Giáo án Giáo dục công dân 7 đủ bộ

Giáo án Giáo dục công dân 7 đủ bộ

Tiết 1:

Bài1 SỐNG GIẢN DỊ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu :

- Thế nào là sống giản dị và không giản dị?

- Tại sao phải sống giản dị?

2. Thái độ:

- Hình thành ở HS thái độ quí trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

3. Kỹ năng

- Giúp HS có khả năng tự đánh giá những hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

B. PHƯƠNG PHÁP

- Nêu và giải quyết tình huống.

- Trò chơi sắm vai.

 

doc 90 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 đủ bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 
 Ngày dạy:
Tiết 1: 
Bài1 Sống giản dị
A. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu :
- Thế nào là sống giản dị và không giản dị?
- Tại sao phải sống giản dị?
2. Thái độ:
- Hình thành ở HS thái độ quí trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
3. Kỹ năng
- Giúp HS có khả năng tự đánh giá những hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
B. Phương pháp
- Nêu và giải quyết tình huống.
- Trò chơi sắm vai.
C. Tài liệu và phương tiện
- SGK, SGV GDCD7
- Tranh ảnh, câu chuyện băng hình thể hiện lối sống giản dị.
- Thơ, ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị.
- Giấy khổ to, bút dạ, máy chiếu.
D. Các hoạt động tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : Sách vở của HS.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Nêu tình huống cho HS trao đổi( Tình huống chuẩn bị trên bảng phụ)
" Gia đình An có một mức sống bình thường (bố mẹ An đều là công nhân). Nhưng An ăn mặc diện, còn học tập thì rất lười biếng".
" Gia đình Nam có cuộc sống sung túc. Nhưng Nam ăn mặc rất giản dị, chăm học, chăm làm".
 ? Em hãy nêu suy nghĩ về cách sống của bạn An và bạn Nam.
GV: chốt vấn đề và ghi đầu bài lên bảng
 Hoạt động của thày và trò
 Nội dung bài học
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện "Bác Hồ trong ngày lễ tuyên ngôn độc lập"
GV: hướng dẫn HS thảo luận lớp theo câu hỏi SGK
? Tìm hiều chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong ngày lễ tuyên ngôn độc lập
? Em có nhân xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc. 
? Hãy tìm thêm ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác.
? Hãy nêu tấm gương sống giản dị ở lớp, trường và ngoài xã hội mà em biết.
- GV chốt: Giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Giản dị là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa cái đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Vậy chúng ta cần học tập tấm gương ấy để trở thành người có lối sống giản dị
- GV:Tổ chức cho HS thảo luận theo nội dung?Nêu biểu hiện của tính trung thực trong học tập
: Tìm hiểu những biểu hiện của lối sống giản dị và trái với lối sống giản dị.
- Chia HS thành 2 nhóm, mỗi nhóm tìm 5 biểu hiện của lối sống giản dị và 5 biểu hiện trái với giản dị. Vì sao em lại lựa chọn như vậy?
- HS: thảo luận, ghi ra giấy to, cử đại diện trình bày.
-GV: gọi đại diện các nhóm trình bày.Yêu cầu các nhóm khác bổ sung. 
-GVchốt vấn đề:Giản dị không nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cụt ngủn, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng. Lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh.
? Qua tìm hiểu trên em hiểu như thế nào là sống giản dị. Biểu hiện của sống giản dị?
? ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống?
- GV: Nêu yêu cầu của bài tập
- HS: làm việc cá nhân
- GV: gọi HS nhận xét các bức tranh trong BT1
- HS: nhận xét
- GV: chốt ý đúng.
- GV: tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai tình huống sau:
