Giáo án Giáo dục công dân 7 học kì 1

Giáo án Giáo dục công dân 7 học kì 1

Tiết 1: SỐNG GIẢN DỊ

A. Mục tiêu bài học:

 - Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, vì sao cần phải sống giản dị.

 - Hình thành ở học sinh thái độ quýý trọng sự giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

 - Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh (lời nói, ăn mặc, cử chỉ, tác phong, thái độ )

B. Phương tịên - phương pháp:

 - Phương tiện:

 + Tranh ảnh, băng hình, mẫu chuyện về lối sống giản dị.

 + Một số câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về

 + Máy đèn chiếu

 - Phương pháp: Kể chuyện, phân tích, diễn giảng, đàm thoại, thảo luận.

 

doc 28 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 04 / 09/2008
 Ngày dạy: 9 / 2008
Tiết 1: Sống giản dị
A. Mục tiêu bài học:
	- Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, vì sao cần phải sống giản dị.
	- Hình thành ở học sinh thái độ qu‏‎ý trọng sự giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
	- Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh (lời nói, ăn mặc, cử chỉ, tác phong, thái độ )
B. Phương tịên - phương pháp:
	- Phương tiện:
	+ Tranh ảnh, băng hình, mẫu chuyện về lối sống giản dị.
	+ Một số câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về 
	+ Máy đèn chiếu
	- Phương pháp: Kể chuyện, phân tích, diễn giảng, đàm thoại, thảo luận.
C. Các hoạt động dạy và học:
-ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài mới.
- Đọc truyện “Bác Hồ”, phân tích truyện, học sinh hiểu thế nào là lối sống giản dị.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận:
? Những chi tiết nào trong truyện thể hiện lối sống giản dị của Bác?
(về trang phục, tác phong, lời nói, thái độ)
- Giáo viên đọc một số câu thơ về lối sống giản dị của Bác.
- Kể chuyện “Bữa ăn của vị Chủ tịch nước”.
?Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong và lời nói của Bác trong truyện?
? Theo em trang phục, tác phong, lời nói của Bác đã có tác phong như thế nào đối với tình cảm của nhân dân ta?
? Hãy nêu những tấm gương trong thực tế hoặc qua sách báo mà em biết thể hiện lối sống giản dị?
? Sự giản dị được biểu hiện ở những khía cạnh nào?
?Em hiểu sống giản dị là gì?
? Sống giản dị có tác dụng gì trong cuộc sống của chúng ta?
Giáo viên bổ sung thêm.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập q,b (bảng phụ)
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm để tìm ra những biểu hiện trái với giản dị
(Tổ chuẩn bị vào phiếu học tập cử đại diện lên bảng ghi những từ, cụm từ tìm được)
Giáo viên biết khen ngợi động viên
Bài mới:
Sống giản dị
Học sinh đọc chuyện.
- Trang phục:
Bác mặc bộ quần áo Ka - ki đội mũ vải đã bạc màu, đi đôi dép cao su.
- Tác phong, thái độ:
Bác cười đôn hậu và vẫy chào đồng bào.
Thái độ thân mật như người cha hiền đối với các con.
- Lời nói:
Câu hỏi đơn giản “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”
* Nhận xét:
- Trang phục: ăn mặc đơn giản không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó.
- Thái độ: chân thành, cởi mở
- Lời nói: Dễ hiểu, gần gũi, thân thương.
ị Xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa Chủ tịch nước với nhân dân mà trở nên gần gũi
- Học sinh kể hoặc nêu lên à học sinh nhận xét.
Giáo viên có thể bổ sung bằng câu chuyện khác.
- Học sinh trả lời: Nội dung bài học
(cho học sinh đọc để khắc sâu)
- Giản dị chính là cái đẹp - nó không chỉ là vẻ đẹp bề ngoài mà là sự kết hợp hài hoà với vẻ đẹp bên trong.
(biểu hiện ở ăn mặc, lời nói, việc làm, suy nghĩ, hành động)
Lớp thảo luận, phân tích, đánh giá các biểu hiện trái với giản dị
 	- Lớp thảo luận, phân tích, đánh giá các hành vi sau :
	- Mặc quần áo bảo hộ lao động đi dự lễ hội.
