham khảo.
===================================================
NS: 14/04/2009.
NG: 16/04/2009.
Tiết 31: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở( Xã, phường, thị trấn)
A.Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh hiểu được bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( Xã, phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào?. Nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan nhà nước cấp cơ sở (UBND, HĐND xã, phường, thị trấn).
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước ...
- Giúp và giáo dục học sinh biết xác định đúng cơ quan nhà nước ở địa phương mà mình cần đến để giải quyếtnhững công việc của cá nhân...
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Tranh minh hoạ, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992.
2. Trò : Sưu tầm tranh ảnh về ngày bầu cử, các hoạt động của hội đồng nhân dân và UBND địa phương...
 C. Tiến trình:
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ: (5’)
H: Nhà nước CHXHVN có nhiệm vụ gì đối với nhân dân?.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)
	Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào?. Nhiệm vụ của các cơ quan đó là gì?. Bài học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: (20’)
GV: Treo sơ đồ bộ máy nhà nước cấp cơ sở để học sinh nắm được cơ quan nhà nước ở xã, phường, thị trấn gồm những cơ quan nào?.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống pháp luật SGK.
HS: Trả lời.
GV: Nhấn mạnh việc xin cấp lại giấy khai sinh là phải đến UBND (xã, phường, thị trấn) nơ mình cư trú .
GV: Nêu một số tình huống khác gần gũi với học sinh (Xin cấp lại giấy khai sinh, sao giấy khai sinh, xin chứng nhận vào hồ sơ cá nhân...)
GV: Lấy câu hỏi bài tập c SGK.
HS: TLNB(5’)
Đại diện trình bày, nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
Hoạt động 2:(8’)
Hoạt động 3:(5’)
HS: Kể.
H: Theo em những câu trả lời dưới đây(Bài tập b SGKT62) câu nào đúng?.
1. Tình huống, thông tin: 
2. Bài hoc:
a. Hội đồng nhân dân và UBND xã (Phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở.
b. Hội đồng nhân dân do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân về phát triển kinh tế- xã hội , ổn định và nâng cao đời sống nhân dân về quốc phòng và an ninh địa phương.
3. Bài tập:
a. Kể một số việc làm mà gia đình em đã làm đối với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã ( Phường, thị trấn) của em.
b. Những câu trả lời đúng là:
“ UBND... nhân dân trực tiếp bầu cử”.
4. Củng cố: (2’)
HS: Đọc nội dung SGK.
GV: Khái quát nội dung bài.
5.Hướng dẫn học: (3’)
* Học bài cũ:
+ Học nội dung đã học .
+ Xem lại và hoàn thiện bài tập.
* Chuẩn bị bài sau: “Bộ máy nhà nước cấp cơ sở” (Tiếp). Yêu cầu:
+ Đọc phần bài học.
+ Nghiên cứu trả lời câu hỏi SGK.
+ Đọc tư liệu tham khảo.
NS: 20/04/2009.
NG: 22/04/2009.
Tiết 32: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở( Xã, phường, thị trấn)
A.Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh hiểu được bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( Xã, phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào?. Nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan nhà nước cấp cơ sở (UBND, HĐND xã, phường, thị trấn).
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước ...
- Giúp và giáo dục học sinh biết xác định đúng cơ quan nhà nước ở địa phương mà mình cần đến để giải quyếtnhững công việc của cá nhân...
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Tranh minh hoạ, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992.
2. Trò : Sưu tầm tranh ảnh về ngày bầu cử, các hoạt động của hội đồng nhân dân và UBND địa phương...
 C. Tiến trình:
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ: (5’)
H:Em biết gì về UBND và HĐND?. 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)
	Giờ trước các em đã tìm hiểu về nhiệm vụ của UBND và HĐND. Tiết hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bộ máy nhà nước cấp cơ sở do ai bầu ra , quyền hạn...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: (15’’)
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu .
HS: Nghiên cứu SGK trả lời.
H: UBND do ai bầu ra?. Có nhiệm vụ và quyền hạn gì?.
GV: Nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
GV: Nêu câu hỏi gợi ý SGK.
HS: TLNB(3’)
HS: Trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2:(18’)
1. Bài học: 
a.
b.
c. UBDN do HDDN bầu ra là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
d. HĐND và UBND là những cơ quan nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mỗi chúng ta phải tôn trọng và bảo vệ ... Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với nhà nước.
2. Bài tập:
GV: Hướng dẫn.
HS: Thực hiện.
HS: Nhận xét, bổ sung 
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Tóm tắt nội dung bài học tiết 1, 2.
HS: Đọc SGK phần bài học.
c. Bài tập 3:
A. Việc cần giải quyết:
- Đăng kí hộ khẩu.
- Khai báo tạm trú.
- Khai báo tạm vắng.
- Đăng kí kết hôn.
- Xin cấp giấy khai sinh.
- Sao giấy khai sinh.
- Xác nhận lí lịch.
- Xin sổ khám bệnh.
- Xác nhận bảng điểm học tập.
B. Cơ quan giải quyết:
- UBND thị trấn.
- UBND thị trấn.
- UBND thị trấn. 
- UBND thị trấn.
- UBND thị trấn.
- UBND thị trấn.
- UBND thị trấn.
- Trạm y tế (Bệnh viện).
- Trường học.
4. Củng cố: (2’)
HS: Đọc nội dung SGK.
GV: Khái quát nội dung bài.
5.Hướng dẫn học: (3’)
* Học bài cũ:
+ Học nội dung đã học .