-TH1: Anh trai của Nam thi đỗ vào chuyên THPT của tỉnh, có giấy nhập học anh đòi bố mẹ mua xe máy. Bố mẹ Nam rất đau lòng vì nhà nghèo chỉ đủ tiền ăn học cho các con lấy đâu ra tiền mua xe máy! 
-TH2:Lan hay đi học muộn, kết quả học tập chưa cao nhưng lan không cố gắng rèn luyện mà suốt ngày đòi mẹ mua sắm quần áo, thậm chí cả đồ mĩ phẩm trang điểm.
I. Truyện đọc:
Bác Hồ trong ngày lễ tuyên ngôn độc lập
1.Cách ăn mặc, tác phong, lời nói của Bác
- Bác mặc bộ quần áo ka- ki, đội mũ vải đã ngả màu và đi một đôi dép cao su.
- Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào mọi người.
- Thái độ của Bác: thân mật như người cha đối với các con.
- Câu hỏi đơn giản: Tôi nói đồng bào nghe rõ không? 
2. Nhận xét:
- Bác ăn mặc đơn sơ không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.
- Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, lễ nghi nên đã xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa vị chủ tịch nước và nhân dân.
- Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi và thân thương với mọi người.
* Biểu hiện của lối sống giản dị:
- không xa hoa lãng phí
- không cầu kì kiểu cách.
- không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
- thẳng thắn, chân thật, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hằng ngày.
*Trái với giản dị:
- Sống xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kì trong lối sinh hoạt, giao tiếp.
1. Khái niệm
 Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình và xã hội.Sống giản dị biểu hiện ở chỗ: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
2. ý nghĩa:
 Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở môic người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
III. Bài tập
1.Bức tranh nào thể hiện đức tính giản dị của HS khi đến trường? (SGK- T5)
- Bức tranh 3: thể hiện đức tính giản dị: Các bạn HS ăn mặc phù hợp với lứa tuổi. Tác phong nhanh nhẹn, vui tươi, thân mật.
2. Đáp án:
- Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu.
- Đối xử với mọi người luôn chân thành và cởi mở.
3. Hãy nêu ý kiến của em về việc làm sau:
- Sinh nhật lần thứ 13 của Hoa được tổ chức rất linh đình.
Đáp án:
- Việc làm của Hoa là xa hoa lãng phí, không phù hợp với điều kiện của bản thân.
*Anh trai Nam cần phải thông cảm với hoàn cảnh gia đình mình, không nên đòi hỏi, đua đòi trong khi gia đình không có điều kiện.
- Thái độ của Nam và của chúng ta với anh trai Nam.
- Lan chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài.
- Không phù hợp với tuổi học trò
- Xa hoa, lãng phí, không giản dị
	GV: nhân xét các vai thể hiện và kết luận:
Là HS chúng ta phải cố gắng rèn luyện để có lối sống giản dị. Sống giản dị phù hợp với điều kiện của gia đình cũng là thể hiện tình yêu thương, vâng lời bố mẹ, có ý thức rèn luyện tốt
4. Củng cố : 
Gọi HS nhắc lại nội dung bìa học
5. Dặn dò: 
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài Trung thực
- Học kĩ phần bài học. 
6. Rút kinh nghiệm
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
Tiết 2: 
Bài 2 Trung thực
A.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu :
- Thế nào là trung thực và biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực?
- ý nghĩa của trung thực. 
2. Thái độ:
- Hình thành ở HS thái độ quí trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối đấu tranh những hành vi thiếu trung thực.
3.Kĩ năng:
- Giúp HS biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hành ngày.
- Biết tự kiểm tra hành vi của mình và có biện pháp rèn luyện tính trung thực.
B. Phương pháp
- Thảo luận nhóm.
- Nêu và giải quyết tình huống.
- Trò chơi sắm vai.
C. Tài liệu và phương tiện
- SGK, SGV GDCD7