	- Có những nhu cầu đòi hỏi về ăn mặc, tiện nghi, vui chơi vượt quá khả năng kinh tế gia đình, bản thân.
	- Có những hành vi, cử chỉ cách ăn mặc lạc lõng, xa lạ với truyền thống dân tộc.
 à Cả 3 hành vi trên đều thể hiện lối sống không phù hợp với truyền thống dân tộc.
? Trái với giản dị là gì?
	- Xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, đua đòi ăn mặc.
	- Cầu kì trong sinh hoạt, giao tiếp
Giáo viên: Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện
 	- Cho học sinh liên hệ
	- Giáo viên nhận xét.
 	- Làm các bài tập còn lại
D. Củng cố, dặn dò:	 Giáo viên hệ thống lại bài
	- Hoàn thiện bài tập 2.
 Tiết 2: Ngày soạn 07/ 09/2008
Trung thực
A. Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực.
	- Học sinh biết đồng tình, ủng hộ, quí trọng lối sống trung thực, phản đối hành vi thiếu trung thực.
	- Giúp học sinh phân biệt các hành vi thể hiện trung thực và không trung thực. Biết tự kiểm tra đánh giá mình, rèn luyện mình thành người trung thực.
B. Phương pháp - phương tiện:
	- Phương tiện: Tranh ảnh, băng hình thể hiện tính trung thực, sưu tầm những mẫu chuyện, câu nói, danh ngôn về trung thực.
	- Phương pháp: 
	Đọc diễn cảm, kể chuyện, đàm thoại, thảo luận, thuyết trình
C. Các hoạt động dạy - học:
	- ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra bài cũ :
	Thế nào là sống giản dị? Tác dụng
	Làm bài tập: b, d, e.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung công việc
Giới thiệu bài mới
- Phân tích truyện đọc, giúp học sinh hiểu thế nào là trung thực.
- Cho học sinh đọc diễn cảm
Phân nhóm thảo luận (3 nhóm) theo các câu hỏi a, b, c (GK)
- Cử đại diện nhóm trả lời à nhóm khác nhận xét , bổ sung.
Giáo viên nhận xét, chốt ‏‎ ý chính.
? Vì sao Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy?
? Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào?
? Qua trên em hiểu thế nào là trung thực? (‏‎ ý1 nội dung bài học)
? vì sao con người cần có tính trung thực?
(‏‎ ý2 nội dung bài học)
- Cho học sinh đọc một số câu tục ngữ, danh ngôn nói về tính trung thực.
Học sinh liên hệ thực tế để thấy được các biểu hiện khác nhau về tính trung thực?
Giáo viên chốt lại.
Học sinh thảo luận.
? Tìm những hành vi trái với tính trung thực?
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, giáo viên nhận xét và chốt lại ‏‎ ý chính.
?Tác hại của lối sống không trung thực?
Học sinh liên hệ bản thân về tính trung thực.
Bài mới
Trung thực
Đọc truyện: “Sự công minh, chính trực của một nhân tài”
+ Giáo viên chốt lại:
a, Thái độ của Mi-ken-lăng-giơ đối với Bra-man-tơ:
- Rất oán hận vì Bra-man-tơ luôn chơi xấu, kình địch làm giản danh tiếng, làm hại không ít đến sự nghiệp của ông.
- Vẫn công khai và đánh giá rất cao Bra-man-tơ và khẳng định “Với tư cách sánh bằng”.
b, Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy vì:
- Ông là người thẳng thắn, luôn tôn trọng sự thật. Không vì tình cảm cá nhân mà làm ảnh hưởng đến công việc.
- Điều đó chứng tỏ ông là người có tính trung thực, trọng chân lí và công minh chính trực
Trung thực là
Trung thực là đức tính cần thiết
Tục ngữ: Cây ngay không sợ chết đứng.
Danh ngôn: SGK
- Trong học tập: Không quay cóp trong kiểm tra, không xem bài bạn
- Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu hay tranh công đổ lỗi cho người khác.
- Trong hành động: Biết bênh vực bảo vệ lẽ phải, chân lí, đấu tranh, phê phán việc làm sai trái.
Có thể kể một số mẩu chuyện
Tính trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống: thái độ, hành động, lời nói
- Học sinh cần rèn luyện mình có tính trung thực.
Dối trá, xuyên tác, trốn tánh hoặc bóp méo sự thật, ngược với chân lí đạo lí, lương tâm.
à Hậu quả xấu: lừa đảo, cơ hội, tham ô, hối lộ
Giáo viên: Có những trường hợp che giấu sự thật nhưng không phải là thiếu trung thực (tinh thần cảnh giác cao)