+ Xem lại và hoàn thiện bài tập.
* Chuẩn bị bài sau: “Thực hành ngoại khoá”Yêu cầu:
+ Tìm hiểu quyền chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
+Tìm hiểu, bảo vệ về di sản văn hoá ở địa phương.
+ Môi trường và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
NS: 21/04/2009.
NG: 23/04/2009.
Tiết 33: Thực hành ngoại khoá.
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu rõ về phẩm chất cần có ở mỗi người. Hiểu được những đặc điểm chuẩn mực và pháp luật cơ bản thiết thực.
- Biết đánh giá hành vi và hành động của mình , của mọi người xung quanh.
- Có thái độ đúng đắn , rõ ràng trước các hiện tượng ở địa phương.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Nội dung cơ bản của các bài , vấn đề môi trường của địa phương.
2. Trò: Tìm hiểu các vấn đề ở địa phương.
III. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ: (Không)
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 Để củng cố , khắc sâu những kiến thức đã học qua các bài. Hôm nay chúng ta cùng tiến hành thực hành ngoại khoá các vấn đề ở địa phương và các nội dung đã học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1:
GV: Nêu tình huống.
HS: TLNB(5’)
HS: Đại diện trả lời->Nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt.
GV: Uốn nắn học sinh.
Hoạt động 2:
H: Viết một đoạn văn nghị luận về vấn đề môi trường và TNTN ở địa phương em.
HS: TLN(15’)
HS: Đại diện trả lời->Nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt.
GV: Uốn nắn học sinh.
Hoạt động 3:
H: Viết một đoạn văn nghị luận về vấn đề bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương em.
HS: TLN(15’)
HS: Đại diện trả lời->Nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt.
GV: Uốn nắn học sinh.
Hoạt động 4:
H: Em làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?.
HS: Đại diện trả lời->Nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt.
GV: Uốn nắn học sinh.
GV: Liên hệ thực tế ở địa phương giáo dục uốn nắn học sinh.
1. Quyền chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em:
- Việc giáo dục trẻ em ở các gia đình trong thôn xóm nơi em ở.
- Việc bảo vệ chăm sóc trẻ em.
2. Môi trường- bảo vệ môi trường và TNTN:
3. Bảo vệ di sản văn hoá:
4. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo:
4. Củng cố: (2’)
GV: Khái quát nội dung bài.
5.Hướng dẫn học: (3’)
* Học bài cũ:
+ Học nội dung đã học .
+ Xem lại và hoàn thiện các phần đã học.
* Chuẩn bị bài sau: “ôn tập học kì”Yêu cầu:
 ôn lại toàn bộ các kiến thức đã học.
NS: 05/05/2009.
NG: 07/05/2009.
Tiết 34: Ôn tập học kì:
I. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố hệ thống hoá những kiến thức đã học trong học kì II.
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác, thực hiện tốt những nội qui.
- Giúp các em biết xác định và hoạt động đúng đắn những hành vi của mình.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Hệ thống hoá các kiến thức.
2. Trò: Xem lại nội dung các bài đã học.
III. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ: (Không)
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:(1’)
Để giúp các em củng cố , hệ thống joá kiến thức đã học trong học kì II và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra học kì . Hôm nay cô cùng các em đi ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1:(20’)
H: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?. 
H: Tại sao phải sống và làm việc có kế hoạch?. Nếu làm việc có kế hoạch thì có lợi và có hại như thế nào?.
HS: Đại diện trả lời->Nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt.
GV: Uốn nắn học sinh.
H: Cho biết các quyền của trẻ em?.
HS: Đại diện trả lời->Nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt.
GV: Uốn nắn học sinh.
H: Tại sao phải bảo vệ MT và TNTN?.
HS: Đại diện trả lời->Nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt.
GV: Uốn nắn học sinh.
H: Những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá?.
HS: Đại diện trả lời->Nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt.
GV: Uốn nắn học sinh.
H: Tại sao nói nhà nước ta là nhà nước của dân do dân vì dân?.
HS: Đại diện trả lời->Nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt.
GV: Uốn nắn học sinh.
Hoạt động 2:(18’)
I. Lý thuyết:
1. Sống và làm việc có kế hoach:
a. Khái niệm: (SGK)
b. ý nghĩa: (SGK)
2. Quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em:
- Quyền được bảo vệ: (SGK)
- Quyền được chăm sóc: (SGK)
- Quyền được giáo dục: (SGK)
- Bổn phận của trẻ em: (SGK)
3. Bảo vệ MT và TNTN:
(SGK)
4. Bảo vệ di sản văn hoá:
- Khái niệm.(SGK)
- Những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá: (SGK)
5. Nhà nước CHXHCNVN:
- Sơ đồ. (SGK)
- Nhiện vụ của một số cơ quan hành chính (SGK).
6. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở: (SGK)
II. Bài tập:
- Bài 12: SGKT 35 (d)
- Bài 14: (d, đ, g)
- Bài 13: a,c.
- Bài 15: a, e.
- Bài 16: b, đ.
- Bài 17: d.
- Bài 18: a, c.
4. Củng cố: (2’)
GV: Khái quát nội dung bài.
5.Hướng dẫn học: (3’)
* Học bài cũ:
+ Học nội dung đã học .
+ Xem lại và hoàn thiện các phần đã học.
+ ôn lại toàn bộ các kiến thức đã học.Chờ lịch thi của nhà trường.
=====================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCDL7.doc