- Tranh ảnh, câu chuyện băng hình thể hiện lối sống giản dị.
- Truyện kể, tục ngữ, ca dao nói về tính trung thực.
- Bài tập tình huống.
- Giấy khổ to, bút dạ, máy chiếu.
D. Các hoạt động tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu một số ví dụ về lối sống giản dị của những người sống xung quanh em.
? Đánh dấu x vào ô trống đặt sau các biểu hiệ sau đây: mà em đã làm được để rèn luyện đức tính giản dị.
- Chân thật, thẳng thắn trong giao tiếp
- Tác phong gọn gàng, lịch sự
- Trang phục, đồ dùng không đắt tiền
- Sống hoà nhã với bạn bè
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: GV cho HS làm bài tập sau:
a) Trong những hành vi sau đây, hành vi nào sai?
- Làm trực nhật đẩy rác lớp mình sang lớp khác.
- Giờ kiểm tra giả vờ đau đầu để xuống phòng y tế.
-Xin tiền học để đi chơi điện tử
- Ngủ dạy muộn, đi học không đúng qui định, báo cáo lí do ốm.
b) Những hành vi đó biểu hiện điều gì?
- GV: dẫn dắt từ bài tập trên để vào bài Trung thực.
 Hoạt động của thày và trò
 Nội dung bài học
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện "Một tâm hồn cao thượng"
GV: hướng dẫn HS trả lời câu hỏi sau:
? Bra-man-tơ đã đối xử với Mi-ken-lăng-giơ như thế nào?
? Vì sao Bra-man-tơ lại có thái độ như vậy?
? Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế nào?
? Vì sao Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy?
? Theo em Mi-ken-lăng-giơ là người như thế nào?
?Qua việc phân tích tìm hiểu nội dung câu truyện em hiểu như thế nào là trung thực.
GV:Tổ chức cho HS thảo luận theo nội dung các câu hỏi sau: (ghi câu trả lời thảo luận vào giấy khổ lớn và cử đại diện trình bày)
?Nêu biểu hiện của tính trung thực trong học tập
- ngay thẳng, không gian dối với thầy cô giáo, không quay cóp nhìn bài của bạn, không lấy đồ dùng của bạn.
?Nêu biểu hiện của tính trung thực trong quan hệ với mọi người.
- Không nói xấu, lừa dối, không đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm.
?Nêu biểu hiện của tính trung thực trong hành động.
- Bênh vực, bảo vệ cái đúng, phê phán việc làm sai.
? Nêu ngắn gọn biểu hiện của tính trung thực trong đời sống 
? Vậy trái với tính trung thực là những hành vi nào?
-Trái với tính trung thực là: dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lí
? Trung thực có phải là thấy điều gì cũng nói không? Cần phải thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo như thế nào?
-Không phải điều gì cũng nói ra, chỗ nào cũng nói, nghĩ gì là nói, không nói to, ồn ào, tranh luận gay gắt....
? Có trường hợp không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực em có đồng ý không? vì sao?
-Che dấu sự thật để có lợi cho xã hội VD: bác sĩ không nói thật về bệnh tật của bệnh nhân, nói dối kẻ địch, kẻ xấu...Đây là trung thực với tấm lòng với lương tâm.
? Vậy trung thực có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
? Có ý kiến cho rằng thật thà, thẳng thắn luôn thua thiệt em có đồng ý với ý kiến này không ? Vì sao?
HS: Đọc câu danh ngôn trong SGK và tự suy ngẫm về nội dung của câu danh ngôn.
GV: phát phiếu học tập nội dung bài tập như sau:
? Những hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực? Giải thích vì sao?
1. Làm bài hộ bạn
2.Quay cóp trong giờ kiểm tra.
3.Nhận lỗi thay cho bạn.
4. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết định.
5. Dũng cảm nhận lỗi của mình.
6. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
7. Bao che khuyết điểm cho bạn vì bạn đã giúp đỡ mình.
8. Phân công trực nhật không công bằng.
GV: giải bài tập trên đèn chiếu.