Kể những tấm gương trung thực hoặc thiếu trung thực.
D. Củng cố, dặn dò:
	- Giáo viên hệ thống lại bài học: cho học sinh đọc lại phần nội dung.
	- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
	- Học bài, làm bài tập còn lại.
Ngày soạn 14 tháng 9 năm 2008
Tiết 3: Tự trọng
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh 
	- Thế nào là tự trọng và không tự trọng; Vì sao cần phải tự trọng.
	- Làm cho học sinh có ‏‎ ý thức rèn luyện tính tự trọng.
	- Học sinh biết tự đánh giá hành vi của mình và của người khác về những biểu hiện của tự trọng, học tập những tấm gương có lòng tự trọng.
B. Phương tiện- phương pháp:
	- Phương tiện: Tranh ảnh, băng hình, câu chuyện thể hiện tính tự trọng. Một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn
	- Phương pháp: Kể chuyện, phân tích, diễn giải, đàm thoại, thảo luận, hoạt cảnh
C. Các hoạt động dạy - học:
	- ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra bài cũ : 
	?Thế nào là trung thực? Hành vi sống thiếu trung thực?
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung các hoạt động
- Giới thiệu bài
- Phân tích truyện đọc để học sinh hiểu khái niệm tự trọng.
?Rô-be là em bé như thế nào ?
? Trong truyện Rô-be đã có những hành động gì?
? Vì sao Ro-be làm như vậy?
? Nhận xét về hành động của Rô-be?
?Hành động của Rô-be đã có tác động như thế nào đến tác giả?
? Em đã bao giờ thất hứa với ai lần nào chưa? hãy kể lại? Sau lần thất hứa em có suy nghĩ gì không?
- Nhóm thảo luận:
? Kể những tấm gương có lòng tự trọng hoặc thiếu tự trọng xung quanh em hoặc trên sách bào?
? Tìm những từ ngữ biểu hiện tính tự trọng, thiếu tự trọng.
- Tổ nào tìm được những hành vi đúng giáo viên động viên, ghi điểm.
- Giáo viên hệ thống lại toàn bài rút ra nội dung bài học.
? Tự trọng là gì? Được biểu hiện như thế nào?
? Tự trọng có tác dụng gì?
Bài mới : Tự trọng
Một tâm hồn cao thượng
+ Rô-be là em bé mồ côi nghèo khổ
+ Hành động của Rô-be:
- Đi bán diêm - cầm đồng tiền vàng đi đổi lấy tiền lẻ để trả lại.
- Không đem trả lại được vì.
- Sai em mình là Sác-lây đến
Vì: - Để giữ đúng lời hứa của mình.
- Không muốn người khác nghĩ rằng vì nghèo phải nói dối để lấy tiền.
- Không muốn bị người khác coi thường xúc phạm đến danh dự và mất lòng tin ở mình.
- Là người có ‏‎ ý thức giữ gìn phẩm cách.
- Giữ đúng lời hứa bằng bất cứ giá nào.
- Biết tôn trọng mình và người khác.
- Tuy nghèo nhưng tâm hồn cao đẹp.
ị Tác giả khâm phục, qu‏‎ý trọng
- Đại diện các nhóm lên bảng viết các từ thể hiện hành vi tự trọng:
- Tự trọng: Cư xử đàng hoàng, đúng mực, giữ lới hứa, làm tròn nhiệm vụ
- Thiếu tự trọng:
Thất hứa, làm những việc xấu, thiếu trung thực, trốn tránh trách nhiệm, khộng làm tròn nhiệm vụ, nịnh trên, nạt dưới, xum xoe, luồn cúi, không xấu hổ, không ăn năn hối hận khi làm điều sai.
+ Giáo viên chốt lại:
Lòng tự trọng được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh từ cách ăn mặc đến cách cư xử với mọi người.
- Nội dung bài học:
+ Cho học sinh đọc để khắc sâu
+ Học sinh đọc một số câu tục ngữ, danh ngôn
* Luyện tập:
a, Biểu hiện tích tự trọng: hai hành vi đầu.
b. Cho học sinh làm vào phiếu học tập giáo viên thu lại.
D: Củng cố, dặn dò: Học bài, làm bài tập.
Ngày soạn: tháng 9 năm 2008
Ngày dạy: thánh 9 năm 2008
 tiết 4: Đạo đức và kỉ luật
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
	- Hiểu đạo đức bà kỉ luật, mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật, ý nghĩa của việc rèn luyện đạo đức và kỉ luật đối với mỗi người.
	- Rèn luyện học sinh biết tôn trọng kỉ luật và phê phán thói tự do vô kỉ luật.
	- Học sinh biết tự đánh giá, xem xét hành vi của một cá nhân hoặc một tập thể
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung các hoạt động