GV: Tổ chức trò chơi sắm vai tình huống sau: Trên đường đi về nhà, hai bạn Hà và An nhặt được chiếc ví có rất nhiều tiền. Hai bạn tranh luận với nhau mãi về chiếc ví nhặt được. Cuối cùng, hai bạn cùng nhau mang chiếc ví ra đồn công an trả lại cho người bị mất.
HS: Sắm vai 2 bạn HS và một chú công an
? Em rút ra được bài học gì qua trò chơi trên.
? Lập phiếu rèn luyện tính trung thực bằng các việc làm cụ thể, thông thường gần gũi nhất.
? Sưu tầm các câu tục ngữ ... nhà nước được phân thành mâý cấp? Tên gọi của từng cấp?
- Trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa.
( học sinh lên bảng viết)
1. Bản chất của nhà nước ta? 
- Là nhà nước của dân do dân và vì dân
- Đảng Cộng Sản lãnh đạo.
2. Phân cấp bộ máy nhà nước.
- Bộ máy nhà nớc cấp Trung ương.
- Bộ máy nhà nớc cấp tỉnh( thành phố trực thuộc trung ương)
- Bộ máy nhà nươc cấp huyện( Quận, Thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
- Bô máy nhà nước cấp tỉnh( Phường, Thị trấn).
Tiết 2
?Bộ máy nhà nước ta gồm những cơ quan nào?
? Nhà nước ta có trách nhiệm gì?
? Công dân cần phải có trách nhiệm gì?
3. Phân cấp bộ máy nhà nước?
- 4 loại( kể tên)
4. Trách nhiệm của nhà nước.
- Phát huy quyền làm chủ của công dân
- Giữ gìn nâng cao đời sống ấm no.
- Bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước.
5. Quyền và trách nhiệm của công dân.
Quyền
Nghĩa vụ
III- Bài tập
Học sinh giải thích.
 Dựa vào mô hình để trả lời
c)
d) - Chính phủ làm nhiệm vụ 
	- Chính phủ do quốc hội bầu ra.
	- UBND do HĐND cùng cấp bầu ra 
e) Học sinh tự kể.
- Học sinh học nội dung bài
- Làm bài tập
- Chuẩn bị bài mới.
Điều chỉnh bổ sung : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn 15 tháng 4 năm 2009
Tiết 31-32 Bộ máy nhà nước cấp cở sở
 (Xã, phường, thị trấn)
A. mục tiêu bài học
1.Kiến thức: 
Hiểu bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
2.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS có ý thức xây dựng bộ máy nhà nước của mình.
3.Kĩ năng:
- Lên án đấu tranh, phê phán, ngăn chăn các biểu hiện, hành vi phá hoại bộ máy nhà nước CHXHCN VN
B.Phương pháp
- Thảo luận nhóm.
- Giải quyết tình huống
- Sắm vai.
C.Tài liệu và phương tiện
- SGK, SGV GDCD 7
- Giấy khổ to, bút dạ
- Phiếu học tập, máy chiếu, giấy trong.
- Bài tập tình huống
D.Các hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức lớp
2. kiểm tra bài cũ.
? Bộ máy nhà nơc ta có mấy cấp?
2. Giới thiệu bài mới
I- tình huống
?Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào? 
- Đọc phần tình huống
? Việc cấp giấy khai sinh cần những loại giấy tờ nào? Do ai cấp
? Mẹ sinh em bé cần đến đâu để đợc cấp giấy khai sinh?
- Đọc mục: “ Nhiệm vụ. Của hội đồng nhân dân”.
“ Nhiệm vụ của UBND” 
- HĐND.
- UBND
- UBND nơi cư trú hoặc đăng kí hộ tịch.
Cần có: 
+ Hộ khẩu
+ Chứng minh thư Nhân Dân
+ Các giấy tờ khác.
- Thời hạn: 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 
-> UBND
II – Nội dung bài học
? Hội đồng nhân dân do ai bầu ra? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
? UBND do ai bầu ra? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
1. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở
a) Hội đồng nhân dân:
- Do nhà nớc bầu ra.
- Có trách nhiệm trớc nhân dân về phát triển kinh tế, xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, về quốc phòng và an ninh của địa phương.
b) Uỷ ban nhân dân
- Do hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành nghị quýêt của hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính của nhà nước ở địa phương.
2. Trách nhiệm của công dân
- Tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nớc. 
- Làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Đặc bịêt là chấp hành những quy định của pháp luật của chính quyền địa phương.
III- Bài tập
 Câu a: Hs tự kể.
Câu b: Đáp án 2
Câu c: UBND:	- Đăng kí hộ khẩu
	- Đang kí kết hôn
	- Xin cấp giấy khám sức khoẻ.
	- Sao giấy khai sinh
	- Xác nhận lí lịch.
-Công an: Khai báo tam trú, tạm vắng.
- Trạm y tế( Bệnh viện): Xin sổ khám bệnh
- Trờng học: Xác nhận bảng điểm học tập.
c. hớng dẫn học ở nhà
-Học nội dung bài học.
- Làm các bài tập vào vở
- Chuẩn bị ôn tập học kì II
Điều chỉnh bổ sung : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày tháng năm 2007
Tiết 23 ôn tập học kì II
a. mục tiêu bài học
	 Giúp học sinh
- Củng cố hệ thông hoá kiến thức cơ bản.
- Nắm vững những nội dung trọng tâm.
- Phơng pháp: Thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề.
- Tài liệu và phơng tiện: Bài tập tình huống
b. tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp
2. Tổ chức ôn tập
Bài 1: 
a) Hãy giải thích quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ, quyền và nghĩa vụ của con cháu trong bảng. 
b) Vì sao lại nói gia đình là cái nôi nuôi dỡng mỗi con ngời là tế bào của xã hội.
? Đọc một số câu ca dao nói về tục ngữ gia đình?
Bài 2: Hãy kể một số hành vi theo từng nhóm?
+ Bảo vệ môi trờng
+ Làm ô nhiễm môi trờng.
+ Phá huỷ môi trờng.
Bài 3: Phân biệt tôn giáo tín ngỡng và mê tín dị đoan?
Bài 4: Hãy kể một câu chuyện có nội dung chống mê tín dị đoan?
Quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ 
Quyền và nghĩa vụ của con cháu
- Môi trờng tác động đầu tiên và suốt đời tơí con ngời.
- Nhiều gia đình hình thành xã hội.
- học sinh su tầm.
-> Chia bảng
-> Học sinh nêu đợc 2 khái niêm và chỉ rõ đỉêm khác nhau cơ bản.
+ Tông giáo tín ngỡng giúp con ngời tiến tới những điều thiện
+ Mê tín dị đoan gây nên những hậu quả xấu.
- Học sinh kể
- Giáo viên nhận xét
- Cho điểm
* Nhắc lại những nội dung đã học tập
c. hướng dẫn học ở nhà
- Ôn tập lại nội dung vừa học.
- Chuẩn bị thi học kì.
Điều chỉnh bổ sung : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày  tháng năm 2007
Tiết 34 thi học kì
(Theo đề chung)
Ngày  tháng năm 2007
Tiết 35 ngoại khoá
a. mục tiêu cần đạt
1. Thực hành một số nội dung đã học
- Mở rộng nôi dung kiến thức đã học
2. Phơng pháp: Giải quyết vấn đề, thảo luận.
B. Tài liệu và phơng tiện: sách giáo khoa, sách giáo viên.
B. tiến trình lên lớp
Bài 1: Hãy điền dấu + vào ô mà em cho là đúng.
- Chính phủ làm nhiệm vụ:
+
	Biểu quuyết thông qua hiến pháp và pháp luật.
	Tổ chức thi hành luật pháp, pháp luật.
- Chính phủ do 
	Nhân dân bầu ra.
+
	Quốc hội bầu ra.
-UBND do:
UBND cấp trên bầu ra 
+
	Nhân dân bầu ra
	HĐND cùng cấp bầu ra
Bài 2: Hãy điền dấu + vào ô trống mà em cho là đúng.
- Cần đến toà án khi:
+
	Đăng kí hộ khẩu.
	Kiện về tranh chấp đất đai.
+
	Đăng kí kết hôn
	Xin li hôn
	Mua bán tài sản lớn
+
	Phát hiện thâý kẻ gian xâm phạm tài sản công dân.
Bài 3: Hãy kể một số việc mà gia đình em đã làm việc với cơ quan hành chính nhà nớc ở xã em? 
Xin giấy khám sức khoẻ
Đăng kí kết hôn.
Bài 4: Hãy điền dấu + vào ô trống có câu trả lời là đúng nhất .
	UBND xã ( phường, thị trấn) do nhân dân trực tiếp bầu ra.
+
	UBND xã ( phường, thị trấn) do HĐND trực tiếp bầu ra.
Bài 5: Lựa chọn các mục ở cột A sao cho tương ứng với các mục ở cột B
A. Việc cần giải quyết
B. Cơ quan cần giải quyết
Đăng kí hộ khẩu
Khai báo tạm trú
Khai báo tạm vắng
Đăng kí kết hôn
Xin câp giấy khám sức khoẻ
Sao giấy khai sinh
Xác nhận lí lịch
Xin sổ khám bệnh
Xác nhận bảng điểm học tập
Công An
UBND xã
Trờng học
Trạm y tế( bệnh viện)
C. Hớng dẫn học ở nhà: Xem lại toàn bộ kiến thức.
Điều chỉnh bổ sung : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doccong_dan_7.doc