Giáo viên giới thiệu bài
- Tìm hiểu truyện đọc để dẫn dắt học sinh hiểu kỉ niệm
- Gọi học sinh đọc truyện
- Học sinh thảo luận (3 nhóm)
Câu hỏi phần gợi ‏‎ ý.
N1 câu a; N2:b; N3:c
- Cử đại diện nhóm trả lời à Nhóm khác nhận xét à giáo viên nhận xét
? Qua tìm hiểu trên em có nhận xét gì về anh hùng trong câu chuyện?
- Giáo viê ...  trong gia đình cần làm gì để xây dựng gia đình văn hoá? Liên hệ ở địa phương em?
Hoạt động 1:
- Các nhóm thảo luận (6 nhóm)
Ghi vào phiếu học tập - cử đại diện nhóm trả lời.
?Trong mỗi gia đình mỗi người đều có những thói quen và sở thích khác nhau, làm thế nào để có được sự hoà thuận trong gia đình?
Con cái có thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá không? Nếu có thì tham gia như thế nào?
? Vì sao xu-khôm-lin đứa con vào những đứa con?
Hoạt động 2: Giáo viên hệ thống rút ra nội dung bài học.
Hoạt động 3: Học sinh liên hệ cá nhân trong việc tham gia xây dựng gia đình văn hoá.
thái độ đối với kế hoạch hoá gia đình?
Bài mới:
?Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, đối với từng gia đình và toàn xã hội?
- Hạnh phúc, bình yên à xã hội văn minh, tiến bộ.
?Để xây dựng gia đình văn hoá mỗi người trong gia đình cần làm gì và tránh làm điều gì?
- Thực hiện tốt bổn phận và trách nhiệm của mình đối với gia đình, sống giản dị, lành mạnh. Tránh thú vui thiếu lành mạnh, tệ nạn xã hội
- Biết điều chỉnh mình, có nếp sống gia phong
- Có chia sẻ công việc với bố mẹ (việc phù hợp , vừa sức , ngoan ngoãn, học giỏi)
Ví dụ:
X-ki nói:  gia đình có thể phòng ngừa những con”?
Bài học ý c,d (cho học sinh đọc)
- Kế hoạch hoá gia đình là cần thiết, phê phán quan niệm lạc hậu thích nhiều con, trọng nam khinh nữ.
C: Củng cố, dặn dò:
	- Học sinh làm bài tập trong SGK.
	- Học bài, tìm hiểu tình hình địa phương về xây dựng gia đình văn hoá.
 Ngày soạn: / 11/ 2008
 Ngày dạy: /11/ 2008
 Tiết 13 Bài 10:
 Giữ gìn và phát huy 
 truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
A: Mục tiêu bài học: Giúp học sinh hiểu:
	- Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và ý nghĩa của nó; Hiểu bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
	- Rèn luyện học sinh ý thức biết trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
	- Học sinh phân biệt được truyền thống tốt đẹp và những tập tục lạc hậu cần xoá bỏ.
B: Các hoạt động dạy và học: 
	- ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra bài cũ:
	? Gia đình văn hoá là gì? Tiêu chuẩn gia đình văn hoá?
	Học sinh cần phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá.
Bài mới:
Hoạt động 1: Phân tích truyện nhằm giúp học sinh bước đầu hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ.
- Học sinh đọc truyện:
?Gia đình được kể trong truyện có truyền thống gì? (lao động)
- Phân nhóm học sinh thảo luận câu hỏi a, b (SGK)
Truyện kể từ trang trại
tìm hiểu truyện:
a, Anh và cha phát cây, cuốc đất, quyết tâm bắt đất sinh lời
“Tôi” ngày ngày mang cây bạch đàn
b, “Tôi” bắt đầu” sự nghiệp nuôi trồng 10 con gà con thành 10 con gài mái à đẻ trứng à bán trứng
Hoạt động 2: Học sinh liên hệ
? Em tự hào điều gì về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình?
Giáo viên chốt lại: nhiều gia đình dòng họ có truyền thống tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy.
? Em hiểu giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ là gì?
Giáo viên hệ thống rút ra nội dung bài học ý a
- Học sinh nêu được truyền thống của gia đình, dòng họ của mình.
( ví dụ: học tập, đạo đức, lao động)
à muốn phát huy trước hết phải hiểu truyền thống đó.
- Nối tiếp, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Nội dung bài học (ý a)
à Cho học sinh đọc để khắc sâu kiến thức.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm giúp học sinh hiểu ý nghĩa của truyền thống và cách giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.
? Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng đến mỗi con người trong gia đình, dòng họ như thế nào?
?Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ?
?Cần phải làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- Cho học sinh liên hệ bản thân đã làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình dòng họ?
? Em thử nêu một vài dự kiến sẽ làm gì?
- Giáo viên hệ thống à Rút ra nội dung bài học ý b, c.
? Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình , dòng họ có tác dụng gì? Học sinh cần phải làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp đó?
? Đọc một vài câu ca dao tục ngữ danh ngôn thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
( 3 nhóm - mỗi nhóm 1 câu)
Đại diện nhóm trả lời à Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, bổ sung, yêu cầu:
- Giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống hàng ngày.
- Để làm phong phú truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Sống lành mạnh, trong sạch, lương thiện, không làm điều gì xấu tổn hại đến danh dự gia đình, dòng họ.
Học sinh trả lời.
Nội dung bài học: ý b, c (SGK)
Chọ học sinh đọc để khắc sâu.
Hoạt động 4: Bài tập
a. Hướng dẫn học sinh về nhà thực hiện
b. Không đồng ý, hướng dẫn học sinh lí giải.
c. Không đồng ý với ý kiến 3,4, đồng ý với ý kiến khác.
d, đ. Hướng dẫn học sinh về nhà thực hiện.
C: Củng cố, dặn dò: - Học bài.
	 - Hoàn thiện các bài tập.
Ngày soạn: / 11/ 2008
Ngày dạy: / 11 / 2008
 Tiết 14 Bài 11:
 Tự tin
A: Mục tiêu bài học: Giúp học sinh hiểu:
	- Hiểu thế nào là tự tin và ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống, hiểu cách rèn luyện để trở thành con người có tính tự tin.
	- Hình thành ở học sinh tính tự tin vào bản thân và ý thức vươn lên, kính trọng những người có tính tự tin, ghét thói a dua, ba phải.
	- Giúp học sinh nhận biết được những biểu hiện tính tự tin ở bản thân và ở những người xung quanh, biết biểu hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong những công việc cụ thể của bản thân.
B: Các hoạt động dạy - học:
	- ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra bài cũ:
	? Thế nào là giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ? Nêu tác dụng của truyền thống gia đình, dòng họ?
	?Học sinh cần phảp làm gì để giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ?
Làm bài tập c, d.
Bài mới:
Hoạt động 1: Truyện đọc: Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xing-ga-po. Phân tích truyện nhằm giúp học sinh hiểu những biểu hiện của tính tự tin. 
Học sinh thảo luận:
Câu hỏi a, b, c phần gợi ý SGK
Yêu cầu cần nêu được:
a. Điều kiện hoàn cảnh vật chất thiếu thốn, không đầy đủ phương tiện à khó khăn.
b. Hà là học sinh giỏi toàn diện, thành thạo tiếng Anh.
c. Biểu hiện tự tin ở Hà:
Tin vào khả năng của mình, hành động một cách chắc chắn, cương quyết, dám nghĩ, dám làm
Giáo viên hệ thống rút ra nội dung bài học.
Hoạt động 2: Cho học sinh trao đổi những trải nghiệm của bản thân về tính tự tin của mình như thế nào?
	- Yêu cầu học sinh nhớ lại và kể cho cả lớp nghe về những trườgn hợp bản thân em đã hành động một cách tự tin. Nêu rõ những suy nghĩ, hành động của mình và kết quả công việc.
	- Học sinh kể những trường hợp bản thân thiếu tự tin, gặp khó khăn thì hoang mang, lúng túng, thiếu quyết tâm à hiệu quả công việc kém, hoặc thất bại
? Qua những mẩu chuyện vừa kể, em hiểu tự tin có tác dụng gì?
Nội dunbg bài học ý b. 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bằng cách phát triển kĩ năng nhận biết những biểu hiện của tính tự tin và kĩ năng ứng xử trước những tình huống đòi hỏi tính tự tin.
	- Chia học sinh thành 6 nhóm, thảo luận các câu hỏi sau:
? Tự tin khác với tự cao tự đại và khác với tự ti như thế nào?
? Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc , không cần nghe ai và không cần hợp tác với ai. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
? Trong hoàn cảnh nào con người cần có tính tự tin? Nêu ví dụ một tình huóng và cách ứng xử.
? Để có thể suy nghĩ và hành động một cách tự tin, con người cần có những phẩm chất và điều kiện gì?
- Học sinh cử đại diện trả lời à Nhận xét bổ sung.
Yêu cầu:
	+ Tự cao, tự đại, tự ti là những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực cần khắc phục.
	+ Tự tin cần dự hợp tác, giúp đỡ à có thêm sức mạnh, kinh nghiệm.
	+ Con người cần kiên trì, tích cực chủ động trong công việc không ngừng vươn lên, nâng cao nhận thức để có khả năng hành động một cách chắc chắn.
	- Giáo viên hệ thống các ý rút ra nội dung bài học ý c
? Chúng ta rèn luyện tính tự tin bằng cách nào?
Nội dung bài học ý c.
C: Củng cố, dặn dò: 
- Cho học sinh đọc toàn bộ nội dung bài học	
- Bài tập: b, đồng ý với: 1,3,4,5,6,8 các bài khác hướng dẫn học sinh làm
- Về nhà : Học bài làm hết bài tập.
Ngày 18 tháng 12 năm 2007
Tiết 15:
Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và các nội dung đã học
A: Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
	- Biết liên hệ những vấn đề đã học với tình hình thực tế địa phương.
	- Liên hệ bản thân với các phẩm chất đã học.
	- Củng cố cho học sinh những phẩm chất cao đẹp để biết rèn luyện.
B: Các hoạt động dạy và học:
	- ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra bài cũ: 
	?Tự tin là gì? Tự tin có tác dụng gì đối với con người? Cho ví dụ?
	? Tự tin khác với tự lập, tự lực như thế nào?
Hoạt động 1: Nhắc lại những phẩm chất về đạo đức đã học trong chương trình GDCD lớp 7
(Sống dản dị , trung thực, tự trọng, sống có kỉ luật, yêu thương con người, tôn sư trọng đạo, đoàn kết, tương trợ, khoan dung)
	- Nhắc lại một số khái niệm, tác dụng của những phẩm chất trên.
Hoạt động 2: Cho học sinh liên hệ những phẩm chất trên với tình hình thực tế địa phương.
	- Nhất là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên.
	- Cho học sinh thảo luận.
	Đại diện viết vào phiếu học tập.
	Các tổ cử đại diện lên trình bày. Học sinh khác nhận xét.
Giáo viên nhận xét, chốt ý kiến đúng phù hợp với thực tế từng địa phương.
Hoạt động 3: Cho học sinh tự liên hệ bản thân.
	Gọi một số học sinh liên hệ với một số phẩm chất trên.
C: Dặn dò học sinh: Tiếp tục tìm hiểu ở địa phương về các vấn đề đã học.
	Xây dựng hoạt cảnh.
Ngày 20 tháng 12 năm 2007
Tiết 18:
Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và các nội dung đã học.
A: Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
	- Tiếp tục hoàn thiện mục tiêu ở tiết 15.
B: Các hoạt động dạy và học:
	- ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh nhắc lại một số phẩm chất. 
(? Yêu thương con người là gì? Kỉ luật là gì?...)
Bài mới
Hoạt động 1: 
	Cho học sinh liên hệ về phẩm chất yêu thương con người, đoàn kết tương trợ ở địa phương (nơi mình ở như thế nào?)
	 Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét.
	Tuyên dương ý kiến liên hệ tốt.
Hoạt động 2: Liên hệ vấn đề chấp hành tính kỉ luật nơi địa phương em ở mọi người dân chấp hành như thế nào? (các quy định của thôn xóm đề ra)
	- Đánh giá chung.
	- Có thể kể một mẩu chuyện hoặc thể hiện bằng hoạt cảnh.
Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững nội dung các phẩm chất còn lại, biết liên hệ.
	- Cho một số nhóm lên thể hiện bằng hoạt cảnh (qua các mẩu chuyện xẩy ra ở địa phương)
	- Giáo viên nhận xét: Tuyên dương những nhóm thể hiện hoạt cảnh tốt.
C: Dặn dò về nhà: Ôn tập các bài đã học từ đầu năm lại nay.
tiết 16:
Ôn tập học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • doccdan.doc